Đối với các cơ quan cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 98 - 105)

6. Bố cục của luận văn

4.3.2. Đối với các cơ quan cấp tỉnh

- Đổi mới phƣơng pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nhân lực của các Sở, Ban ngành, các trung tâm, trƣờng đào tạo phát triển NNL, các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và công cụ nhằm khuyến khích phát triển nguồn nhân lực nhƣ: Cần có chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp

cho ngƣời lao động tại các khu vực đô thị hoá; xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển làng nghề, các khu chăn nuôi tập trung

- Quy hoạch lại mạng lƣới đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực cả về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu cho các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh và huyện Tiên Du

- Đầu tƣ cho giáo dục đào tạo từ ngân sách nhà nƣớc, có chính sách về đất đai phục vụ cho phát triển giáo dục-đào tạo. Đẩy nhanh các dự án xây dựng mới một số trƣờng Đại học, Cao đẳng chất lƣợng cao trên địa bàn.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp-xây dựng cơ bản,dịch vụ-thƣơng mại và nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; trong nội bộ từng nhóm ngành cũng cần chuyển dịch sâu nhƣ: trong nhóm ngành công nghiệp, cần phát triển các ngành ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trƣờng; sử dụng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao nhƣ công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa.

KẾT LUẬN

Sự nghiệp CNH-HĐH đang đƣợc đẩy mạnh, quá trình hội nhập quốc tế và khu vực đang đƣợc mở rộng, nền kinh tế tri thức với những yêu cầu cao về tiềm lực trí tuệ và khoa học công nghệ đang đặt ra những đòi hỏi lớn đối với các nguồn lực phát triển, trong đó nguồn nhân lực chiếm vị trí hàng đầu. NNL ngày nay đƣợc xem là yếu tố cơ bản năng động nhất, có vai trò quyết định nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững, cho nên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc nói chung, của huyện Tiên Du nói riêng, con ngƣời đƣợc đặt vào vị trí trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.

CNH-HĐH đƣợc coi là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này đòi hỏi phải có sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều điều kiện, nhiều nguồn lực, từ cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, nguồn nhân lực... Trong các nguồn lực có tính chất quyết định đối với sự thành công của CNH-HĐH là nguồn nhân lực con ngƣời, hơn bất kỳ nguồn lực nào khác, nguồn lực con ngƣời đóng góp vai trò quan trọng hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội ở nƣớc ta. Khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực con ngƣời là góp phần thực hiện thành công sự ngiệp CNH- HĐH đất nƣớc.

Việc tiến hành CNH-HĐH là để phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. Quá trình này cần những con ngƣời có trí thức, có sức khỏe, ngƣời lao động chất lƣợng cao. Song muốn có đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ cho CNH-HĐH chúng ta không thể có cách nào khác là phải đào tạo, tổ chức quản lý và phát huy nguồn lực con ngƣời theo những yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay. Vấn đề đặt ra là việc đầu tƣ phát triển giáo dục phải đi trƣớc việc đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội. Đó chính là sự lựa chọn có tính quyết định cho sự phát triển.

Tiên Du, vùng đất văn hiến và cách mạng, con ngƣời Tiên Du có nhiều phẩm chất vô cùng quý báu nhƣ: Đoàn kết, sáng tạo, cần cù, chịu khó, nhanh nhậy với cái mới. Song những bất cấp về mặt trí lực, thể lực làm cho ngƣời lao động khó khăn hơn để hội nhập vào trào lƣu phát triển của cơ chế thị trƣờng. Vì vậy, để hoàn thành sự nghiệp CNH- HĐH tất yếu cần phải phát triển giáo dục - đào tạo, phải ra sức đào tạo ngƣời lao động mới có đầy đủ những phẩm chất, năng lực trí tuệ theo yêu cầu mới của thời đại

Thực tế, nguồn nhân lực của Tiên Du nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung còn bộc lộ một số hạn chế và yếu kém: Lực lƣợng lao động tuy đông nhƣng yếu về chất lƣợng, chƣa đƣợc chuyên môn hoá, một bộ phận không nhỏ nguồn lao động chƣa có việc làm và thiếu việc làm, nhất là khu vực nông thôn. Công tác giáo dục đào tạo hiệu quả chƣa cao; chƣa có chiều sâu, mũi nhọn; chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao cho CNH-HĐH. Lực lƣợng cán bộ khoa học công nghệ thiếu, lực lƣợng lao động có trình độ chuyên môn cao chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Những yếu kém, bất cập này do nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Vấn đề cấp bách đặt ra là phải tìm cách khắc phục những yếu kém, xây dựng cho đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao, thực sự đáp ứng cho yêu cầu CNH-HĐH của huyện.

Giải pháp để phát triển nguồn nhân lực ở Tiên Du hiện nay là mở rộng quy mô đào tạo trên cơ sở đa dạng hóa các nguồn vốn, điều chỉnh cơ cấu đào tạo, đổi mới quan niệm về đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên gia thuộc các ngành, lĩnh vực trọng yếu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hƣớng CNH-HĐH, phấn đấu đến năm 2015 Tiên Du cơ bản trở thành huyện công nghiệp. Tích cực mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, có chính sách khuyến khích lợi ích vật chất cho ngƣời lao động; chú trọng tổ chức bố trí lực lƣợng lao động hợp lý; xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế, xã hội; đổi mới khoa học công nghệ ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH không chỉ là nhiệm vụ của toàn huyện nói chung mà còn là sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, mỗi ngƣời dân trong huyện. Song để thực hiện đƣợc nhiệm vụ này cần có sự quan tâm, chỉ đạo to lớn của Tỉnh uỷ-UBND tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh cả về vật chất lẫn tinh thần. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH là vấn đề có nội dung lớn liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong khuôn khổ của luận văn này không thể trình bày hết tất cả những nội dung về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề. Tiềm năng của mỗi con ngƣời, cũng nhƣ ngƣời dân Tiên Du là rất lớn. Quá trình tìm kiếm những mô hình, giải pháp nhằm khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng nguồn lực con ngƣời vẫn đang tiếp tục bằng sự nỗ lực của cộng đồng nói chung, ngƣời dân Tiên Du nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chỉ đạo điều tra lao động việc làm tỉnh Bắc Ninh (2004), Thực trạng lao

động - việc làm tỉnh Bắc Ninh năm 2004, Bắc Ninh

2. Ban Chỉ đạo điều tra lao động việc làm tỉnh Bắc Ninh (2005), Thực trạng lao

động - việc làm tỉnh Bắc Ninh năm 2005, Bắc Ninh.

3. Cục Thống kê Bắc Ninh (2004), Niên giám thống kê năm 2004, Bắc Ninh.

4. Cục Thống kê Bắc Ninh (2005), Số liệu thống kê chủ yếu năm 2005, Bắc Ninh. 5. Trần Thị Trung Chiến (2012), Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Báo nhân dân Online.

6. Nguyễn Thị Doan và Đỗ Minh Cƣơng (2006), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục

đại học Việt Nam, NXB khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Huyện uỷ Tiên Du (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Tiên Du lần thứ

XV, Tiên Du.

10. Huyện uỷ Tiên Du (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Tiên Du lần thứ

XVI, Tiên Du.

11. Nguyễn Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào CNH-HĐH, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Vũ Văn Hiền (2010), CNH-HĐH và vấn đề tam nông, Đài tiếng nói Việt Nam,

V.O.V Online.

13. Phạm Thành Nghị và Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt

Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

14. Sở Lao động Thƣơng binh Xã hội tỉnh Bắc Ninh (2004), Quy hoạch phát triển

nguồn nhân lực tỉnh Bắc Ninh đến 2010, Bắc Ninh.

15. Đỗ Quốc Sam (2006), Một số vấn đề về CNH – HĐH sau 20 năm đổi mới, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Sở Ngoại Vụ Đà Nẵng (2011), Nguồn nhân lực Việt Nam thực trạng và giải pháp, Đà Nẵng (30/09/2011).

17. Tỉnh ủy Bắc Ninh (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII, Bắc Ninh.

18. Trần Văn Tuý (2011), Bắc Ninh đẩy mạnh CNH-HĐH để bước bào chu kỳ phát triển mới, Tạp chí cộng sản số 829.

19. UBND tỉnh Bắc Ninh (2005), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020, Bắc Ninh.

20. UBND huyện Tiên Du, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

-xã hội huyện Tiên Du đến năm 2020, Tiên Du.

21. UBND huyện Tiên Du, Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội của UBND huyện từ

năm 2005-2011, Tiên Du.

22. UBND huyện Tiên Du, Báo cáo về tình hình phát triển doanh nghiệp trên địa

bàn giai đoạn 2006-2011 định hướng phát triển đến năm 2020, Tiên Du 23. UBND huyện Tiên Du (2007), Niên gián thống kê, Tiên Du.

BỘ LAO ĐỘNG - THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG, TIỀN LƢƠNG

VÀ NHU CẦU LAO ĐỘNG TRONG CÁC LOẠ HÌNH DOANH NGHIỆP NĂM 2012

Phiếu NLĐ

PHIẾU PHỎNG VẤN NGƢỜI LAO ĐỘNG

Số thứ tự Doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp...

1.Họ và tên ngƣời trả lời phỏng vấn………..

1.1.Giới tính (nam=1;nữ=2)………

1.2.Năm sinh:……….

2.Đại chỉ nơi sinh sống của ngƣời trả lời phỏng vấn 2.1.Tỉnh/Thành phố:………..

(ĐVT không ghi) 2.2.Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh:………..

(ĐVT không ghi) 2.3.Xã/Phƣờng/Thị trấn (xã=1;phường/thị trấn=2)………………

3.Hiện tại, ở doanh nghiệp này ông/bà là? (Khoanh tròn vào mã trả lời) 1.Vừa là ngƣời lao động vừa là cổ đông 2.Chỉ là ngƣời lao động hƣởng lƣơng 4.Chức vụ/chức danh của ông/bà hiện nay trong doanh nghiệp (Khoanh tròn vào mã trả lời) 1.Tổng giám đốc/Giám đốc 2.Phó tổng giám đốc/Phó giám đốc 3.Kế toán trƣởng 4.Trƣởng phòng/ban và tƣơng đƣơng 5.Phó trƣởng phòng/ban và tƣơng đƣơng 6.Khác (Ghi cụ thể)………..

Ngày ….. tháng….. năm 2012 Ngày ….. tháng….. năm 2012

Điều tra viên Ngƣời trả lời phỏng vấn

BỘ LAO ĐỘNG - THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƢƠNG ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG, TIỀN LƢƠNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NĂM 2012

Phiếu DN Số thứ tự phiếu

PHIẾU ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG, TIỀN LƢƠNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NĂM 2012

1. Tên doanh nghiệp:………..

2. Điện thoại:………../………Fax……….. Email:………

3. Địa điểm doanh nghiệp (văn phòng chính):

- Tỉnh/Thành phố:………..

(ĐVT không ghi)

- Huyện/Quận/Thị xã/thành phố thuộc tỉnh:………..

- Xã/Phƣờng/Thị trấn (xã =1; phường/thị trấn =2)……… (ĐVT không ghi)

- Số nhà/Đƣờng phố (thôn/xóm)……….

4. Năm thành lập doanh nghiệp:

5. Ngành sản xuất - Kinh doanh chính của Doanh nghiệp (Chỉ ghi 1 ngành sản xuất kinh doanh)

………

(Mã ngành cấp 2 - ĐVT không ghi)

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 98 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)