Định hướng phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện Tiên Du

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 79 - 80)

6. Bố cục của luận văn

4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện Tiên Du

4.1.1.1. Mục tiêu phát triển - Về kinh tế:

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 12,3 - 14%/năm trong đó công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng 13 - 15%/năm; dịch vụ tăng trên 13%/năm ; nông- lâm- thuỷ sản tăng trên 3%/năm.

Giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 11,4 - 13%/năm trong đó công nghiệp, xây

dựng cơ bản tăng trên 11,8 - 13 %/năm; dịch vụ tăng trên 12,3 -14,5%/năm và nông- lâm- thuỷ sản tăng trên 2%/năm.

GDP bình quân đầu ngƣời (theo giá hiện hành) năm 2015 đạt 84 triệu đồng và đến năm 2020 đạt trên 120 triệu đồng.

- Về xã hội

Dân số của huyện đến năm 2015 và năm 2020 vào khoảng 131 và 137 nghìn ngƣời tƣơng ứng. Tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân của huyện giai đoạn 2011-2015 khoảng 0,98%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 không quá 0,9%/năm.

Giải quyết việc làm cho khoảng 2000 - 3000 ngƣời mỗi năm. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 45% và đến năm 2020 đạt trên 60%. Đến năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp thành thị dƣới 3%.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm 1,0-1,5%/năm (theo tiêu chí năm 2005).

Tỷ lệ số hộ đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh đạt trên 90% và đến năm 2020 đạt 100%.

Giảm tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở trẻ em dƣới 5 tuổi xuống dƣới 15%, đến năm 2020 xuống dƣới 10%.

Đến năm 2020, 100% các trƣờng đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2 100% thôn xã và huyện có đủ các thiết chế văn hoá

4.1.1.2. Các khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Du

Để Tiên Du đạt tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và bền vững trong thời kỳ quy hoạch, các khâu đột phá chủ yếu là:

(1) Cùng với Tỉnh tập trung hoàn chỉnh và hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các trục giao thông chính trên địa bàn huyện và kết nối huyện với mạng lƣới giao thông của tỉnh và vùng; xây dựng trung tâm thƣơng mại huyện, củng cố và mở rộng mạng lƣới chợ nông thôn tạo môi trƣờng thuận lợi cho lƣu thông hành hoá; xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển các tuyến, điểm du lịch. Hoàn thành kết cấu hạ tầng KCN, cụm công nghiệp trƣớc năm 2015.

(2) Tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, gia trại, nuôi trồng và khai thác thủy sản theo hƣớng nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao. Hình thành một số vùng sản xuất lúa, rau, chăn nuôi lợn, bò, gia cầm, hoa quả đặc sản, cây cảnh.. . với qui mô thích hợp và chất lƣợng cao cung cấp thị trƣờng cao cấp và xuất khẩu. Củng cố và phát triển mạnh dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch và phát triển làng nghề.

(3) Phát triển mạnh các hình thức đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu giải quyết việc làm trong huyện và xuất khẩu lao động.

(4) Tiếp tục cải cách hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu phân cấp ngày càng cao cho cấp huyện. Tạo môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng để thu hút mạnh đầu tƣ vào địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 79 - 80)