6. Bố cục của luận văn
1.3.3. Đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
1.3.3.1. Khái quát về công tác đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
a. Khái niệm
Đào tạo là quá trình cung cấp các kỹ năng cụ thể cho các mục tiêu cụ thể. Hiểu theo cách khác, đào tạo là những cố gắng của tổ chức đƣợc đƣa ra nhằm thay đổi hành vi và thái độ của nhân viên để đáp ứng các yêu cầu về hiệu quả của công việc.
Phát triển là quá trình chuẩn bị và cung cấp những năng lực cần thiết cho tổ chức trong tƣơng lai. Hiểu cách khác, Phát triển là bao gồm các hoạt động nhằm chuẩn bị cho nhân viên theo kịp với cơ cấu tổ chức khi nó thay đổi và phát triển.
Đào tạo là một quá trình có hệ thống nhằm nuôi dƣỡng việc tích lũy các kỹ năng, những quy tắc, hành vi hay thái độ dẫn đến sự tƣơng xứng tốt hơn giữa những đặc điểm của nhân viên và yêu cầu của công việc.
Phát triển là quá trình lâu dài nhằm nâng cao năng lực và động cơ của nhân viên để biến họ thành những thành viên tƣơng lai quý báu của tổ chức. Phát triển không chỉ gồm đào tạo mà còn cả sự nghiệp và những kinh nghiệm khác nữa.
b. Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những biện pháp tích cực tăng khả năng thích ứng của tổ chức trƣớc sự thay đổi của môi trƣờng. Đào tạo và phát triển cung cấp cho tổ chức nguồn nhân lực chất lƣợng cao góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh. Đào tạo đƣợc coi là một vũ khí chiến lƣợc của tổ chức nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trƣớc các đối thủ.
Đào tạo và phát triển góp phần thực hiện tốt chiến lƣợc chung về nguồn nhân lực của một tổ chức và cao hơn là chiến lƣợc chung về nguồn nhân lực của quốc gia.
Ngày nay, đào tạo đƣợc coi nhƣ một khoản đầu tƣ vào nguồn vốn nhân lực của tổ chức. Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả của những nhân viên mới đƣợc đào tạo ngang bằng với những nhân viên có kinh nghiệm, đồng thời đào tạo sẽ tạo ra một nguồn năng lực hiện tại và tƣơng lai cho tổ chức. Ngày càng có nhiều bằng chứng, chứng tỏ rằng việc đầu tƣ cho đào tạo gắn liền với khả năng sinh lợi lâu dài và bền vững cho tổ chức.
1.3.3.2. Tổ chức đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
a. Giai đoạn đánh giá nhu cầu
Cần phải đánh giá nhu cầu để loại trừ những chƣơng trình đào tạo không thích hợp, để nhận biết những nhu cầu đào tạo thích hợp còn chƣa đƣợc đáp ứng và để xác định mục tiêu đào tạo cho các chƣơng trình đƣợc vạch ra. Xác định nhu cầu đào tạo là xác định khi nào, ở bộ phận nào cần phải đào tạo, đào tạo kỹ năng nào, cho loại lao động nào, bao nhiêu ngƣời. Đỉnh điểm của giai đoạn đánh giá là thiết lập các mục tiêu, cụ thể hóa mục đích của đào tạo và năng lực mong muốn ngƣời nhân viên phải có sau khi hoàn tất chƣơng trình đào tạo.
b. Giai đoạn đào tạo
Một khi chuyên gia đào tạo đã xác định nhu cầu đào tạo và chuẩn bị các mục tiêu hành vi, bƣớc kế tiếp là xây dựng chƣơng trình đào tạo thích hợp nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra. Điều này đƣợc hoàn tất bằng cách lựa chọn phƣơng pháp đào tạo và phát triển các tài liệu đào tạo nhằm truyền tải kiến thức và kỹ năng đƣợc xác định trong các mục tiêu thuộc về hành vi. Điều không kém phần quan trọng là làm thế nào để những ngƣời học hiểu đƣợc các nguyên tắc học. Các nguyên tắc này là cơ sở để thiết kế một chƣơng trình đào tạo hiệu quả.
Để xây dựng một chƣơng trình đào tao cần lựa chọn phƣơng pháp, phƣơng tiện đào tạo và đội ngũ giáo viên cho phù hợp với mục tiêu và đối tƣợng đào tạo. Có rất nhiều phƣơng pháp đào tạo và phát triển đƣợc sử dụng tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Một chƣơng trình đào tạo không thể đƣợc triển khai có hiệu quả nếu thiếu những giáo viên có khả năng. Đội ngũ giáo viên có thể từ các nguồn:
+ Nguồn bên ngoài, mời các chuyên gia, các nhà quản lý có kinh nghiệm.
+ Nguồn bên trong, quan trọng là phải chọn đúng ngƣời và cung cấp cho họ những thông tin cần thiết.
c. Dự trù kinh phí đào tạo
- Những chi phí về học tập, chi phí phải trả trong quá trình ngƣời lao động học việc, những khoản tiền chi cho ngƣời lao động, chi phí về nguyên vật liệu dùng trong học tập…
- Giá trị bán hàng hóa do gia công không đúng khi thực tập, giá trị sản lƣợng bị giảm xuống do hiệu quả làm việc thấp của học sinh, sinh viên học nghề…
- Những chi phí về đào tạo nhƣ: Tiền lƣơng của những ngƣời quản lý trong thời gian họ quản lý bộ phận học việc, tiền thù lao cho giáo viên hay những nhân viên đào tạo và bộ phận giúp việc của họ, chi phí bất biến và chi phí khả biến của một trung tâm đào tạo (tiền điện, nƣớc, điều kiện lao động khác…), chi phí cho dụng cụ giảng dạy nhƣ: Máy chiếu, tài liệu, sách, bài kiểm tra, chƣơng trình học tập. Những khoản phải trả thù lao cho cố vấn, cho các tổ chức liên quan và bộ phận bên ngoài khác.