6. Kết cấu đề tài
2.1.1. Giới thiệu các doanh nghiệp ngành CNTD Việt Nam
Ngành CNTD là một trong những ngành công nghiệp ra đời rất sớm ở Việt Nam. Cùng với quá trình phát triển của nhân loại, khi các ngành công nghiệp trên thế giới bắt đầu phát triển, đưa các thiết bị máy móc vào trong sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người thì ngành CNTD ở nước ta bắt đầu hình thành. Những sản phẩm CNTD đầu tiên ở nước ta có thể kể đến như sản phẩm may mặc, giày da, chế biến thực phẩm, đồ gỗ...
Trong quá trình phát triển đất nước, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngành CNTD nước ta ngày càng phát triển và mở rộng. Nhiều sản phẩm mới của ngành CNTD nước ta đã ra đời, phát triển và trưởng thành, góp phần đưa ngành CNTD nước ta trở thành một trong những ngành kinh doanh đem lại giá trị sản xuất cao nhất và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân... Quá trình hội nhập kinh tế quốc tếđã tạo ra môi trường mở nhưđộng lực thúc đẩy ngành CNTD nước ta ngày càng vươn cao và rộng hơn. Bên cạnh việc sản xuất và kinh doanh các mặt hàng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, các DN ngành CNTD nước ta cũng không ngừng cải tiến, đổi mới và phát triển nhằm đưa hàng CNTD Việt Nam vào rất nhiều thị trường quốc tế. Những mặt hàng như dệt may, da giày, thủy sản, lương thực... của Việt Nam trở thành những mặt hàng quen thuộc tại các thị trường châu Mỹ, châu Âu, châu Á... Các DN hoạt động trong ngành CNTD kinh doanh rất nhiều các loại sản phẩm khác nhau, đó là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng trong nước hoặc nước ngoài. Ghi nhận từ các doanh nghiệp CNTD Việt Nam được xem xét trên các khía cạnh:
Một là, DN ngành CNTD đóng góp lớn vào GDP mang lại nhiều việc làm, thu nhập cho người lao động. Ngành Dệt may Việt Nam là ngành xuất khẩu dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu. Theo thông tin từ Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang thuộc Đại học Bách Khoa trên cả nước ngành dệt may có hơn 2.500 DN và sử dụng gần 3 triệu lao động. Ngành Thủy sản Việt Nam với hàng nghìn DN trải dài trên khắp cả nước tập trung tại các vùng có lợi thế nuôi trồng, chế biến
thủy sản đã tạo ra không chỉ việc làm cho hơn 4 triệu lao động mà còn là động lực để phát triển ngành nông nghiệp nuôi trồng thủy sản. Ngành giày da Việt Nam cũng có số lượng DN phát triển và tạo ra lượng việc làm ngang với ngành dệt may...
Hai là, DN ngành CNTD là lực lượng quan trọng của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Từ những bước đi sơ khởi ban đầu của sự nghiệp Đổi mới, các DN ngành CNTD Việt Nam đã ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong việc chuyển từ hình thức gia công là chủ yếu sang xuất khẩu FOB và tham gia ngày càng nhiều hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu trong một số ngành hàng. Mặc dù vậy, giá trị sản phẩm của nước ta nhìn chung vẫn còn thấp hơn nhiều so với thế giới (ví dụ 1kg cà phê do DN Việt Nam xuất khẩu chỉ bằng 1/100 so với các DN có thương hiệu trên thế giới). Tiềm năng chưa khai thác của DN ngành CNTD Việt Nam còn đang “lẫn trốn” trong các giải pháp gia tăng giá trị sản xuất hay chính là gia tăng chất xám của người Việt Nam trong hàng Việt Nam.
Ba là, DN ngành CNTD là lực lượng tiên phong trong hội nhập quốc tế với những đóng góp lớn nhất vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước (xem Bảng 2.1). Cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch dần từ sản phẩm thô (dầu mỏ, than đá, cao su, gạo) sang sản phẩm công nghiệp chế biến, kể cả sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn với việc thâm nhập sâu hơn vào các thị trường trọng yếu trên thế giới như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản.