Hoàn thiện chế độ đãi ngộ, tạo môi trường sống và làm việc tốt nhất cho người lao

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 96 - 98)

6. Bố cục của luận văn

4.2.7. Hoàn thiện chế độ đãi ngộ, tạo môi trường sống và làm việc tốt nhất cho người lao

nghề, lành nghề, trình độ cao. Khởi công xây dựng trƣờng Đại học Bắc Hà, trƣờng công nhân kỹ thuật Đông á để đào tạo lực lƣợng lao động kỹ thuật phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đồng thời, từng bƣớc đổi mới nâng cao chất lƣợng trung tâm dạy nghề đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

4.2.7. Hoàn thiện chế độ đãi ngộ, tạo môi trường sống và làm việc tốt nhất cho người lao động lao động

- Khơi dậy và nuôi dƣỡng tính tích cực của ngƣời lao động. Hiệu quả sử dụng nguồn lực con ngƣời phụ thuộc chủ yếu vào mức độ lành nghề và thái độ của ngƣời lao động đối với công việc, ngƣời lao động sau khi đƣợc đào tạo nghề nghiệp, chuyên môn thì phải mất 3 - 5 năm mới phát huy đƣợc tác dụng tốt, vì vậy phải động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cơ hội, nuôi dƣỡng và phát huy tích cực của ngƣời lao động, hƣớng nó vào thực hiện mục tiêu CNH- HĐH. Để động viên có hiệu quả tính tích cực sáng tạo của ngƣời lao động thì vấn đề quan trọng nhất là tạo điều kiện để ngƣời lao động có việc làm, có thu nhập cao và thậm chí làm giàu bằng nghề nghiệp của mình, đây là những yếu tố có tác động mạnh nhất đến động cơ, thái độ làm việc của hầu hết ngƣời lao động trong cơ chế thị trƣờng hiện nay. Nó cũng giúp giải quyết tình trạng ngƣời lao động có thu nhập thấp phải từ bỏ công việc chuyên môn để làm công việc không liên quan hoặc ít liên quan đến chuyên môn nhằm có thu nhập cao hơn, gây ra hiện tƣợng lãng phí "chất xám" trong huyện.Tất nhiên, việc nâng cao mức thu nhập không thể thực hiện ngay lập tức, bởi thu nhập của ngƣời lao động không thể vƣợt quá sự đóng góp của họ. Cần phải làm cho ngƣời lao động nhận thức đƣợc rằng thu nhập do chính sự đóng góp và lao động của họ quyết định. Từ đó ngƣời lao động sẽ luôn có ý thức không ngừng nâng cao trình độ, nhằm mong muốn có mức thu nhập ngày càng cao hơn trong tƣơng lai. Mặt khác, tăng cƣờng động lực lợi ích kinh tế, đặc biệt chú ý đến lợi ích cá nhân ngƣời lao động. Ngày nay lợi ích kinh tế cá nhân ngƣời lao động tồn tại trong tất cả các thành phần kinh tế. Nếu lợi ích kinh tế của ngƣời lao động đƣợc đảm bảo thì nó sẽ là động lực thúc đẩy ngƣời lao động hăng hái chủ động, sáng tạo trong lao động sản xuất. Vì vậy, huyện phải xây dựng một cơ chế kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế, phải đƣợc tiến hành cụ thể đối với từng thành phần kinh tế theo hƣớng đảm bảo lợi ích ngƣời lao động, qua việc đa dạng hóa hình thức sở hữu. Để khơi dậy và nuôi

dƣỡng tính tích cực của ngƣời lao động còn cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục tƣ tƣởng chính trị. Mục đích công tác này nhằm trang bị cho ngƣời lao động những quan điểm lý luận cơ bản, đƣờng lối chính sách của Đảng và kỹ năng tƣ duy về chính trị, làm cho ngƣời lao động nhận thức sâu sắc về công cuộc đổi mới ở nƣớc ta, từ đó có thái độ lao động với ý thức trách nhiệm cao và có ý thức phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Qua giáo dục tƣ tƣởng chính trị mà trình độ tri thức lý luận khoa học về chính trị, tình cảm, niềm tin chính trị, mặt phẩm chất, đạo đức, tác phong đặc biệt là ý thức trách nhiệm, sự trung thực, tính năng động sáng tạo, tinh thần tự hào dân tộc...đƣợc nâng lên. Điều đó là động lực to lớn thúc đẩy ngƣời lao động tham gia tích cực, sáng tạo vào thực tiễn. Bên cạnh yếu tố vật chất, tinh thần, môi trƣờng tâm lý - xã hội nơi làm việc cũng là một nhân tố quan trọng tạo nên động lực kích thích tính tích cực của con ngƣời lao động.

Để tạo môi trƣờng tâm lý - xã hội thuận lợi cho việc động viên tính tích cực của ngƣời lao động, điều quan trọng nhất là phải đƣa ra đƣợc những chính sách kinh tế - xã hội đúng đắn, vừa phù hợp với điều kiện và khả năng hiện thực xã hội, vừa kịp thời đápứng những nhu cầu, tâm tƣ, nguyện vọng của quần chúng, của ngƣời tạo lao động.

- Huyện cần có chính sách ƣu đãi về tiền lƣơng, tiền thƣởng và các loại phụ cấp bằng tiền khác cho những chuyên gia, nhân tài về huyện công tác, nghiên cứu theo Quyết định 66/2008/QĐ-UBND ngày 14/5/2008. Thu hút chuyên gia, kỹ thuật viên giỏi từ bên ngoài (kể cả Việt kiều và ngƣời nƣớc ngoài), đồng thời có chính sách riêng cho những đối tƣợng này. Có cơ chế, chính sách đãi ngộ khác nhƣ: Bổ nhiệm vào vị trí phù hợp với năng lực chuyên môn; giao các nhiệm vụ quan trọng để họ phát huy khả năng vốn có; cấp đất làm nhà ở, bố trí phƣơng tiện đi lại… Ƣu tiên tăng chi ngân sách đầu tƣ cho giáo dục - đào tạo, đặc biệt chú ý đến vấn đề đào tạo lại cho nhân lực đang làm việc.

- Tích cực tham mƣu với UBND tỉnh cần có chính sách hỗ trợ kịp thời cho đơn vị sử dụng nhân lực. Tiếp tục thực hiện quyết định 57/2010/QĐ–UBND, ngày 31/5/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh “Về hỗ trợ đào tạo nghề trong các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động tỉnh Bắc Ninh”, với mức hỗ trợ từ 380.000đ/ngƣời/tháng - 1.000.000đ/ngƣời/tháng (tối thiểu 01 tháng, tối đa 05 tháng) và một số khoản chi phí làm thủ tục cho lao động đƣợc xuất khẩu.

- Huyện cần phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh nhanh chóng xây dựng và phát triển mạng lƣới thông tin thị trƣờng lao động và dịch vụ về đào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc làm. mạng lƣới này sẽ thực hiện chức năng làm cầu nối liên kết giữa cung và cầu lao động, giữa ngƣời lao động, cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động. Phối hợp với Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội và các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác điều tra, tổng hợp phân loại danh mục ngành nghề chủ yếu và các yêu cầu về chất lƣợng, trình độ tiêu chuẩn của nhân lực trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp để thông tin và cung cấp cho các trƣờng, cơ sở đào tạo nghề, trung tâm dịch vụ việc làm, thông qua hệ thống thông tin tại Sàn giao dịch lao động việc làm và các cơ quan thông tin truyền thông đại chúng của tỉnh,huyện. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, ngƣời sử dụng lao động cần hỗ trợ thông tin đến các trƣờng, trung tâm, cơ sở đào tạo nghề với những ngành, nghề đào tạo nhằm giúp doanh nghiệp, ngƣời sử dụng lao động có thể lựa chọn nơi đào tạo nhân lực theo yêu cầu của mình, giảm thiểu chi phí cho hoạt động đào tạo lại của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trang 96 - 98)