Tăng cường nguồn lực thực hiện CSR của DN ngành CNTD

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 112)

6. Kết cấu đề tài

3.2.1.6.Tăng cường nguồn lực thực hiện CSR của DN ngành CNTD

Đây được coi là giải pháp cốt lõi trong việc giúp hoàn thiện TNXH của các DN ngành CNTD Việt Nam trong thời gian tới. Cần chủ động trong việc hình thành các nguồn lực về tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất để sẵn sàng tham gia và thực thi các hoạt động thuộc các nội dung TNXH khác nhau. Những yếu tố nguồn lực này phải có tính thực chất, không hình thức, cần phê phán hiện tượng một số DN thực thi TNXH (nhất là ở khía cạnh đạo đức và nhân văn), chỉ hứa mà không thực hiện, hoặc lợi dụng các hoạt động này để ”đánh bóng hình ảnh” DN, gây vụ lợi hoặc bất bình trong xã hội. Cụ thể để thực hiện giải pháp này, thời gian tới, các DN ngành CNTD cần chú ý một số vấn đề cụ thể như sau: a. Về nhân lực Đối với các nhà quản trị: Cần tăng cường đào tạo đối với các nhà quản trị trong các DN ngành CNTD. Trong đó, chú trọng đào tạo toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất thái độ để tăng tính chuyên nghiệp, cung cấp kiến thức về quản lý, rèn luyện để có được sự nhạy bén và khả năng nắm bắt thông tin về thay đổi của môi trường thể chế, của thị trường nói chung và thị trường lao động nói riêng. Quá trình đào tạo cũng cần chú trọng để các nhà quản trị có được nhận thức đúng, đồng thời có tầm nhìn chiến lược, tránh tình trạng chỉ nhìn thấy lợi trước mắt trong việc đối xử với các đối tác xã hội.

Với các nhân viên trong các DN ngành CNTD. Cần có nhân lực chuyên môn chuyên trách về vấn đề CSR. Vì vậy cùng việc hình thành bộ máy tổ chức chuyên trách về CSR cần tăng cường đào tạo cho nhân lực trong bộ máy này.

Đồng thời có các giải pháp để gắn CSR với nhân viên; giao cho nhân viên quyền chủđộng thực hiện CSR.

Ngoài ra với cả các nhà quản trị và nhân viên trong các DN ngành CNTD cần được chú trọng tuyển dụng, bố trí và sử dụng; đãi ngộ phù hợp để nâng cao chất lượng nhân lực làm CSR của DN.

b. Về tài chính

Mặc dù việc thực hiện TNXH không nhất thiết phải tốn kém chi phí cao và cần được triển khai ở các DN, nhưng rõ ràng các DN phải dành một khoản chi phí cho các hoạt động này. Hơn nữa thiếu các đảm bảo về kỹ thuật cần thiết nhiều khi cũng là một hạn chế của các DN, đặc biệt DN nhỏ và vừa.

Vì vậy thời gian tới đối với các DN ngành CNTD cần phải chuẩn bị chi phí cho việc thực hiện hoạt động này.

Cần bám sát chiến lược kinh doanh và mô hình CSR đã lựa chọn trên cơ sở đó xác định các khoản chi phí hiển thị cần chuẩn bị để thực hiện theo từng giai đoạn từ đó xác định ngân sách cần có cho hoạt động này. Đồng thời chỉ rõ nguồn tài trợ (nếu có) cho các hoạt động CSR của DN. Trong điều kiện cạnh tranh, có thể tìm kiếm các nguồn hỗ trợ vay từ quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ xúc tiến thương mại,... với một chính sách ưu tiên, ưu đãi nào đó.

c. Về cơ sở vật chất, kỹ thuật và trình độ công nghệ

Cần có sự lựa chọn chiến lược, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ công nghệ hiện đại bởi qua điều tra thực trạng cho thấy các DN ngành CNTD có ít sự lựa chọn hơn trong đầu tư công nghệ, nhưng không vì thếđiểm hạn chế này có thể dễ dàng bị bỏ qua. Bởi cùng công nghệ hiện đại, cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp sản xuất kinh doanh góp phần tạo ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh thì để thực hiện đầy đủ TNXH các DN cần phải đầu tư thiết bị đảm bảo việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Ngược lại chất lượng công nghệ thấp sẽ tác động đến chất lượng thực hiện mô hình CSR định hướng thị trường, đầu tư thiết bị kém sẽ tác động đến chất lượng mô hình định hướng môi trường.

Để thực hiện tốt giải pháp này, các DN ngành CNTD cần chú ý: - Lựa chọn quy mô (công suất) của DN (tổng hợp và chi tiết)

- Lựa chọn công nghệ phù hợp: đưa ra các phương án công nghệ, nguồn cung ứng, phương án chuyển giao công nghệ. Chú ý đảm bảo tính hiện đại, tính kinh tế và tính thích hợp. Đảm bảo công nghệ hiện đại, không lạc hậu, phù hợp với

có sự nghiên cứu kỹ các ảnh hưởng (có thể có) của phương án công nghệ sử dụng, đặc biệt là các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và xã hội. Phải chủđộng đưa ra các phương án xử lý những ảnh hưởng tiêu cực đó.

- Lựa chọn máy móc thiết bị theo phương án công nghệ đã lựa chọn: chỉ rõ phương án thuê hay mua máy móc thiết bịđể đảm bảo công suất và công nghệ đã lựa chọn. Cần có chuyên gia giỏi đánh giá tình trạng của máy móc thiết bị cũng như hiệu quả, hậu quả có thể xảy ra để có sự lựa chọn được phương án và chủ động về nhân lực về tài chính để sử dụng máy móc đó tốt nhất.

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 112)