Đánh giá chung về tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trong quá

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 50 - 53)

6. Bố cục của luận văn

3.1.3. Đánh giá chung về tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trong quá

quá trình phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH – HĐH trên địa bàn huyện

3.1.3.1. Về thuận lợi

- Có vị trí địa lý gần thủ đô Hà Nội, nằm giữa mạng lƣới các đồ thị vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là khu vực phát triển năng động, có điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Có thị trƣờng lớn là thủ đô Hà Nội và các khu đô thị, khu công nghiệp của tỉnh là điều kiện thuận lợi để công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh gắn với phát triển của vùng đô thị Hà Nội.

- Có mạng lƣới kết cầu hạ tầng đều khắp, tƣơng đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là mạng lƣới giao thông, có các tuyến đƣờng quan trong nhƣ QL1B, đƣờng tỉnh lộ 295B, tỉnh lộ 38, đƣờng sắt, đƣờng sông, có quỹ đất để phát triển đô thị, công nghiệp và các ngành sản xuất, dịch vụ khác.

- Điều kiện tự nhiên cho phép Tiên Du để phát triển kinh tế đa dạng và tổng hợp,

đòi hỏi phải có một lực lƣợng nhân lực đủ lớn, đa ngành, đa nghề với chất lƣợng

cao mới có thể khai thác hết mọi tiềm năng về tự nhiên của huyện.

- Kinh tế phát triển, Tiên Du có nguồn lực để đầu tƣ, phát triển nguồn nhân lực, nhất là trong lĩnh vực đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực.

- Có điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội.

- Là miền quê có nhiều di tích lịch sử với các lễ hội và sinh hoạt văn hóa dân gian nổi tiếng nhƣ hội Lim, lại rất gần trung tâm du lịch lớn là Hà Nội nên có nhiều lợi thế để phát triển nhiều loại hình du lịch, nhất là du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. - Có nguồn nhân lực dồi dào, có nhiều ngành nghề truyền thống, nên nhân lực Tiên Du có thể phát triển theo hƣớng tự đào tạo, nhân cấy và truyền nghề cho nông thôn. - Tiên Du cũng đã có một số mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả, là tiền đề để nhân rộng và phát triên nhƣ chế biến nông sản, sản xuất giấy, chăn nuôi trang trại, hàng thủ công mỹ nghệ thêu ren, đồ gỗ, mây tre đan.... góp phần phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, dựa trên cơ sở truyền nghề, kèm cặp...

3.1.3.2. Về hạn chế

- Kinh tế của Tiên Du tuy đã đạt tốc độ tăng trƣởng khá nhƣng thiếu bền vững. Chƣa có các sản phẩm chủ lực, sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ chƣa cao; tỷ lệ đô thị hóa còn thấp. Quy mô sản xuất của các ngành kinh tế còn nhỏ bé, chƣa có những công trình then chốt tạo ra đƣợc sự bứt phá để đẩy nhanh việc phát triên kinh tế - xã hội. Cơ cấu ngành, vùng và các thành phần kinh tế chƣa rõ nét, chƣa chuyên sâu. Thị trần và các trung tâm kinh tế cụm xã chƣa có sức hút, thiếu năng lực cạnh tranh, tích lũy nội bộ thấp, thiếu vốn đầu tƣ cho phát triển.

- Chuyển dịch cơ cầu nội bộ ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản còn chậm. Tuy năng suất, chất lƣợng, hiệu quả năng suất đƣợc nâng lên một bƣớc, việc sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới vẫn còn hạn chế; chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi chƣa mạnh mẽ; phát triển thủy sản chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, chăn nuôi

chƣa có bƣớc đi lâu dài và vững chắc; chƣa gắn kết sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản với các cơ sở chế biến để làm tăng cao giá trị sản phẩm.

- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tuy đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao song chƣa tạo đƣợc bƣớc đột phá cho nền kinh tế của huyện. Chƣa có các cơ sở công nghiệp then chốt, mang tính nền tảng, tiểu thủ công nghiệp phát triển ở mức thấp, ngành nghề nông thông chƣa đƣợc mở rộng. Khả năng ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong các ngành kinh tề và trong đời sống chƣa cao.

- Thƣơng mại, dịch vụ chƣa tạo đƣợc chuyển biến lớn, du lịch có tiềm năng nhƣng chƣa đƣợc đầu tƣ khai thác. Các hoạt động kinh tế, kinh doanh thƣơng mại diễn ra chƣa sôi động. Sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa còn thấp, chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu hàng hóa... thị trƣờng còn trầm lặng, giao thƣơng trong thị trƣờng nội địa là chính, khả năng vƣơn lên ra bên ngoài còn yếu.

- Chất lƣợng mạng lƣới kết cầu hạ tầng của huyện đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp song còn nhiều bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sản xuất và phục vụ đời sống của nhân dân.

- Tồn tại một số vấn đề xã hội gắn với quá trình độ thị hóa: Đất nông nghiệp bị thu hẹp do chuyển đổi sang đất công nghiệp, đào tạo và chuyển đổi nghề nghiệp cho ngƣời dân gặp nhiều khó khăn, việc thu hút lao động ở những địa phƣơng bị mất đất nông nghiệp vào làm việc trong các khu công nghiệp trên địa bàn còn quá ít, tình trạng lao động nông thôn thiếu việc làm phải bỏ quê ra thành phố tìm kiếm cơ hội làm việc đang diễn ra.

- Chất lƣợng nguồn nhân lực còn hạn chế, thiếu đội ngũ lao động khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề. Trình độ, năng lực quản lý của một bộ phận cán bộ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ phát triển nhanh của nền kinh tế trong thời kỳ mới. Tình trạng thiếu việc làm vẫn là vấn đề gay gắt, nhất là trong thanh niên. Lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động xã hội, chất lƣợng lao động chƣa cao.

- Việc phát huy nguồn lực con ngƣời thời gian qua ở Tiên Du vẫn chƣa hiệu quả, còn nhiều bất cập nhƣ: Tiền lƣơng cho ngƣời lao động còn quá thấp, không đủ tái sản xuất ra sức lao động của con ngƣời; một số chính sách chƣa thỏa đáng, thiếu công bằng đối với đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ các phòng ban chuyên môn cấp huyện, cán bộ cơ sở nhƣ: cán bộ các Ban đảng đƣợc hƣởng phụ cấp 55%, trong khi đó cán bộ khối chính quyền chỉ đƣợc hƣởng 25% phụ cấp công vụ, thậm chí một số

đơn vị sự nghiệp nhƣ: Đài phát thanh, Phòng giáo dục - đào tạo, Phòng văn hóa .... không đƣợc hƣởng phụ cấp công vụ. Huyện chƣa có chính sách kịp thời để sử dụng nhân tài, nhất là cán bộ hành chính sự nghiệp đã làm cho nhân tài ngày càng mai một, “chất xám” chảy máu ra ngoài tỉnh....

- Mật độ dân số cao, bình quân đất đầu ngƣời thấp, tốc độ tăng dân số còn cao, gây sức ép về giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội khác.

- Đời sống nhân dân tuy có đƣợc cải thiện nhƣng còn một bộ phận dân cƣ có thu nhập thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Tệ nạn xã hội còn gia tăng phức tạp.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)