Thực trạng các nhân tố ngoài doanh nghiệp ngành CNTD ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 59)

6. Kết cấu đề tài

2.2.1. Thực trạng các nhân tố ngoài doanh nghiệp ngành CNTD ảnh hưởng đến

các doanh nghiệp ngành CNTD Việt Nam

2.2.1. Thc trng các nhân t ngoài doanh nghip ngành CNTD nh hưởng đến thc hin trách nhim xã hi thc hin trách nhim xã hi

2.2.1.1. Chính sách, pháp luật có liên quan đến TNXH của DN ngành CNTD

Các văn bản pháp lý hiện nay được ra đời trong bối cảnh hội nhập và tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền tạo sự thay đổi đáng kể hệ thống luật pháp ở Việt Nam. Những quy định pháp luật ở nước ta có liên quan đến việc thực hiện TNXH của DN ngành CNTD nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ luật Lao động, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật Cạnh tranh, Luật Môi trường...

Về Bộ Luật Lao động (BLLĐ): Đây là văn bản pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện TNXH của DN ngành CNTD đối với NLĐ. Kể từ khi được Quốc hội khoá IX thông qua năm 1994 cho tới nay BLLĐ 1994 đã qua ba lần sửa đổi, bổ sung. BLLĐ đã điều chỉnh các QHLĐ và các quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp với QHLĐ phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước qua từng thời kỳ và góp phần từng bước hội nhập quốc tế. Song qua thực tiễn, BLLĐ 1994 đã bộc lộ một số hạn chế: Bộ luật chung nên chứa nhiều quy định khung mang tính nguyên tắc vì thế mà phải có quá nhiều văn bản dưới luật; Nguyên tắc bình đẳng giữa các bên trong QHLĐ chưa được nhận thức và thể chế hóa đầy đủ; Nguyên tắc thỏa thuận trong QHLĐ chưa được tôn trọng; Cơ chế tiền lương chưa thực sựđược cởi mở; Giải quyết tranh chấp LĐ vẫn không được thực tiễn chấp nhận; Chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật LĐ còn chưa đủ sức răn đe... Chính vì lẽ đó đến năm 2012 Quốc hội đã thông qua BLLĐ 2012 (có hiệu lực từ ngày 01/05/2013). BLLĐ mới đã bổ sung thêm nhiều nội dung nhằm bảo đảm hơn nữa quyền lợi của các bên trong QHLĐ tuy nhiên những nỗ lực đổi mới cần được trải nghiệm thực tiễn để tìm đến một thể chế hóa quan điểm của Đảng về xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TTNDN): Đây là văn bản pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện TNXH của DN ngành CNTD đối với Nhà nước. Luật TTNDN đã đưa vào những lợi ích cho các công ty có hoạt động xã hội, ưu đãi thuế thu nhập dành cho các DN sử dụng LĐ là người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS… Miễn thuế áp dụng cho thu nhập từ các hoạt

động đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, đối tượng tội phạm đã được cải tạo và “trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”… Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thực hiện các hoạt động từ thiện của các DN ngành CNTD Việt Nam.

Về Luật Bảo vệ quyền lợi NTD: Đây là văn bản pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện TNXH của DN ngành CNTD đối với NTD. Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đã có hiệu lực kể từ 01/07/2011. Trên thực tế kể từ khi Luật Bảo vệ NTD đi vào thực hiện, không thể phủ nhận những kết quả tích cực mà nó đem lại song đến thời điểm này NTD Việt Nam vẫn chưa có được toàn bộ quyền của mình, trong quá trình xảy ra tranh chấp NTD thường ở vị trí yếu thế hơn, vẫn tồn tại sự bất cập trong những quy định của Luật Bảo vệ NTD và Bộ luật Tố tụng dân sự. Để Luật thực sựđi vào cuộc sống cần phải minh bạch và đồng bộ hơn.

Về Luật Quảng cáo, được ban hành nhằm đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn về phát triển quảng cáo. Luật bao gồm 5 chương, 43 điều có nhiều điểm mới như: quy định cụ thể những loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ bị cấm quảng cáo; quy định yêu cầu đối với nội dung quảng cáo phải đảm bảo trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo; quy định các điều kiện cụ thể đối với các loại hàng hoá, dịch vụ trong đó có các loại hàng hoá, dịch vụđặc biệt; về thời lượng và diện tích quảng cáo trên báo nói và báo hình; quy định về quảng cáo trên phương tiện điện tử, thiết bịđầu cuối...

Về Luật Giá: Những năm qua, giá nhiều mặt hàng như sữa, tân dược… luôn tăng bất hợp lý. Bất cập của hệ thống pháp luật về giá đã dẫn đến tình trạng độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh ở một số ngành, lĩnh vực. Luật Giá ra đời góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho các hoạt động về giá của tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam, vừa đảm bảo tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật vừa thể hiện được vai trò quản lý giá theo cơ chế thị trường của Nhà nước, tạo hành lang pháp lý tốt hơn cho thực hiện TNXH của DN ngành CNTD đối với xã hội, nhà nước và cả NTD. Chiều 20/6/2012 Quốc hội khoá XIII đã thông qua Luật Giá.

Về hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT): Đây là văn bản pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện TNXH của DN ngành CNTD đối với xã hội. Các văn bản này đã và đang có những bước phát triển nhanh

chóng với 4 văn bản pháp lý quan trọng là Luật BVMT năm 2005, Luật Đa dạng sinh học năm 2008, Luật Tài nguyên nước 2012, Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010. Các luật ra đời đã đáp ứng những yêu cầu pháp lý cơ bản đối với công tác QLNN về môi trường ở trung ương và địa phương; ô nhiễm môi trường tại các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề và lưu vực sông đã và đang từng bước được kiểm soát; công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học có nhiều biến chuyển. Tuy nhiên, hệ thống chính sách, pháp luật về BVMT còn chưa đồng bộ, khoa học, thực thi và hiệu quả, chưa theo kịp với những thay đổi của thực tiễn, đòi hỏi phải sớm có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời. (Ví dụ: Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT với mức tối đa xử phạt đã lên tới 500 triệu đồng nhưng chưa đủ sức răn đe).

Về Luật Cạnh tranh: Đây là văn bản pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện TNXH của DN ngành CNTD đối với đối thủ cạnh tranh – một trong đối tác. Chúng ta đã ban hành Luật Cạnh tranh, nhưng chưa có Luật Kiểm soát độc quyền và việc thực hiện Luật Cạnh tranh còn có nhiều hạn chế. Trong pháp luật về kế toán, kiểm toán, các chuẩn mực đã được ban hành, nhưng việc thực hiện trong thực tế cũng còn nhiều bất cập.

Tóm lại, mặc dù có nhiều nỗ lực trong việc tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện TNXH song vẫn còn những bất cập và chồng chéo, điều này tác động không tốt tới việc thực hiện TNXH của các DN nói chung và các DN ngành CNTD nói riêng.

2.2.1.2. Cơ quan quản lý nhà nước và các thiết chế trung gian

Vấn đề QLNN đối với việc thực hiện TNXH của các DN nói chung và DN ngành CNTD nói riêng rất phức tạp, liên quan đến rất nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau (như vấn đề thực hiện TNXH đối với NLĐ trách nhiệm QLNN thuộc về Bộ LĐTB&XH; vấn đề thực hiện TNXH đối với NTD, đối với đối thủ cạnh tranh, đối với nhà NK… trách nhiệm QLNN thuộc về Bộ Công Thương; vấn đề thực hiện TNXH đối với Nhà nước trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế trách nhiệm QLNN thuộc về Bộ Tài chính; hay vấn đề thực hiện TNXH đối với môi trường trách nhiệm QLNN liên quan đến cả Bộ Công an, Bộ Công Thương; chính quyền địa phương… Bên cạnh đó, vấn đề thực hiện TNXH thuộc về DN ngành CNTD thuộc

việc tổ chức hoạt động. Quá nhiều đầu mối liên quan là một trong những khó khăn để đánh giá toàn diện việc thực hiện TNXH của DN ngành CNTD. Mặt khác, tình trạng “ôm đồm” của các cơ quan nhà nước đang quá nhiều công việc (mà một lượng lớn trong đó hoàn toàn có thể chuyển giao cho các tổ chức dân sự, như hiệp hội, đoàn thể) nên bộ máy QLNN không thể thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, như bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm, chất lượng dịch vụ. Công việc chồng chéo, ý thức được trách nhiệm hạn chế dẫn tới vấn đề QLNN về TNXH gần như bị bỏ ngỏ.

Các tổ chức xã hội dân sự, hiệp hội DN ngành CNTD, hiệp hội người tiêu dùng

Các tổ chức thuộc xã hội dân sự Việt Nam đã được hình thành và hoạt động, có đóng góp thiết thực như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; các Hiệp hội ngành nghề như Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội Thuỷ sản, Hiệp hội Giày da; Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính… đã ra đời và có những đóng góp thiết thực trong xúc tiến thương mại. Trong lĩnh vực tham gia khuyến khích, hỗ trợ và giám sát việc thực hiện TNXH của DN ngành CNTD còn gặp nhiều khó khăn (do thiếu cơ sở pháp lý cần thiết, tính chuyên nghiệp của các hội viên còn thấp... ) nên sự đóng góp đó còn hạn chế và chưa đạt được kết quả như mong đợi. Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội tham gia và hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD nói chung và các tổ chức bảo vệ NTD nói riêng còn khá lúng túng, vẫn ở trong tình trạng bị động, chờ sự hỗ trợ từ các cơ quan QLNN chưa thể tiến hành theo đúng quy định về trình tự, thủ tục.

Bản thân từng thiết chế còn nhiều khiếm khuyết nên sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN, tổ chức xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan đối với việc quản lý và hỗ trợ DN ngành CNTD trong việc thực hiện TNXH chưa thực sự có hiệu quả.

2.2.1.3. Ý thức xã hội về việc thực hiện TNXH

Nhận thức về vấn đề TNXH của tất cả các thành phần xã hội còn chưa đồng đều, nhất quán. Cụ thể:

Ý thức của DN ngành CNTD về việc thực hiện TNXH

TNXH của các DN nói chung và các DN ngành CNTD nói riêng xuất hiện ở nước ta thông qua hoạt động của các công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Các công ty này thường xây dựng được các bộ quy tắc ứng xử CoC (Code of Conduct) và chuẩn mực văn hoá kinh doanh có tính phổ quát để có thể áp dụng

trên nhiều địa bàn thị trường khác nhau. Do đó, các nội dung TNXH của DN được nhiều công ty nước ngoài nhận thức khá đầy đủ và thực hiện có bài bản. Có thể lấy một số ví dụ nổi bật như: Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của công ty Honda- Việt Nam; Chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ em tại các tỉnh miền núi của Công ty Unilever; Chương trình hỗ trợ phẫu thuật dị tật bẩm sinh và ủng hộ nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ của VinaCapital, Samsung…

Đối với khu vực DN ngành CNTD trong nước, các công ty XK là đối tượng đầu tiên tiếp cận với TNXH của DN. Hầu hết các đơn hàng từ châu Âu- Mỹ- Nhật đều đòi hỏi các xí nghiệp may mặc, giày dép phải áp dụng chếđộ lao động tốt (tiêu chuẩn SA 8000) hay đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (đối với các xí nghiệp thủy sản)… Một số công ty chủ động thực hiện TNXH của DN và tạo được hình ảnh tốt đối với công chúng như các tập đoàn Tân Tạo, Duy Lợi, Kinh Đô, Vinamilk… Tuy nhiên, trong khi có những DN đang nỗ lực hết mình để làm tròn TNXH của mình như vậy, vẫn còn có những DN đi theo cách hành xử kinh doanh kiểu “thiếu trách nhiệm”. Gần đây, những vụ việc về gây ô nhiễm môi trường bằng việc xả nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra các dòng sông, xả khí thải độc hại ra không khí; vụ việc về vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng; Hành vi gian lận thương mại, công bố sai hoặc không minh bạch về nguồn gốc sản phẩm, tính năng công dụng, hành vi đong thiếu đang là vấn đề mà cả xã hội đang bức xúc và làm đau đầu các nhà chức trách... Những hành vi nghiêm trọng này trước hết xuất phát từ nhận thức chưa đúng và chưa đầy đủ về TNXH của một bộ phận không nhỏ DN ngành CNTD.

Theo kết quả điều tra năm 2011 của nhóm nghiên cứu Vietnam Report về quan điểm thực hiện CSR của các DN lớn VNR500, thì thực hiện TNXH được xem là hoạt động đầu tư dài hạn, có tầm quan trọng và có đến 78% số DN cho rằng lợi ích nhất từ việc thực hiện CSR của DN là nâng cao được hình ảnh trong trong cộng đồng và 30% DN cho rằng thực hiện CSR còn góp phần thu hút và giữ chân nhân tài. Xem xét tổng thể cộng đồng DN Việt với hơn 90% có quy mô vừa và nhỏ thì sự am hiểu về CSR còn rất nhiều khoảng trống. Cách hiểu phổ biến của đa phần trong sốđó là đồng nhất giữa thực hiện CSR với làm từ thiện hay thực hiện CSR là không bắt buộc khi nào có điều kiện thì làm và thậm chí có nhiều lãnh đạo Việt còn mượn tiếng CSR đối với xã hội đểđánh bóng tên tuổi của mình nhằm khỏa lấp những hành động thực tế đi ngược hoàn toàn với tinh thần TNXH. Hiểu sai, hiểu

lao động, cổ đông, khách hàng, cộng đồng, môi trường tự nhiên và theo Global Compact Network Vietnam thì DN có thể chọn một hay nhiều lĩnh vực, tùy theo khả năng và điều kiện của mình, để thực hiện CSR) chính là căn nguyên đầu tiên tác động đến chuỗi quyết định và hành động còn thiếu điểm nhấn trong bức tranh thực hiện TNXH của DN Việt Nam.

Ý thức của NTD về việc thực hiện TNXH

Nhưđã phân tích ý thức của NTD về quyền lợi và lợi ích chính đáng từ phía DN ngành CNTD còn nhiều khiếm khuyết, điều này đã vô tình tiếp tay cho những hành vi sai trái của các DN ngành CNTD. NTD còn chưa hiểu hết nghĩa vụ và quyền lợi mà họ được hưởng. Mù mờ về luật cộng với trình tự, thủ tục khiếu nại, khiếu kiện rắc rối nhưng chưa biết có đem lại kết quả hay không đã khiến nhiều NTD chọn thái độ im lặng. Theo thống kê của Văn phòng phía Nam - Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam (Vinastas) và Hội Bảo vệ Quyền lợi NTD TP Hồ Chí Minh, những năm gần đây, số vụ khiếu nại đến văn phòng năm sau đều giảm hơn năm trước. Trong năm 2011 và nửa đầu năm 2012, Vinastas phía Nam tiếp nhận 258 vụ, Hội Bảo vệ Quyền lợi NTD TP.HCM tiếp nhận 198 vụ khiếu nại. Nhiều NTD nhẹ dạ, cả tin, không tìm hiểu kỹ thông tin về nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, không yêu cầu xuất hóa đơn nên khi mua nhầm hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng… rất khó khiếu nại. Thậm chí, NTD có tâm lý sợ phiền hà, sợ mất thời gian. Theo Vinastas phía Nam 5 tháng đầu năm 2012, số vụ nộp đơn khiếu nại giảm nhưng số cuộc gọi đến văn phòng nhờ tư vấn hoặc phản ánh về chất lượng hàng hóa dịch vụ lại tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2011, lên đến 602 vụ (hầu hết ý kiến yêu cầu được tư vấn khi mua phải hàng hóa không đạt chất lượng, không đúng giá niêm yết, gian lận, quảng cáo sai sự thật… nhưng DN không giải quyết hoặc giải quyết chậm trễ). Với hàng hóa giá trị thấp, NTD ngại khiếu nại vì sợ mất thời gian; với hàng hóa giá trị cao thì việc đòi quyền lợi thỏa đáng khó thành công. Nhiều trường hợp, các tổ chức bảo vệ NTD tiếp nhận khiếu nại, tổ

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)