Khuyến khích và phát triển ”cơ chế xã hội dân sự” ở các địa phương để là

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 117)

6. Kết cấu đề tài

3.2.2.3. Khuyến khích và phát triển ”cơ chế xã hội dân sự” ở các địa phương để là

đối trọng với DN trong thực hiện TNXH

Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, tầm quan trọng TNXH chỉ được nhấn mạnh và trở nên cấp thiết khi xây dựng được một cơ chế giám sát đồng bộ kết hợp giữa chính quyền và các lực lượng dân sự trong xã hội.

Ở nước ta, mỗi khi có những vụ vi phạm đạo đức kinh doanh, ô nhiễm môi trường xảy ra, người ta thường đổ tất cả tội lỗi cho DN. Tuy nhiên, như đã được bàn đến, DN nào cũng lấy lợi ích làm nền tảng, do đó họ luôn có khuynh hướng tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Trong bối cảnh khuôn khổ pháp luật không chặt chẽ, thống nhất, hệ thống thực thi pháp luật bị buộc lỏng, kém hiệu lực

lợi ích của cộng đồng như hiện nay, thì nhà nước thực chất vô tình tạo ra môi trường tốt để các công ty lợi dụng và coi nhẹ TNXH của mình. Muốn đảm bảo CSR, Nhà nước cần phải khuyến khích và phát triển các cơ chế “xã hội dân sự” ở địa phương, để làm đối trọng với DN. Đối trọng với DN không có nghĩa DN luôn luôn xấu. Thực ra, DN có tính trung lập trong khía cạnh họ luôn thích ứng với môi trường chính trị, pháp lý, xã hội. Tạo ra đối trọng ở đây có nghĩa tạo ra cơ chế xã hội đủ sức mạnh để giám sát CSR.

Tự cơ chế xã hội ở từng địa phương sẽ cho phép người dân có tiếng nói trọng lượng hơn đối với DN trước những tác động tiêu cực DN có thể gây ra, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của cộng đồng được tôn trọng. Điều đó giúp giảm khối lượng công việc và chi phí cho hệ thống các cơ quan quản lý hành chính của nhà nước từ trung ương xuống địa phương trong việc giám sát và quản lý CSR. Khung khổ ba bên nhà nước - xã hội - DN đó sẽđảm bảo đạt được CSR một cách tối ưu, để DN hoạt động trong một môi trường mà các lợi ích kinh tế của DN hòa thuận với lợi ích xã hội của cộng đồng thành một chỉnh thể thống nhất.

Bên cạnh vai trò của nhà nước, rõ ràng là cần phải có vai trò bổ sung của xã hội dân sự nhằm phát huy các mặt tích cực của nhà nước, đồng thời bổ sung cho nhà nước, giám sát và hạn chế các hành vi tư lợi, lạm dụng chức quyền của nhà nước.

Đồng thời cần thành lập cơ quan chuyên trách quản lý, giám sát các vấn đề về CSR đồng thời cần tiêu chuẩn hóa các yêu cầu về CSR đối với các DN kinh doanh nội địa cũng như quốc tế. Với việc ban hành các văn bản hướng dẫn thể hiện bộ quy chuẩn này, các DN sẽ được thúc đẩy quan tâm đến CSR hơn và dễ dàng thực hiện hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)