Nâng cao nhận thức về TNXH tại DN ngành CNTD Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 99)

6. Kết cấu đề tài

3.2.1.1.Nâng cao nhận thức về TNXH tại DN ngành CNTD Việt Nam

Như đã phân tích trong phần thực trạng, một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong thực hiện TNXH của các DN ngành công nghiệp hàng tiêu dùng ở Việt Nam chính là nhận thức về TNXH của các chủ DN, các nhà quản trị các DN này. Vì vậy, thời gian tới các DN ngành CNTD Việt Nam cần được nâng cao nhận thức về TNXH.

Các DN ngành công nghiệp hàng tiêu dùng cần nhận thức được rằng TNXH DN là sự tự nguyện của DN cam kết thực hiện tốt các vấn đề về lao động, môi trường và hoạt động kinh doanh trên cơ sở tuân thủ các luật pháp quốc gia, thông lệ quốc tế và đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia một cách bền vững.

TNXH của DN ngành công nghiệp hàng tiêu dùng cũng như TNXH của các loại hình DN khác bao gồm 4 trách nhiệm chính: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và đóng góp cộng đồng. Trong đó:

• Trách nhiệm kinh tế thể hiện qua hiệu quả tăng trưởng, mục tiêu thành lập DN là lợi nhuận nhưng không phải giành được bằng mọi cách. Mọi trách nhiệm khác đều phải dựa trên trách nhiệm kinh tế của DN;

• Trách nhiệm pháp lý thể hiện ở chỗ mọi DN khi tiến hành hoạt động phải tuân thủ luật pháp; Nhà nước có trách nhiệm luật hóa các quy tắc xã hội, đạo đức vào văn bản luật, để DN theo đuổi mục tiêu kinh tế trong khuôn khổ đó một cách công bằng và đáp ứng được các chuẩn mực và giá trị cơ bản mà xã hội mong đợi ở họ. Trách nhiệm kinh tế và pháp lý là hai bộ phận cơ bản, không thể thiếu của TNXH DN.

• Trách nhiệm về đạo đức là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận nhưng chưa được luật hóa vào văn bản luật. Đó là văn hóa DN, các hành vi ứng xử với người lao động, với các bên liên quan như nhà đầu tư, đối tác, người tiêu dùng… hợp đạo đức được xã hội chấp nhận;

• Trách nhiệm đóng góp cộng đồng không chỉ là những hoạt động mang tính từ thiện mà đòi hỏi có những hoạt động góp phần giảm nghèo, tăng quyền, phát triển nguồn nhân lực…

Trong thời gian trước, TNXH DN được hiểu là các hoạt động cộng đồng mang tính chất từ thiện hoặc sự thực hiện thụ động của các DN xuất khẩu bằng việc tuân thủ các yêu cầu do các công ty nhập khẩu đưa ra thông qua các bộ quy tắc ứng xử (CoC). Hiện nay DN và các tổ chức liên quan đang thúc đẩy quá trình thực hiện TNXHDN nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

Các DN ngành công nghiệp hàng tiêu dùng cũng cần nhận thức, ít nhất đã có bốn nhóm đối tượng mà DN phải có trách nhiệm trong ứng xử đối với các đối tượng sau đây:

¾ Thị trường và người tiêu dùng, bao gồm cả nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung ứng và hợp tác;

¾ Người lao động;

¾ Cộng đồng trong khu vực và trong xã hội trong nước và thế giới (như vụ sữa nhiễm độc melamine của công ty Tam Lộc ở Trung Quốc);

¾ Môi trường sống.

Đối với thị trường và người tiêu dùng, DN ngành công nghiệp hàng tiêu dùng phải bảo đảm chữ “tín”, bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thực hiện đúng các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, thực hiện các cam kết dịch vụ sau khi bán nhưđã bảo đảm với khách hàng, không quảng cáo quá sự thật. Pháp luật không thể quy định và tiết chế tất cả các hoạt động của DN. Chính DN phải bảo đảm thương hiệu của mình bằng cách duy trì chất lượng, tính ổn định của chất lượng sản phẩm, dịch vụ không vượt ra khỏi các quy định của pháp luật. Trong kinh doanh, DN có quan hệ không chỉ với khách hàng, mà còn quan hệ với các nhà đầu tư ngân hàng, nhà cung ứng các sản phẩm, dịch vụ trợ giúp, các viện khoa học, trường đại học thực hiện các dịch vụ nghiên cứu, giảng dạy, thiết kế, v.v.. Trong tất cả các mối quan hệ đó, DN không chỉ thực hiện đúng các cam kết theo Luật Dân sự, Luật Hợp đồng, mà còn phải từ bỏ tham vọng làm “giàu nhanh” một cách bất chính bằng cách lừa đảo khách hàng và đối tác. Việc làm giàu của DN không những phải phù hợp với pháp luật, mà còn phải bảo đảm và tôn trọng lợi ích chính đáng và hợp pháp của khách hàng và đối tác. Như vậy, cách làm giàu “chụp giật” là hoàn toàn xa lạ với TNXH. Không thể chỉ trông đợi vào sự tự nguyện hay kêu

gọi đạo đức, luật pháp, người tiêu dùng, xã hội phải phát hiện, ngăn chặn và trừng phạt các hành động gian trá, lừa đảo, đồng thời khuyến khích, ủng hộ các DN làm ăn chính đáng.

Bng 3.1. Các hot động có TNXH ca DN

STT Hoạt động Loại hoạt động có trách nhiệm XH

1 Marketing Quảng cáo sản phẩm một cách trung thực, đầy đủ 2 Sản phẩm An toàn, tin cậy, chất lượng cao

3 Công cụ Phù hợp, an toàn

4 Môi trường Trong sạch, an toàn cho người lao động

5 Pháp luật Chếđộ phúc lợi nội bộ, bảo hiểm XH, bảo hiểm y tế,… 6 Từ thiện Tặng học bổng, tài trợ nghệ thuật văn hóa,,,

Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của nhóm tác giả

Đối với người lao động, DN ngành công nghiệp hàng tiêu dùng phải coi người lao động là tài sản lớn nhất của mình, chăm lo cuộc sống vật chất và tinh thần cho người lao động, bảo đảm cho người lao động không chỉ tái sản xuất sức lao động, mà còn được nâng cao trình độ chuyên môn, chăm lo sức khoẻ cho người lao động. Về phía người lao động cũng phải tôn trọng các cam kết trong hợp đồng lao động, làm việc tại DN phù hợp với những cam kết khi được bồi dưỡng, nâng cao trình độ. Luật pháp phải bảo đảm sự cân bằng lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động, giữa hai bên phải thường xuyên trao đổi thông tin để thông cảm lẫn nhau, tránh sự hiểu lầm không cần thiết hay sự ưu đãi thái quá cho một bên. DN cũng cần phải tôn trọng và bảo vệ môi trường vì lợi ích của các thế hệ mai sau.

Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều tiêu chuẩn, định mức quy định chếđộ hạch toán xã hội (social accounting), kiểm toán xã hội (social auditing) và báo cáo cho xã hội (social reporting) biết kết quả thực hiện. Hiện nay, các nước nhập khẩu đã đòi hỏi DN xuất khẩu từ các nước đang phát triển như Việt Nam phải tuân thủ hàng loạt quy định (guidelines) hay tiêu chuẩn (standards), như SA 8000, AA1000, ISO 14000, v.v.. Vì lợi ích kinh doanh, DN phải bảo đảm sự tuân thủ các quy định được đòi hỏi để có thể tiếp tục duy trì quan hệ kinh doanh.

Vấn đề ở đây là có thể trông cậy đến đâu vào sự tự nguyện của DN, nếu thiếu khung pháp luật, thiếu chế tài và sự giám sát cần thiết của xã hội dân sự và công chúng. Kinh nghiệm cho thấy, lợi nhuận có thể làm cho doanh nhân trở nên vô trách nhiệm bằng cách che giấu các hành vi phạm pháp của mình và sự tự nguyện của DN là rất mỏng manh. Ngay cả sau khi phải cầu cứu chính phủ trợ giúp bằng tiền đóng thuế của người dân, họ vẫn chia nhau cả 18 tỷ USD tiền thưởng (CNN, ngày 30.1.2009) làm cho tổng thống Obama phải thốt lên là “đáng hổ thẹn”; song vấn đề là cần làm cho họ có trách nhiệm hơn và ngăn chặn những hành vi như vậy trong tương lai. Như vậy, có thể thấy vai trò then chốt của hệ thống luật pháp, các tiêu chuẩn về đạo đức được quy định thành tiêu chuẩn pháp luật để thực hiện TNXH của cá nhân và DN nhằm kiểm soát các hành vi làm giàu vô đạo đức, gây nguy hại cho cộng đồng.

Các DN ngành công nghiệp hàng tiêu dùng cũng cần nhận thức lợi ích của việc thực hiện TNXH và việc đầu tư cho vấn đề này chính là bài toán đầu tư lâu dài. Đó là hình ảnh của DN được cải thiện trong con mắt đối tác mà nhiều khi tiền cũng không thể mua được. Các DN nên coi thực hiện TNXH là công cụ cạnh tranh của DN. Bởi thực tế cho thấy, khá nhiều các DN ngành công nghiệp hàng tiêu dùng Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, áp lực cạnh tranh về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, uy tín, thương hiệu,... Để tồn tại và phát triển, bên cạnh việc thu hút vốn, đầu tư đổi mới công nghệ các DN cần xác định việc thực hiện TNXH là một biện pháp thiết thực để có thể cạnh tranh được nguồn nhân lực có chất lượng tốt, tạo dựng được thiện cảm, uy tín với các đối tác và qua đó tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh cao, tạo ra động lực mạnh mẽ giúp cho DN vượt qua các rào cản đưa sản phẩm của mình đến với thị trường.

Cần giáo dục đào tạo nhằm tăng cường nhận thức của nhân viên về CSR. Nhân viên là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ, vì vậy tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra những đầu ra có ảnh hưởng trực tiếp tới cộng đồng. Vì vậy cần tăng cường nhận thức của nhân viên về CSR có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự thành công của các chiến lược kinh doanh vị TNXH của DN. Một DN có đội ngũ lao động hiểu rõ về tầm quan trọng của CSR và được trang bị kiến thức để thực hiện chúng sẽ tạo ra các sản phẩm dịch vụ tốt hơn cho cộng đồng đồng thời giúp DN có được sự phản hồi kịp thời của nội bộ trước khi trở thành vấn đề bị công chúng lên án.

Để thực hiện được giải pháp này, ngoài việc các DN tự nhận thức, các cơ quan nhà nước cũng nên có các chương trình truyền thông, các chương trình đào tạo về nâng cao nhận thức về TNXH. Cần tăng cường thông tin, tuyên truyền để các DN ngành công nghiệp hàng tiêu dùng Việt Nam hiểu đúng bản chất của vấn đề ”TNXH” và các bộ quy tắc ứng xử, nhất là trong các DN và các nhà quản lý DN ngành công nghiệp hàng tiêu dùng. Thông qua các phương tiện truyền thông nhà nước phải khuyến khích phản ứng đúng của dư luận bởi vì họ là những người trực tiếp có quyền lợi bị ảnh hưởng. Những trường hợp ”nước tương đen, ”mũ bảo hiểm thời trang” hay những trường hợp đầu cơ tích trữ xăng dầu có thể thấy một số thương hiệu đã bị giảm uy tín, thậm chí một số sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng cũng bị ”tẩy chay” khi không đảm bảo chất lượng hoặc làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quyền lợi của người tiêu dùng. Rõ ràng khách hàng là đối tượng có tiếng nói quan trọng trong việc duy trì hoạt động của một DN.

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 99)