Bố trí, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 35 - 36)

6. Bố cục của luận văn

1.3.4.Bố trí, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực

Bố trí, sử dụng nguồn nhân lực là quá trình thu hút và phát huy lực lƣợng lao động xã hội vào hoạt động xã hội nhằm tạo ra của cải vật chất và văn hoá đáp ứng nhu cầu của xã hội và mỗi thành viên trong xã hội. Bố trí, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực không chỉ là mức độ thu hút lao động sản xuất xã hội mà còn thể hiện ở trình độ phát huy mọi tiềm năng sẵn có của mọi lực lƣợng lao động trong quá trình hoạt động. Thực tiễn cho thấy, sự tồn tại, phát triển của một tổ chức, có nhiều điều kiện dàng buộc nhƣng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào con ngƣời hay nguồn nhân lực của tổ chức. Để có đƣợc nguồn nhân lực đó không cách nào khác tổ chức đó phải tiến hành tuyển dụng lao động và quản lý sử dụng nguồn nhân lực đó một cách hiệu quả.

Quá trình bố trí, sử dụng NNL ở nƣớc ta bao gồm nhiều vấn đề nhƣ: Tạo việc làm, phân bố sử dụng hợp lý lực lƣợng lao động, phát huy tiềm năng trí tuệ và yếu tố tinh thần dân tộc, tạo ra những kích thích và động lực của lao động để đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng và hiệu quả. Để khơi dậy và phát huy tiềm năng con ngƣời nói chung, việc sử dụng NNL phải đƣợc tiến hành đồng bộ từ giáo dục - đào tạo, phổ cập nghề, chuẩn bị cho ngƣời lao động bƣớc vào cuộc sống lao động đến vấn đề tự do lao động và đựơc hƣởng thụ xứng đáng giá trị lao động đến vấn đề đào tạo NNL. Trong đó giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng NNL là cơ sở, điều kiện để sử dụng NNL có hiệu quả. Sử dụng có hiệu quả NNL sẽ tạo điều kiện mở rộng, cải thiện môi trƣờng đào tạo tốt hơn để nâng cao chất lƣợng NNL. Ở các nƣớc khác

nhau, NNL đƣợc biểu hiện ra là nguồn lao động bao gồm toàn bộ những ngƣời lao động đang có khả năng phục vụ cho xã hội. Trong nguồn lao động đó có những ngƣời đã qua đào tạo và cả những ngƣời chƣa đƣợc đào tạo; những ngƣời lao động sản xuất kinh doanh, nhà quản lý, khoa học, những ngƣời làm công tác dịch vụ, văn phòng... Từ khía cạnh này có thể hiểu nội dung bố trí, sử dụng NNL, trƣớc hết bao hàm việc phân bố hợp lý, khai thác sử dụng hết lực lƣợng lao động, giải quyết việc làm cho mọi ngƣời có nhu cầu làm việc và sử dụng các biện pháp kích thích hiệu quả đến nguồn lao động; kết hợp khai thác sử dụng với đào tạo bồi dƣỡng NNL để nâng cao hiệu quả sử dụng, nâng cao chất lƣợng việc làm và tăng quỹ thời gian lao động đƣợc sử dụng. Trên cơ sở đó làm tăng thu nhập góp phần cải thiện chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời lao động. Sự thành công của CNH - HĐH ở nƣớc ta nói chung và từng địa phƣơng nói riêng không chỉ phụ thuộc vào số lƣợng và chất lƣợng NNL mà còn phụ thuộc vào sử dụng hợp lý và hiệu quả; đặc biệt là khai thác hiệu quả NNL đã qua đào tạo.

Bố trí, sử dụng hợp lý NNL dựa trên cơ sở năng lực và phân tích công việc, xây dựng định mức các chức danh. Sử dụng các phƣơng pháp khoa học để xây dựng hệ thống định mức lao động, các tài liệu mô tả công việc để xây dựng từng chức danh một cách chính xác, kịp thời, khách quan làm căn cứ cho việc bố trí công việc và đánh giá kết quả làm việc của ngƣời lao động. Tổ chức xây dựng, hoàn chỉnh và trình duyệt hệ thống tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ để làm cơ sở xác định nhu cầu sử dụng lao động. Chấn chỉnh việc định mức lao động, bảo đảm định mức lao động đƣợc xây dựng hợp lý làm cơ sở cho việc xác định mức chi trả tiền lƣơng một cách đúng đắn, phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng đơn vị, doanh nghiệp.

Hoàn thiện quy hoạch đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, nhân lực. Hệ thống quy hoạch cán bộ phải đƣợc xây dựng trên cơ sở căn cứ khoa học, có giải pháp hiệu quả để thực hiện một cách nhất quán và linh hoạt.

Tóm lại, việc sử dụng NNL trong điều kiện hiện nay phải tính tới tất cả các vấn đề: sử dụng lao động, phân bố hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng và bồi đắp NNL…

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 35 - 36)