Quan điểm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành CNTD Việt

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 97)

6. Kết cấu đề tài

3.1.Quan điểm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành CNTD Việt

3.1. Quan điểm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành CNTD Việt Nam Việt Nam

Như chúng ta đã biết TNXH (CSR - Corporate Social Responsibility) được Hội đồng thế giới và Phát triển bền vững (WBCSD) khẳng định là: “cam kết của DN đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung”.

TNXH ngày nay là một vấn đề mang tính toàn cầu và hiện đã và đang là một phần của “luật chơi” trong nền kinh tế thế giới. Cùng với việc trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam buộc phải chấp nhận các “quy luật chung” của thế giới, trong đó, việc đẩy mạnh thực hiện TNXH là một trong những vấn đề buộc phải làm không phải chỉ trên bình diện DN, mà còn ở trên bình diện ngành, địa phương và quốc gia. Gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện 6 hiệp định chính, trong đó có Hiệp định Hàng rào kỹ thuật thương mại (bao gồm tiêu chuẩn TNXH). Trên thế giới, các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa không chỉ về chất lượng mà còn cả về khía cạnh xã hội. Một số sản phẩm được xuất khẩu ra thị trường quốc tế cần đảm bảo các tiêu chuẩn do phía đối tác yêu cầu như môi trường (ISO 14000), các bộ quy tắc ứng xử (COCs) của các nhà nhập khẩu, các tổ chức độc lập quy định các vấn đề về lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, chống phân biệt đối xử, môi trường và an toàn sức khỏe nghề nghiệp…). Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, các tiêu chuẩn TNXH đang trở thành một trong những điều kiện trong buôn bán thương mại. Đối với các DN, đó là các luật chơi mới, buộc phải tham gia và nếu chấp nhận cuộc chơi có khả năng đi xa hơn. Trong cuộc chơi này, họ cần phải nỗ lực đầu tư, nỗ lực cải tiến, nỗ lực chứng minh, các tiêu chuẩn lao động và môi trường.

DN ngành công nghiệp hàng tiêu dùng là các DN sản xuất có quy mô lớn, hàng hóa của nó phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu trong xã hội - đó là các DN ngành dệt may, ngành da giày, ngành chế biến thực phẩm... Những DN ngành

CNTD thường sử dụng lao động với số lượng lớn, có giá trị sản xuất công nghiệp đáng kể, sử dụng các nguồn lực xã hội không nhỏ... Hơn nữa, thực tế nếu như trên thế giới hiện nay đã có khoảng hơn 1000 bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct) như: SA8000, WRAP, FLA, ETI... liên quan đến CSR thì ở nước ta các DN công nghiệp tiêu dùng còn rất hạn chế trong việc tiếp cận và triển khai CSR (từ nhận thức, triển khai đến nâng cao lợi ích và trách nhiệm từ CSR).

Vì vậy trong thời gian tới, để nâng cao TNXH của DN ngành công nghiệp hàng tiêu dùng, cần tuân theo quan điểm chung như sau:

Thứ nhất, việc đề xuất các giải pháp đối với việc nâng cao TNXH của DN ngành CNTD cần đứng trên góc độ tổng thể cả từ phía trong và ngoài các DN này, vì vậy cần thiết đưa ra các giải pháp cho các DN ngành CNTD, đối với các cơ quan quản lý nhà nước và đối với xã hội.

Thứ hai, các DN ngành CNTD Việt Nam trong quá trình thực thi hoạt động cần có sự chuyển biến các hình thức thực thi thụ động, đáp ứng những yêu cầu tối thiểu theo cách thụđộng và ngẫu hứng sang xây dựng chiến lược thực thi TNXH chủ động như là một công cụ chiến lược. Bởi vì thực thi chiến lược xã hội có tính chiến lược là một trong những cách tiếp cận để các DN có thể thực thi TNXH một cách bài bản, có tính lâu dài bền vững và thực sự thu lại được hiệu quả thông qua việc sử dụng CSR như là một công cụ cạnh tranh dài hạn của DN.

Thứ ba, cần tập trung nâng cao TNXH của DN ngành CNTD Việt Nam một cách đầy đủ toàn diện: từ khâu nâng cao nhận thức đến lựa chọn mô hình, tổ chức thực hiện và nâng cao hiệu lực kiểm soát việc thực thi TNXH của các DN này đồng thời phải chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện các giải pháp đó một cách hữu hiệu.

Thứ tư, cần thiết cải thiện điều kiện nâng cao TNXH của các DN ngành CNTD: nhưđổi mới công tác quản lý Nhà nước, hoàn thiện hệ thống luật pháp,.... Điều này giúp tạo ra cơ sở cho quá trình thực hiện TNXH của các DN ngành CNTD.

Thứ năm, chú trọng nâng cao ý thức xã hội về TNXH nhằm có những tác động theo chiều hướng tích cực đối với DN ngành CNTD Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 97)