Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với Tiên Du

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 42 - 105)

6. Bố cục của luận văn

1.4.3.Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với Tiên Du

Từ thực tiễn của tỉnh và thị xã Từ Sơn, là thị xã đƣợc thành lập từ ngày 1 tháng 9 năm 1999 từ huyện Từ Sơn, trên cơ sở huyện Tiên Sơn cũ chia tách thành hai huyện Tiên Du và Từ Sơn. Vì vậy có những điểm tƣơng đồng về điều kiện địa lý, tự nhiên, xuất phát điểm về điều kiện kinh tế - xã hội…cho nên việc phát triển nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện thực tế của Tiên Du có ý nghĩa hết sức quan trọng và cũng là yêu cầu bức thiết hiện nay.

- Thứ nhất, cần xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa , hội nhập kinh tế quốc tế. Đây không chỉ là trách nhiệm của các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách của huyên, mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của mỗi công dân Tiên Du. “Bản thân ngƣời học phải tự thay đổi chính mình. Cần xác định mục tiêu và định hƣớng nghề nghiệp cụ thể, lâu dài...”, từ đó tập trung tích lũy và xây dựng kho kiến thức, kỹ năng cần thiết cho bản thân.

- Thứ hai, quán triệt sâu sắc mục tiêu của giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực là phải hƣớng đến thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực Tiên Du thời kỳ 2011- 2020. Đó là phát triển nguồn nhân lực toàn diện: Cả thể lực, trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức; có năng lực tự học, tự đào tạo, năng động, chủ động, tự lực, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng nhanh, chủ động trong môi trƣờng sống và làm việc, phấn đấu đƣa nhân lực Tiên Du trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để thực hiện CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.

- Thứ ba, đổi mới mạnh mẽ nội dung và phƣơng pháp giáo dục, đào tạo. Nội dung giáo dục phải toàn diện cả dạy chữ, dạy nghề, dạy ngƣời. Cần quan tâm hơn đến giáo dục phẩm chất đạo đức làm ngƣời, giáo dục lòng yêu nƣớc và ý thức làm chủ của ngƣời lao động, tinh thần trách nhiệm và lƣơng tâm nghề nghiệp; tinh thần đồng đội, hợp tác trong công việc, chí tiến thủ và độc lập sáng tạo và tính trung thực của ngƣời lao động. Do đó, phải chuẩn hóa chƣơng trình và giáo trình đào tạo đảm

bảo phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xã hội. Tăng việc rèn luyện phƣơng pháp tƣ duy, năng lực độc lập sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn và khả năng tự đào tạo, bồi dƣỡng và tự hoàn thiện của mỗi cá nhân ngƣời lao động để thích nghi với sự biến đổi nhanh chóng của hiện thực xã hội. Đƣa công nghệ thông tin mới vào trong mọi bậc học, khắc phục tệ nạn nhồi nhét kiến thức, giáo điều, xa rời thực tiễn.

- Thứ tư, đầu tƣ kinh phí hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục và đào tạo, cả nhân lực, vật lực và tài lực, để đƣa ngành giáo dục đào tạo khỏi tình trạng chậm phát triển so với khu vực và thế giới, thực hiện đúng tinh thần “giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu”.

- Thứ năm, phát hiện, bồi dƣỡng và trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực cần đi đôi với xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị của con ngƣời trong thời đại hiện nay nhƣ trách nhiệm công dân, tinh thần học tập, trau dồi tri thức; có ý thức và năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội; sống có nghĩa tình, có văn hóa, có lý tƣởng. Đây cũng là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung và ngƣời dân Tiên Du nói riêng, rất cần đƣợc tiếp tục phát huy trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là đối với thế hệ trẻ.

- Thứ sáu, phát triển nguồn nhân lực phải gắn với nâng cao chất lƣợng chăm sóc sức khỏe ngƣời dân, bảo đảm an sinh xã hội. Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt và yêu cầu cƣờng độ lao động cao.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂNNGUỒN NHÂN LỰC PHỤC

VỤ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH trên địa bàn huyện Tiên Du hiện nay nhƣ thế nào?

- Tiên Du đã làm gì để phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH những năm qua?

- Công tác phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Tiên Du đã gặt hái đƣợc những thành công gì? Nguyên nhân của những thành công đó?

- Công tác phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Tiên Du có những bất cập, hạn chế gì? Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó là gì?

- Những khó khăn, thuận lợi trong việc phát triển nguồn nhân lƣc trên địa bàn huyện Tiên Du? Vấn đề đặt ra là gì?

- Cần những giải pháp nào để công tác phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Tiên Du đạt hiệu quả hơn, tốt hơn trong thời gian tới?

- Tiên Du có kiến nghị nghị gì với cấp trên về việc phát triển nguồn nhân lực của huyện hay không?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Khung phân tích

Để phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH trên địa bàn huyện Tiên Du trong thời gian tới, khung phân tích của luận văn phải đảm bảo trên cơ sở lý luận và thực tiễn chung, phân tích đánh giá toàn bộ thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH trên địa bàn huyện Tiên Du trong thời gian vừa qua, rút ra những ƣu điểm, nhƣợc điểm, những hạn chế, tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân của chúng, từ đú đề ra những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH trên địa bàn huyện Tiên Du. Theo đó, khung nghiên cứu đƣợc thể hiện ở sơ đồ sau (Sơ đồ 2.1.):

Giải pháp phát triển NNL phục vụ CNH- HĐH huyện Tiên Du đến năm 2020

Mục tiêu nghiên cứu

Phƣơng pháp nghiên cứu

Giải phỏp tăng cường cụng tỏc quản lý thuế TNCN trờn địa bàn tỉnh Bắc Ninh Thực trạng phát triển NNL phục vụ CNH- HĐHS Cơ sở khoa học Tổng quan về quản lý thuế TNCN Tổng quan về thuế TNCN Tổng quan về Thuếở Việt Nam Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế Xoỏ nợ tiền thuế, tiền phạt Quản lý thụng tin về người nộp thuế;

Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế, giảm thuế Nõng cao hiệu quả của cơ quan QL thuế Tăng cường cụng tỏc tuyờn truyền, hỗ trợ người nộp thuế về chớnh sỏch thuế TNCN Tăng cường quỏn triệt, thực hiện đỳng chớnh sỏch thuế TNCN Đẩy mạnh ứng dụng cụng nghệ thụng tin

Sơ đồ 2.1: Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH trên địa bàn huyện Tiên Du

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin số liệu thứ cấp

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH trên địa bàn huyện Tiên Du

Mục tiêu nghiên cứu

Phƣơng pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Tổng quan về NNL

Tổng quan về phát triển NNL

Nội dung cơ bản về phát triển NNL Kinh nghiệm một số địa phƣơng về phát triển NNL Bài học rút ra cho Tiên Du

Phƣơng pháp nghiên cứu

Thực trạng phát triển NNL phục vụ CNH-HĐH

ở Tiên Du Phát triển lao động

Bồi dƣỡng, nâng cao thể lực, trí lực NNL

Thu hút bổ sung NNL

Đào tạo bồi dƣỡng, phát triển NNL

Bố trí sử dụng, đánh giá đãi ngộ

Thành tựu, hạn chế của NNL

Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế

Giải pháp phát triển NNL phục vụ CNH-HĐH ở Tiên Du

Nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo, QL các cấp

Xây dựng chiến lƣợc phát triển NNL

Kế hoạch hoá, phát triển dân số, y tế, NNL nâng cao chất

lƣợng sống

Tiêu chuẩn hóa các chức danh, các vị trí trong tuyển dụng

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng NNL

Bố trí, sử dụng hiệu quả NNL

Hoàn thiện chế độ đãi ngộ cho ngƣời lao động

Sử dụng các số liệu thống kê có sẵn của các bộ phận có liên quan nhƣ: Các phòng, ban chuyên môn của Huyện; các xã, thị trấn theo từng địa bàn, từng mốc thời gian, từng giai đoạn, từng đối tƣợng lao động, từng loại nhân lực cả về thực trạng nguồn nhân lực và thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực…

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài. Đối tƣợng đƣợc điều tra là lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của Huyện, của các xã, thị trấn theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên,

- Phương pháp chuyên gia

+ Phỏng vấn trực tiếp các đối tƣợng bằng các câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị trƣớc + Phƣơng pháp anket: điều tra bằng bảng hỏi

Thông qua phƣơng pháp chuyên gia sẽ có đƣợc những đánh giá, đề xuất những giải pháp mang tính khoa học và tính khả thi cao.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc tác giả tổng hợp theo các phƣơng pháp tổng hợp thống kê: sắp xếp, phân tổ, hệ thống các biểu bảng thống kê và đồ thị với các chỉ tiêu số lƣợng và chất lƣợng khoa học nhất sau khi đã làm sạch số liệu điều tra

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

- Phƣơng pháp duy vật biện chứng - Phƣơng pháp mô tả thống kê

- Sử dụng các phƣơng pháp so sánh, mô hình hóa, đồ thị

2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá công tác phát triển nguồn nhân lực

- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả của công tác phát triển nguồn nhân lực nhƣ: Số liệu về số lƣợng, mức độ, tốc độ tăng về số lƣợng nguồn nhân lực qua các năm (theo địa bàn, theo đối tƣợng…)

- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng và hiệu quả công tác phát triển nguồn nhân lực nhƣ: Sự thay đổi cơ cấu nguồn nhân lực theo theo học vấn, theo trình độ, bằng cấp; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề…; năng suất lao động, thu nhập của một lao động; hiệu quả của đồng vốn đầu tƣ cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

- Tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch nguồn nhân lực (cân đối cung-cầu nhân lực). - Chính sách thu hút, tuyển dụng, đãi ngộ nhân tài: Cấp đất, nâng lƣơng, khen thƣởng kịp thời…

- Số lƣợng lao động đƣợc thu hút, tuyển dụng mới hàng năm theo các giác độ: Trình độ, ngành nghề…

- Chính sách đào tạo: Kinh phí chi cho đào tạo, quy mô trƣờng lớp, học viên, kết quả đào tạo bồi dƣỡng hang năm, kinh phí chi cho đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học, học liệu, chế độ bồi dƣỡng tiền cho ngƣời đi học… - Các chỉ tiêu về bố trí sử dụng nguồn nhân lực: Theo ngành nghề, lĩnh vực, theo trình độ…đặc biệt là với số lao động sau đào tạo.

- Chế độ đãi ngộ đối với ngƣời lao động, các chỉ tiêu về lƣơng thƣởng, phụ cấp, phúc lợi, môi trƣờng, điều kiện làm việc, các hỗ trợ về tinh thần..,

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

PHỤC VỤ CNH – HĐH CỦA HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH 3.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Tiên Du là huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh, nằm ở phía Bắc của Tỉnh, cách trung tâm tỉnh 5 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25 km về phía Bắc. Tọa độ địa lý của huyện nằm trong khoảng : từ 20º 0530 đến 21º1100 độ vĩ Bắc; Từ 105º5815 đến 106º0630 độ kinh đông.

- Phía Bắc: giáp thị xã Bắc Ninh, huyện Yên Phong - Phía Nam: giáp huyện Thuận Thành

- Phía Đông: giáp huyện Quế Võ - Phía Tây : giáp huyện Từ Sơn

Huyện có các tuyến QL 1A, QL 1B và đƣờng sắt (mỗi đƣờng đi qua huyện dày gần 9km), nối liền với thị xã Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội, có QL 38 với cầu Hồ qua sông Đuống thông thƣơng với Hải Dƣơng, Hƣng Yên và đặc biệt là Thành Phố Hải Phòng, nơi có cảng Quốc tế. Ngoài ra, huyên còn có các đƣờng tỉnh lộ 276, tỉnh lộ 287 cung với hệ thống các tuyến đƣờng huyện lộ và sông Đuống chảy qua hình thành nên mạng lƣới giao thống thủy bộ rất thuận lợi.

Ngày 09 tháng 04 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, theo đó 2 xã Khắc Niệm và Hạp Lĩnh của huyện sáp nhập về thành phố Bắc Ninh. Với không gian mới, diện tích tự nhiên của huyện đến nay còn lại là 9.568,65 ha bao gồm 1 thị trấn Lim và 13 xã là các xã Liên Bão, Đại Đồng, Phật Tích, Hiên Vân, Lạc vệ, Nội Duệ, Tri Phƣơng, Hoàn Sơn, Tân Chi, Minh Đạo, Cảnh Hƣng, Việt Đoàn và xã Phú Lâm.

Tiên Du thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng nhƣng có nhiều núi tạo cho Tiên Du có cảnh quan thiên nhiên đẹp độc đáo, là vùng quê có nhiều di tích lịch sử văn hóa (chùa Hồng Vân, chùa Bách Môn, chùa Phật Tích...), nhiều lễ hội lâu đời và nổi tiếng (Hội Lim, các hội làng....) Trên địa bàn huyện hiện có 34 di tích lịch sử văn hóa đã đƣợc công nhận.

Với điều kiện và tiềm năng phát triên kinh tế, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa đặc sắc, nhiều làng nghề truyền thống lại có vị trí địa lý không xa thủ đô Hà Nội; có hệ thống giao thông thủy, bộ thuận lợi nhƣ trên đã tạo thuận lợi cho Tiên

Du trong giao lƣu kinh tế, mở rộng thị trƣờng, thu hút vốn đầu tƣ, khai thác lợi thế nguồn nhân lực để phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.

3.1.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31/12/2011, tổng số nhân khẩu của huyện là 127.464 ngƣời, chiếm 12,02% dân số toàn tỉnh. Trong đó nam chiếm 49,46%, nữ chiếm 50,54%. Những năm qua kinh tế của huyện tăng trƣởng theo hƣớng tích cực, tốc độ tăng trƣởng GDP đạt khá cao, bình quân tăng 16,3%/năm, trong đó nông-lâm nghiệp-thuỷ sản tăng 3,6%, công nghiệp-xây dựng tăng 19,7%, dịch vụ tăng 15,2%. GDP bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 36,6 triệu đồng/năm 2010, gấp 1,83 lần so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hƣớng công nghiệp hoá. Ƣớc tỷ trọng công nghiệp-xây dựng tăng từ 60,6% năm 2005 lên 73% năm 2011, dịch vụ chiếm 17,2%; nông-lâm nghiệp- thuỷ sản giảm từ 19,2% xuống 9,8%. Trong đó:

Giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp năm 2011 đạt 764 tỷ đồng, tăng 114% so với năm 2005. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tiếp tục đƣợc phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp tăng trƣởng mạnh. Công tác quản lí tài nguyên, môi trƣờng

đƣợc quan tâm, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Công tác đầu tƣ

xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đƣợc đẩy mạnh, công tác quản lí đầu tƣ và quy hoạch đô thị đƣợc quan tâm. Mạng lƣới điện đƣợc cải tạo, nâng cấp, đầu tƣ xây dựng trạm biến áp, đƣờng dây trung, hạ thế đáp ứng yêu cầu cấp điện ổn định cho dân sinh và sản xuất kinh doanh. Hạ tầng viễn thông đƣợc đầu tƣ hiện đại hoá, mở rộng cung cấp các dịch vụ, nâng cao chất lƣợng, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng. Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ tiếp tục phát triển, hệ thống chợ nông thôn đƣợc quan tâm đầu tƣ cải tạo, nâng cấp. Quy hoạch phát triển ngành du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 42 - 105)