Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn về TNXH và thực hiện TNXH của các DN ngành CNTD.
Phạm vi nghiên cứu :
-Phạm vi nghiên cứu về không gian: Các DN ngành CNTD nước ta ngày càng khẳng định vai trò, vị thế trong nền kinh tế (chiếm tỷ trọng 45% giá trị sản xuất công nghiệp Việt Nam). Các DN ngành CNTD có mặt hàng sản xuất đa dạng, song trong phạm vi đề tài này, nhóm nghiên cứu tập trung nghiên cứu thực tế tại các DN ngành CNTD hoạt động ở các phân ngành như: chế biến thực phẩm, dệt may và da giày bởi vì đây là những phân ngành có giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành CNTD Việt Nam (theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2010 giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, ngành dệt may, ngành giày da lần lượt có tỷ trọng bằng 19%; 4,0%; 3,8% giá trị sản xuất công nghiệp và có tỷ trọng bằng 42,33%; 8,99%; 8,46% giá trị sản xuất của ngành CNTD).
Mặt khác, các DN ngành CNTD hoạt động ở các phân ngành chế biến, dệt may và giày da nước ta có phạm vi hoạt động rộng khắp, trải dài trên khắp các vùng miền, tỉnh, thành thuộc dải đất hình chữ S. Tuy nhiên, với điều kiện giới hạn của nghiên cứu các doanh nghiệp thuộc các phân ngành trên lại được lựa chọn khảo sát ngẫu nhiên tập trung tại 03 thành phố đại diện cho 03 khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam đó là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể mẫu nghiên cứu, khảo sát điều tra được thực hiện có cấu trúc như trình bày tại bảng 0.1.
Bảng 0.1: Cấu trúc mẫu điều tra xã hội học của nghiên cứu về vấn đề thực hiện TNXH tại các DN ngành CNTD
Tỉnh/thành Hà Nội Đà Nẵng TP HCM Tổng
Nhà quản trị 23 7 15 45
Đối tượng Nhân viên 115 35 75 225
Dệt may 48 12 25 85
Da giày 18 12 25 55
Ngành
Chế biến
thực phẩm 72 18 25 125
Mặc dù mẫu điều tra xã hội học được thực hiện còn khiêm tốn so với tổng số DN ngành CNTD Việt Nam đang hoạt động, nhưng từ kết quả xử lý số liệu điều tra nhóm nghiên cứu nhận thấy những nhận định, đánh giá được rút ra ởđây khá đồng nhất với những kết quả phản ánh qua các dữ liệu thứ cấp cũng như ý kiến của các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu. Điều đó, cho phép nhóm thực hiện đề tài sử dụng phối hợp, đan xen các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp khi trình bày các nội dung trong báo cáo một cách sinh động và thuyết phục hơn.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Những số liệu, tài liệu thực tế được sử dụng để minh chứng, phân tích trong đề tài phản ánh thực trạng TNXH và thực hiện TNXH của DN ngành CNTD nước ta từ năm 2006 đến năm 2011. Những giải pháp đề xuất nhằm nâng cao TNXH và thúc đẩy thực hiện TNXH của DN ngành CNTD định hướng đến năm 2020.
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: TNXH và thực hiện TNXH của DN ngành CNTD là một vấn đề phức tạp, có nhiều cách tiếp cận. Đây cũng là vấn đề liên quan tới rất nhiều đối tượng khác nhau, với các mức độ khác nhau và các nội dung cụ thể khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu về nội dung đề tài này, TNXH của DN ngành CNTD được tiếp cận với các vấn đề chính bao gồm:
(i) Cấu trúc và quy tắc ứng xử của TNXH DN ngành CNTD; (ii) Tổ chức thực hiện TNXH của DN ngành CNTD;