Khái quát mô hình cấu trúc TNXH của các DN ngành CNTD Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 73)

6. Kết cấu đề tài

2.3.1.Khái quát mô hình cấu trúc TNXH của các DN ngành CNTD Việt Nam

Theo kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu, mô hình thực hiện TNXH của các DN ngành CNTD nước ta được thực hiện với 04 định hướng ở các mức độ khác nhau.

Về phía các nghà quản trị (xem Hình 2.2), kết quả điều tra về mức độ ưu tiên thực hiện các định hướng CSR của DN cho thấy hầu hết các DN đều lựa chọn định hướng NLĐ là ưu tiên số 1 (trên 50%); sau đó đến định hướng thị trường và định hướng môi trường tự nhiên với tỷ lệ lựa chọn ưu tiên số một lần lượt là 20% và 18%. Có 27% số nhà quản trị được hỏi lựa chọn định hướng môi trường tự nhiên và định hướng thị trường, 22% lựa chọn định hướng xã hội ở mức ưu tiên thứ hai. Ở mức ưu tiên thứ ba, sự lựa chọn khá thống nhất khoảng 27%. Còn ở mức ưu tiên thứ tư, có tới 40% ý kiến lựa chọn định hướng xã hội và chỉ có 4% ý kiến lựa chọn định hướng NLĐ. Như vậy, có thể thấy các nhà quản trị ở các DN khác nhau có quan điểm khác nhau vềưu tiên lựa chọn định hướng trong thực hiện

CSR, trong đó định hướng NLĐ được nhiều DN ưu tiên thực hiện hơn và định hướng xã hội ít được các DN ưu tiên thực hiện nhất.

Hình 2.2: Quan đim ca nhà qun tr DN ngành CNTD v mc độưu tiên thc hin các định hướng trong mô hình CSR

0,51 0,24 0,2 0,04 0,20 0,27 0,27 0,27 0,11 0,22 0,27 0,4 0,18 0,27 0,27 0,29 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Định hướng NLĐ Định hướng thị trường Định hướng xã hội Định hướng môi trường tự

nhiên

Ưu tiên số 1 Ưu tiên số 2 Ưu tiên số 3 Ưu tiên số 4

  Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra của nhóm nghiên cứu

Về phía người lao động, hầu hết các đánh giá việc thực hiện các nội dung trong mô hình CSR của DN ở mức trung bình và dưới trung bình (xem bảng 2.4). Trong đó nội dung được đánh giá cao nhất với giá trị trung bình 3.19 là định hướng môi trường tự nhiện và nội dung được đánh giá thấp nhất là định hướng xã hội (với giá trị trung bình là 2.56). Các nội dung định hướng môi trường tự nhiên và định hướng NLĐ cũng có giá trị trung bình ở mức dưới trung bình đạt 2.82 và 2.72. Đồng thời độ lệch chuẩn của nội dung định hướng NLĐ khá lớn (0.96102).

Bng 2.4: Đánh giá ca người lao động v các ni dung trong mô hình CSR Ni dung Mu Giá tr trung bình Độ lch chun

Định hướng người lao động 218 2.7242 .96102

Định hướng thị trường 218  2.8152 .86331

Định hướng xã hội 218  2.5567 .74749

Định hướng môi trường tự nhiên 218  3.1892 .8839

Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra của nhóm nghiên cứu

Từ những phân tích ở trên có thể thấy giữa NLĐ và nhà lãnh đạo trong các DN ngành CNTD có những đánh giá khá khác nhau về mô hình CSR của DN.

Tìm hiểu cụ thể các nội dung trong mô hình TNXH của các DN ngành CNTD nước ta để thấy rõ hơn những đánh giá nêu trên.

2.3.1.1. Thực trạng về việc thực hiện CSR định hướng NLĐ

Về phía nhà quản trị trong các DN ngành CNTD đánh giá cao về tầm quan trọng của các nội dung liên quan đến TNXH đối với NLĐ (xem Phụ lục 1). Trong đó các nhà quản trịđánh giá cao nhất tầm quan trọng của yếu tố trả công theo luật định và đãi ngộ xứng đáng, yếu tốđược đánh giá thấp nhất là NLĐ được cung cấp thông tin và tạo điều kiện tham gia vào các quyết định của DN.

Về phía NLĐ, đánh giá về các nội dung liên quan đến TNXH của DN ở nhiều mức độ khác nhau (xem Phụ lục 1). Trong đó, những nội dung được NLĐ đánh giá ở mức cao với giá trị trung bình trên 3.5 bao gồm: áp dụng luật pháp và quy tắc nơi làm việc; ngăn cấm LĐ cưỡng bức; ngăn cấm LĐ trẻ em (dưới 15 tuổi), ngăn cấm quấy rối và ngược đãi; ngăn cấm phân biệt đối xử NLĐ về chủng tộc, giới tính, địa vị xã hội, tôn giáo, tuổi tác; không áp dụng các hình phạt làm ảnh hưởng đến thể xác, tinh thần và văn hóa NLĐ... Có thể thấy đây đều là những nội dung liên quan đến quyền của NLĐ và hiện nay cơ bản đều được các DN ngành CNTD thực hiện tốt.

Những nội dung TNXH đối với NLĐ được đánh giá thực hiện ở mức trung bình (với GTTB lớn hơn 3 và nhỏ hơn 3.5) như: bồi thường và phúc lợi, sức khỏe và an toàn môi trường làm việc; Giáo dục và đào tạo cho NLĐ về ATVSLĐ; Các quyền hợp pháp của nhân viên về tự do hiệp hội, hội họp và thoả thuận tập thể; Trả công theo luật định, không áp dụng trừ lương do kỷ luật LĐ, giờ làm việc: theo pháp luật hiện hành, làm thêm giờ phải thỏa thuận và hưởng đãi ngộ theo quy định. Tuy nhiên, kết quả điều tra này dường như chưa phản ánh được hết thực tiễn vì theo số liệu điều tra năm 2011 của Bộ LĐTB&XH thì có tới 23,8% công nhân cả nước có thu nhập trên 1,5 triệu đồng/tháng hay tình trạng mất ATLĐ cũng là vấn đề rất đáng báo động hiện nay (chỉ có 54,7% số DN có chính sách để thực hiện các cam kết - kết quả điều tra tại hội thảo "Các giải pháp thúc đẩy việc thực hiện TNXH của DN trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế" được thực hiện năm 2011 của Bộ LĐ,TB&XH trên 75 DN thuộc các lĩnh vực khác nhau tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Quảng Ninh). Kết quả điều tra cũng cho thấy còn khá nhiều các yếu tốđiều kiện lao động gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người lao động nhưồn, rung, hơi khí độc, nóng khó chịu,...

(xem bảng 2.5)

Bảng 2.5: Các yếu tố điều kiện lao động gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người lao động

Đơn vị: %

Phân theo ngành

STT

Tiêu chí đánh giá Da giày – Dt may Thu sn

1.1 Có 7,3 43,8 1.2 ĐKLĐ có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ NLĐ Không 92,7 56,3 2.1 Bụi 66,7 7,1 2.2 Ồn 66,7 50,0 2.3 Rung 33,3 42,9 2.4 Hơi khí độc 33,3 28,6 2.5 Độẩm cao 71,4 2.6 Nóng, khó chịu 66,7 14,3 2.7 Các yếu tố điều kiện lao động gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người lao động

Khác 14,3

3.1 Có 7,3 38,7

3.2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có yếu tố nguy hiểm

dễ gây tai nạn Không 92,7 61,3

4.1 Sàn trơn, gồ ghề - 33,3

4.2 Máy móc không che chắn - -

4.3 Không có bibáo an toàn ển - -

4.4 Đường hẹp - 22,2

4.5 Hàng dễđổ 100,0 55,6

4.6 Vật liệu nổ

4.7

Các yếu tố nguy hiểm dễ gây tai nạn cho người lao động trong quá trình làm việc

Khác

Nguồn [08]

Dưới góc nhìn của NLĐ, những nội dung còn lại về TNXH được đánh giá thực hiện ở mức dưới trung bình (GTTB nhỏ hơn 3) đó là: NLĐ được đãi ngộ xứng đáng; được tạo cơ hội bình đẳng; được tạo cơ hội đào tạo và phát triển; được cung cấp thông tin và tạo điều kiện tham gia vào các quyết định của DN... đều là những trách nhiệm mang tính khuyến khích và không bắt buộc trong các quy định của pháp luật.

Nhìn chung, có thể nhận thấy việc thực hiện TNXH đối với NLĐ của các DN ngành CNTD nước ta vẫn mới chỉ dừng ở mức chấp hành theo quy định của pháp luật chứ chưa chủ động tình nguyện thực hiện những quy định không mang tính bắt buộc và có sự chênh lệch giữa quan điểm về tầm quan trọng của các nội dung liên quan đến trả công, môi trường làm việc, học tập, phát triển,... giữa các nhà quản trị và thực tế nhìn nhận của NLĐ trong các DN.

2.3.1.2. Thực trạng về việc thực hiện CSR định hướng xã hội

CSR định hướng xã hội của DN ngành CNTD được thể hiện thông qua một số hoạt động như: đóng góp phát triển cơ sở hạ tầng địa phương, tham gia các hoạt động từ thiện, tài trợ các chương trình thể thao, văn hóa cho địa phương, xã hội, tạo điều kiện cho NLĐ tham gia các hoạt động xã hội, tài trợ cho đào tạo, phát triển nhân tài, các hoạt động về dân số, sức khỏe và cộng đồng.

Theo đánh giá của các nhà quản trị trong các DN, tất cả các nội dung này đều ở mức khá quan trọng trở lên (với GTTB lớn hơn 3). Tuy nhiên việc thực hiện các hoạt động này đều được đánh giá ở mức thấp hơn (xem Hình 2.3).

Hình 2.3: Quan đim ca nhà qun tr trong các DN ngành CNTD v tm quan trng và mc độ thc hin các ni dung SCR định hướng xã hi

Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra của nhóm nghiên cứu

Trong đó: 1.Đóng góp phát triển cơ sở hạ tầng địa phương; 2.Tham gia các hoạt động từ thiện; 3.Tài trợ chương trình thể thao, văn hóa cho địa phương, XH; 4. Tạo điều kiện cho NLĐ tham gia các hoạt động XH; 5. Tài trợ cho đào tạo, phát triển nhân tài, các hoạt động về dân số, sức khỏe và cộng đồng.

Cụ thể: Hoạt động đóng góp phát triển cơ sở hạ tầng địa phương được đánh giá có tầm quan trọng ở mức GTTB bằng 3.46 và mức đánh giá là 2.67. Hoạt động tham gia các hoạt động từ thiện được lựa chọn ở mức quan trọng cao nhất với GTTB bằng 3.52. Hoạt động tài trợ các chương trình thể thao, văn hóa cho địa phương có tầm quan trọng ở mức khá với GTTB bằng 3.15, trong khi việc thực hiện cũng chỉ được đánh giá ở mức 2.67. Tạo điều kiện cho NLĐ tham gia các hoạt động xã hội được các nhà quản trị đánh giá tầm quan trọng ở mức thấp nhất với GTTB là 2.89 nhưng việc thực hiện lại được đánh giá ở mức cao hơn là 3.33. Lý giải điều này các nhà quản trị cho biết, họ luôn sẵn sàng khuyến khích tạo điều kiện cho NLĐ. Mặc dù vậy, qua tìm hiểu nhóm nghiên cứu nhận thấy nhiều DN

động tài trợ cho đào tạo, phát triển nhân tài, các hoạt động về dân số, sức khỏe và cộng đồng cũng được đánh giá là có tầm quan trọng ở mức cao với GTTB là 3.45 và mức thực hiện là 3.12. Từ việc phân tích trên có thể nhận thấy các nhà quản trị trong các DN đều ý thức được tầm quan trọng của việc thực hiện các hoạt động CSR định hướng xã hội, tuy nhiên họ chưa có điều kiện để thực hiện tốt các TNXH đó.

Công trình nghiên cứu về Hoạt động xã hội của DN Việt Nam do Trung tâm hỗ trợ phát triển cộng đồng LIN thực hiện năm 2010 cũng xác định rằng hoạt động xã hội đang gia tăng ở Việt Nam và nhiều triển vọng tốt đẹp tiếp tục với xu hướng này trong tương lai. Các DN được điều tra cho biết rằng họ cũng muốn các hoạt động xã hội theo hướng có chiến lược hơn. Tuy nhiên, một số lượng đáng kể các công ty khá phân tán hoạt động xã hội và dường như thiếu một chủ đích rõ ràng ngoài niềm tin và giá trị cá nhân của một hay vài nhân vật điều hành hay là nỗ lực khơi gợi mong muốn làm điều tốt giữa các bên liên quan…

Thực tế cũng cho thấy, hầu hết nguồn lực DN ngành CNTD thường dùng để hỗ trợ cộng đồng là khoản những đóng góp bằng tiền mặt. Tiền được các công ty dùng dưới nhiều hình thức đa dạng như: (i) Trợ cấp hoặc các chương trình tài trợ thông qua một cơ quan đầu mối như Hội Chữ Thập Đỏ, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Save the Children Fund, CARE, vv…; (ii) Thực hiện các chương trình tài trợ dưới dạng quảng cáo, kết hợp hoạt động xã hội với sản phẩm hay dịch vụ của công ty, ví dụ: Đấu giá nghệ thuật của tổ chức Phẫu thuật Nụ cười, tài trợ các giải bóng đá, golf và tennis, ca nhạc tạp kỹ, hòa nhạc, và/hoặc các chương trình TV; Tặng sản phẩm hay dịch vụ, trang thiết bị hay nguồn lực của mình; (iii) Tham gia vào sự nghiệp xã hội hóa giáo dục và đào tạo như thành lập quỹ học bổng cho học sinh, sinh viên vượt qua khó khăn (ví dụ quỹ học bổng “SCG Chung một ước mơ” do Tập đoàn SCG và Báo Tuổi Trẻ cùng chung tay tổ chức hay chương trình học bổng “Vinamilk - ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam”, “Đèn đom đóm” của Dutch Laydy... – xem phụ lục 3, 4). Nghiên cứu lý do các công ty thực hiện CSR đối với xã hội cho thấy các DN ngành CNTD Việt Nam lý giải việc thực hiện CSR của mình cũng rất đa chiều, cụ thể như: (i) Mong muốn đóng góp phần nào đó trở lại cho cộng đồng; (ii) Là một phương pháp chiến lược nhằm xây dựng nhãn hiệu hay hình ảnh công ty; (iii) Thể hiện TNXH của DN; (iv) Là khoản đầu tư vào môi trường kinh doanh; (v) Cam kết xây dựng những mối quan hệ nội bộ.

2.3.1.3. Thực trạng thực hiện CSR định hướng thị trường

Theo đánh giá của các nhà quản trị trong DN, họ cũng chỉ thực hiện các nội dung TNXH định hướng thị trường ở mức trung bình (xem Hình 2.4). Cụ thể:

Về phát triển quan hệ đối tác dài hạn và thực hiện các cam kết với khách hàng, nhà cung cấp, đối tác khác: Đánh giá ở mức trên trung bình giá trị là 3.2842. Con số có vẻ khả quan này cần được đặt bên cạnh đánh giá của các các tổ chức và DN khách hàng quốc tế là phần nhiều các DN Việt Nam nói riêng chưa có chiến lược phát triển quan hệ đối tác dài hạn với khách hàng và nhà cung cấp để có cái nhìn đầy đủ hơn tránh sự chủ quan của các DN.

Về chất lượng hàng hóa và tính an toàn của sản phẩm. Đánh giá ở mức trung bình khá tương đồng với đánh giá của xã hội. Vẫn còn rất nhiều DN cung cấp ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng, và bị khách hàng khiếu nại. Bằng chứng là khi gõ google với cụm từ “NTD khiếu nại” chỉ trong vòng 0,13 giây đã cho 1.360.000 kết quả. Con số này cho thấy thực trạng NTD bị xâm phạm là không nhỏ.

Về hoạt động quảng cáo. Hoạt động quảng cáo của các DN ngành CNTD hiện nay đứng trước tình trạng tự phát, yếu kém về nhân lực, trình độ, lệ thuộc vào DN nước ngoài. Một thực tế là nhiều DN lạm dụng quảng cáo lăng xê quá mức gây hiểu sai, tốn kém. Vấn đềđặt ra là DN làm quảng cáo và các cơ quan quản lý quảng cáo phải có cách nhìn định hướng đối với ngành quảng cáo, coi quảng cáo như một ngành kinh tế thực sự chiến lược để phát triển lâu dài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.4: Đánh giá ca các nhà qun tr DN ngành CNTD v vic thc hin CSR định hướng th trường

Trong đó: 1.Phát triển quan hệđối tác dài hạn với khách hàng, nhà cung cấp; 2.Cạnh tranh lành mạnh; 3.Nỗ lực cải thiện chất lượng hàng hóa, tính an toàn của sản phẩm; 4.Không phân biệt đối xử trong định giá, chất lượng sản phẩm với khách hàng, đối tác; 5.Quảng cáo trung thực, đạo

đức; 6.Thực hiện đúng các cam kết với khách hàng, nhà cung cấp, đối tác khác; 7.Ưu tiên ký các hợp đồng với đối tác địa phương; 8.Thúc đẩy thực hiện các bộ tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử; 9. Hỗ

trợ và tham gia các hiệp hội, liên minh.

Về chất lượng hàng hóa và tính an toàn của sản phẩm. Đánh giá ở mức trung bình khá tương đồng với đánh giá của xã hội. Vẫn còn rất nhiều DN cung cấp ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng, và bị khách hàng khiếu nại. Bằng chứng là khi gõ google với cụm từ “NTD khiếu nại” chỉ trong vòng 0,13 giây đã cho 1.360.000 kết quả. Con số này cho thấy thực trạng NTD bị xâm phạm là không nhỏ.

Về hoạt động quảng cáo. Hoạt động quảng cáo của các DN ngành CNTD hiện nay đứng trước tình trạng tự phát, yếu kém về nhân lực, trình độ, lệ thuộc vào DN nước ngoài. Một thực tế là nhiều DN lạm dụng quảng cáo lăng xê quá mức gây hiểu sai, tốn kém. Vấn đềđặt ra là DN làm quảng cáo và các cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 73)