Lựa chọn mô hình CSR phù hợp

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 104)

6. Kết cấu đề tài

3.2.1.3.Lựa chọn mô hình CSR phù hợp

Như đã phân tích trong thực trạng, hiện các DN ngành CNTD Việt Nam đang thực hiện mô hình định hướng TNXH với 04 định hướng ở các mức độ khác

Công dân tốt

Giảm bớt các tác hại xuất phát trong chuỗi giá trị

Chiến lược từ thiện thúc

đẩy các ứng xử và năng lực củng cố sự dẫn đầu trong cạnh tranh

CSR Thụđộng (Phản ứng)

Xây dựng chuỗi giá trị vì lợi ích xã hội đồng thời gắn liền với việc củng cố chiến lược CSR chủđộng (Chiến lược) Các vấn đề chung của xã hội Ảnh hưởng từ chuỗi giá trị Bối cảnh cạnh tranh

nhau: định hướng người lao động, định hướng thị trường, định hướng xã hội và định hướng môi trường tự nhiên. Các nhà quản trị các DN này cũng có quan điểm khác nhau về ưu tiên lựa chọn trong định hướng thực hiện CSR, trong đó định hướng người lao động được nhiều DN ưu tiên thực hiện hơn, định hướng xã hội được DN ít ưu tiên thực hiện nhất.

Thời gian tới cùng với việc nâng cao nhận thức về TNXH của DN ngành CNTD, các nhà quản trị các DN này cần có sự lựa chọn mô hình thực hiện TNXH cho phù hợp. Trong đó, mô hình CSR phù hợp với các DN ngành CNTD chính là mô hình hỗn hợp. Bởi lẽ thực tế đã chứng minh, với DN ngành CNTD, nếu chỉ định hướng thực hiện CSR theo một trong các định hướng kể trên không thôi thì chưa đủ. Cần phải thực hiện CSR theo cả 4 định hướng: định hướng người lao động, định hướng thị trường, định hướng xã hội và định hướng môi trường tự nhiên.

Cụ thể như sau:

- Định hướng người lao động: các DN ngành CNTD cần thực hiện TNXH theo định hướng hướng tới các nội dung: bồi thường và phúc lợi; sức khỏe và an toàn môi trường làm việc; giáo dục và đào tạo cho người lao động về ATVSLĐ; các quyền hợp pháp của nhân viên về tự do hiệp hội, hội họp và thỏa thuận tập thể; trả công theo luật định; không áp dụng trừ lương do lỷ luật lao động. Cần không chỉ dừng lại mức chấp hành theo quy định của pháp luật mà cần chủđộng tình nguyện thực hiện những quy định không mang tính bắt buộc.

- Định hướng thị trường: chú trọng phát triển quan hệ đối tác dài hạn và thực hiện các cam kết khách hàng, nhà cung cấp, các đối tác khác; chất lượng hàng hóa và tính an toàn của sản phẩm. Ngoài ra với hoạt động quảng cáo cũng vậy, cần tránh tình trạng lạm dụng quảng cáo lăng xê quá mức gây hiểu sai, tốn kém.

- Định hướng xã hội: tham gia các hoạt động đóng góp hạ tầng địa phương, từ thiện, tài trợ thể thao, văn hóa cho địa phương, xã hội, tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động xã hội, tài trợ cho đào tạo, phát triển nhân tài. Các DN ngành CNTD cần có sự lựa chọn để thực hiện TNXH đối với định hướng xã hội sao cho phù hợp với ngân sách của DN trong từng giai đoạn nhất định.

- Định hướng môi trường tự nhiên: các DN ngành CNTD cần chú ý đảm bảo thực hiện TNXH định hướng người lao động, thị trường, xã hội và đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo có công nghệ xử lý môi trường.

Các nhà quản trị các DN ngành CNTD có thể tham khảo mô hình TNXH theo cách tiếp cận giá trị của Porter và Kramer (2006) như sau:

Bng 3.2. Trách nhim xã hi theo cách tiếp cn chui giá tr

Chuỗi giá trị Các vấn đề liên quan đến CSR

Các hoạt động hỗ trợ

Cơ sở hạ tầng DN (quản lý, tài chính, kế hoạch, ...)

Thực hàng báo cáo tài chính trung thực; Quản lý hoạt động của DN và minh bạch hóa; thúc đẩy thay đổi chính sách; gắn liền với cổđông

Quản trị nguồn nhân lực (đào tạo, tuyển dụng, đãi ngộ,...)

Đào tạo đối với người lao động; điều kiện việc làm an toàn; đánh giá đúng sựđa dạng và phân biệt hóa; chăm sóc sức khỏe và các lợi ích khác; chếđộđãi ngộ đối với người lao động; quan hệ với các trường, viện nghiên cứu; sử dụng các nghiên cứu có tính đạo đức. Nghiên cứu và phát triển

(sản phẩm và thị trường)

Sản xuất ra các sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng; Sử dụng các nguồn nguyên liệu bền vững; Sử dụng các nguồn nguyên liệu và sản xuất các sản phẩm tái chế

Mua (vật tư, máy móc, dịch vụ ngoài...)

Mua và thực hiện chuỗi cung ứng sạch (tránh các hành vi bất minh trong mua bán, sử dụng lao động trẻ em; giá cả phù hợp với nông dân...); Tối đa hóa nguồn lực tự nhiên

Tác nghiệp trực tiếp

Logistic mua (nhập nguyên vật liệu và quản lý kho ...)

Ảnh hưởng đến việc vận chuyển (hiệu ứng nhà kính, tắc ngẽn đường)

Vận hành (tạo sản phẩm, dịch vụ,...) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bức xạ và chất thải; Ảnh hưởng đến sinh thái và đa dạng sinh học; sử dụng năng lượng và nước sạch; điều kiện an toàn trong lao động và quan hệ với người lao động; nguồn vật liệu nguy hiểm

Logistic bán (nhận đơn hàng, phân phối sản phẩm, dịch vụ)

Đóng gói rác thải; các ảnh hưởng của việc vận chuyển

Marketing và bán (bán, khuyến mại, quảng cáo...)

Các hoạt động Marketing và quảng cáo (sự trung thực và tác động đến trẻ em...); chính sách giá (không lũng đoạn giá, quan tâm đến giá đối với người nghèo); An toàn thông tin của khách hàng Dịch vụ sau khi bán (hỗ

trợ khách hàng, sửa chữa, thay thế,...)

Loại bỏ sản phẩm cũ; đảm bảo việc thay thế và vận hàng cho khách hàng (dầu ô tô, mực in...); an toàn thông tin của khách hàng

Giá trị gia tăng

Bất cứ hoạt động nào của DN trong thực hiện hoạt động kinh doanh cũng gắn với các vấn đề xã hội. Nếu các DN lựa chọn được mô hình thực hiện CSR phù hợp sẽ chủđộng trong thực thi TNXH cùng với thực hiện các chiến lược, mục tiêu kinh doanh và chủđộng được trong quá trình phát triển DN với tư cách là một DN ngành CNTD thực hiện tốt TNXH và được sự phát triển bền vững lâu dài trong tương lai. Điều này giúp tác động đến các DN trong việc nắm bắt các cơ hội và thách thức phát triển bền vững, gắn liền các lợi ích và trách nhiệm kinh tế với các lợi ích và trách nhiệm đối với người lao động, thị trường, môi trường và xã hội.

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 104)