6. Kết cấu đề tài
3.2.2.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp
Thời gian tới, để cải thiện điều kiện nâng cao TNXH của DN ngành công nghiệp hàng tiêu dùng Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống luật pháp theo hướng sau:
Một là, nâng cao chất lượng các quy định pháp luật và tăng cường trách nhiệm thực thi luật pháp.
Hai là, tập trung hoàn thiện luật và tính hiệu lực trong việc thực thi luật. Các trách nhiệm ngoài luật (đạo đức, từ thiện), cơ chế tự nguyện cần được khuyến khích vì đó là sự tương tác giữa DN và xã hội. Nhà nước chỉ nên tác động thông qua các cơ chế như NGOs, hiệp hội, mạng lưới cộng đồng giáo dục, nâng cao ý thức người lao động, người tiêu dùng;
Ba là thực hiện các chương trình truyền thông, giáo dục đào tạo về TNXH vào trong hệ thống giáo dục đào tạo, hệ thống dạy nghề;
Bốn là nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho DN và các đối tác liên quan. Cần thường xuyên cung cấp thông tin, kiến thức về pháp luật, các tiêu chuẩn tại DN và đặc biệt cần tuyên truyền phổ biến cho người lao động biết các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mình tại nơi làm việc. Cần gia tăng nhận thức vấn đề, kiến thức và chuyên môn vào tính quan trọng của việc thực hiện TNXH cho các đối tác có liên quan; nâng cao hệ thống quản lý để tuân theo các quy tắc ứng xử và các quy định pháp luật. Tổ chức những diễn đàn để trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm và hiệu quả của việc thực hiện TNXH với sự tham gia của nhiều tập đoàn, công ty lớn, các đơn vị giám sát độc lập, các tổ chức phi chính phủ nhằm mục đích tiêu chuẩn hoá những quy tắc giúp nâng cao cơ hội chia sẻ, học hỏi giữa các đối tượng với nhau;
Năm là tạo điều kiện tiếp cận và tra cứu văn bản pháp lý dễ dàng, văn bản pháp luật được cập nhật thường xuyên, hướng dẫn phương pháp xử lý khi có các xung đột giữa các quy tắc ứng xử; Khuyến khích những sáng tạo và thực hiện tốt TNXH. Tạo cơ chế và các biện pháp khen thưởng thích đáng cho những DN thực hiện tốt TNXH (có thể bằng vật chất như giảm thuế hoặc tinh thần như giới thiệu khách hàng, đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, trao tặng danh hiệu…). Bằng những phương tiện truyền thông đại chúng, tuyên truyền cho mọi DN và người lao động hiểu thống nhất về khái niệm và các nội dung của TNXHDN. Phát triển một bộ phận các DN thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử về TNXH tạo đà cho các DN khác thực hiện tiến tới việc thực hiện một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực tạo điều kiện cho việc thực thi pháp luật ngày càng tốt hơn. Có cơ chế hỗ trợ về tài chính khi cần thiết cho các DN gặp khó khăn trong quá trình thực hiện TNXH;
Sáu là tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật để có những biện pháp xử lý kịp thời khi các DN vi phạm giúp cho việc thực thi pháp luật được tốt hơn, bảo đảm một môi trường cạnh tranh công bằng giữa các DN. Củng cố các khâu yếu trong hệ thống thực thi và soát xét các biện pháp chế tài một cách xác đáng đểđảm bảo hiệu lực của luật pháp. Xây dựng cơ chế chuẩn hóa, giám sát phối hợp giữa đội ngũ thanh tra và đội ngũ các chuyên gia đánh giá, công ty đánh giá cấp chứng chỉ.
Bảy là, nâng cao chất lượng các quy định pháp luật bằng cách áp dụng RIA trong quá trình lập quy. RIA nghĩa là đánh giá tác động của văn bản luật, là công cụ tiên tiến được các nước phát triển áp dụng trong quá trình thiết kế luật. Đánh giá RIA giúp xác định giải pháp lập quy có phải là giải pháp cần thiết, hợp lý. Nếu có, RIA sẽ tìm ra mức độ lập quy phù hợp nhất để đạt được mục tiêu với chi phí thấp nhất cho DN. Một khi văn bản luật có tính chính xác cao, hiệu lực của các văn bản cũng được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, nhất thiết các cơ quan nhà nước cần phải tăng cường trách nhiệm thực thi luật trong lĩnh vực của mình.