Kinh nghiệm một số nước phát triển trên thế giới

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 37 - 39)

6. Bố cục của luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm một số nước phát triển trên thế giới

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Mỹ trong phát triển nguồn nhân lực

Tại Mỹ, với một chiến lƣợc dài hạn, kinh phí cho giáo dục đại học của Mỹ đến từ các nguồn khác nhau, nhƣ các công ty, tổ chức nhà nƣớc, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, nhà từ thiện... Nguồn kinh phí dồi dào mang lại cho các trƣờng khả năng xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, thuê giảng viên giỏi cũng nhƣ xây dựng quỹ hỗ trợ sinh viên. Trong giáo dục đại học ở Mỹ, tính cạnh tranh giữa các trƣờng rất khốc liệt. Nếu sinh viên vào đƣợc các trƣờng đại học tốt, nổi tiếng và học giỏi, cơ hội có việc làm sẽ tăng lên rất nhiều.

Để phát triển nguồn nhân lực, Mỹ rất coi trọng môi trƣờng sáng tạo và khuyến khích phát triển nhân tài, bồi dƣỡng và thu hút nhân tài trong nhiều lĩnh vực. Chiến tranh thế giới thứ hai đã mang lại cho Mỹ - nƣớc duy nhất trên thế giới, cơ hội thu hút nguồn chất xám rất lớn, đó là rất nhiều các nhà khoa học, bác học giỏi từ châu Âu và nhiều nƣớc khác đã nhập cảnh vào Mỹ. Thực tế này trả lời cho câu hỏi, tại sao hiện nay Mỹ là một trong những nƣớc có nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản trong phát triển nguồn nhân lực

Ở châu Á, Nhật Bản là một trong những nƣớc đi đầu trong phát triển nguồn nhân lực. Xuất phát từ việc xác định rằng, nƣớc Nhật nghèo tài nguyên thiên nhiên, để phát triển, chỉ có thể trông chờ vào chính mỗi ngƣời dân Nhật Bản, Chính phủ nƣớc này đã đặc biệt chú trọng tới giáo dục - đào tạo, thực sự coi đây là quốc sách hàng đầu. Theo đó, chƣơng trình giáo dục đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc; tất cả học sinh trong độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi đƣợc học miễn phí. Nhật Bản cũng là một trong số các quốc gia phát triển trên thế giới với tỷ lệ ngƣời mù chữ thực tế bằng không và 72,5% số học sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, một con số ngang hàng với Mỹ và vƣợt trội một số nƣớc châu Âu. Đặc biệt, Nhật Bản rất chú trọng giáo dục đạo đức và phát huy tính sáng tạo cho học sinh. Trong khi nhiều nƣớc trên thế giới quan niệm rằng nội dung giáo dục đạo đức cần tập trung đào luyện những phẩm chất cơ bản của nhân cách nhƣ tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác... thì triết lý giáo dục đạo đức của Nhật Bản đƣợc nêu trong chƣơng trình khung quốc gia thông qua 6 tiêu chí sau:

(1) Tinh thần tôn trọng nhân phẩm và lòng yêu quý cuộc sống. (2) Nhiệt tâm kế thừa và phát triển văn hóa truyền thống. (3) Nhiệt tâm phát triển một đất nƣớc và xã hội dân chủ.

(4) Ý thức đóng góp cho sự phát triển của một xã hội quốc tế thanh bình. (5) Khả năng tự quyết định.

(6) Ý thức đạo đức.

Chính những điều này đã biến nền giáo dục Nhật Bản trở thành một trong những nền giáo dục tốt nhất thế giới, tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp của đất nƣớc Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại.

1.4.1.3. Kinh nghiệm của Singapore trong phát triển nguồn nhân lực

Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore đƣợc coi là hình mẫu về phát triển

NNL.Thực tế đã minh chứng, quốc gia nhỏ bé này đã rất thành công trong việc xây

dựng một đất nƣớc có trình độ dân trí cao và hệ thống giáo dục phát triển hàng đầu châu Á. Hệ thống giáo dục của nƣớc này rất linh hoạt và luôn hƣớng đến khả năng, sở thích cũng nhƣ năng khiếu của từng học sinh nhằm giúp các em phát huy cao nhất tiềm năng của mình. Bên cạnh việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học - công nghệ mới vào giảng dạy, chƣơng trình đào tạo của Singapore luôn chú trọng vào giáo dục nhân cách, truyền thống văn hóa dân tộc.

Chủ trƣơng thu hút sinh viên quốc tế đến học tập, Chính phủ Singapore miễn xét thị thực cho du học sinh quốc tế, không đòi hỏi phải chứng minh tài chính, chi phí học tập vừa phải, môi trƣờng học tập hiện đại, các ngành nghề đào tạo đa dạng... Nhà nƣớc Singapore chỉ đầu tƣ vào rất ít trƣờng công lập để có chất lƣợng mẫu mực, có chính sách tín dụng thích hợp để thu hút đào tạo nhân tài. Đối với khối ngoài công lập, Chính phủ tạo điều kiện để phát triển, khuyến khích việc liên thông, liên kết với nƣớc ngoài, mời gọi các đại học quốc tế đặt chi nhánh...

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)