Thực trạng các nhân tố thuộc về doanh nghiệp ngành CNTD ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 68)

6. Kết cấu đề tài

2.2.2.Thực trạng các nhân tố thuộc về doanh nghiệp ngành CNTD ảnh hưởng đến

đến thc hin trách nhim xã hi

2.2.2.1. Chiến lược kinh doanh của DN ngành CNTD

Một số ngành CNTD trọng điểm ở Việt Nam như ngành dệt may, giày da, thủy sản.... đã có quy hoạch và chiến lược phát triển ngành đến năm 2020 và định hướng xa hơn nữa (đến năm 2030) đã được phê duyệt. Đây là thuận lợi lớn đối với các DN ngành CNTD nước ta. Cho đến nay các DN ngành CNTD có quy mô vừa và lớn nhận thức được vai trò và ý nghĩa của chiến lược cạnh tranh và việc xác định, xây dựng cũng như lựa chọn một chiến lược cạnh tranh bài bản, phù hợp là việc làm có ý nghĩa sống còn đối với DN. Không dừng lại ở nhận thức mà các DN ngành CNTD cũng đã bước đầu chú trọng đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn phát triển và cũng có những nỗ lực trong việc đề ra ”tầm nhìn” cho DN. Song ngay cảở nhóm có tiềm lực hơn này, các giải pháp chiến lược luôn bị ”đe dọa” bởi một môi trường vĩ mô rất bất ổn, bởi kinh nghiệm còn hạn chế của bản thân những người chèo lái con tàu và bởi sự ”khôn ranh và xảo trá” của những yếu tố thị trường. Còn tại các DN ngành CNTD có quy mô nhỏ họ còn mê mải với những tính toán cho sự sống còn, nên vấn đề nghĩ tới một định hướng lâu dài là một điều dường như còn quá ”xa xỉ”.

2.2.2.2. Các nguồn lực của DN ngành CNTD a. Nguồn nhân lực

Đội ngũ nhân lực của các DN ngành CNTD Việt Nam gồm có đội ngũ nhà quản trị và đội ngũ nhân viên trong các DN. Hai nhóm đối tượng này sẽ có những sựảnh hưởng khác nhau đến việc thực hiện TNXH của các DN. Cụ thể:

Với nhóm nhân lực nhà quản trị trong các DN ngành CNTD. Mặc dù hoạt động trong một môi trường kinh tế ngày càng năng động với tư cách là những người chèo lái con tàu của nền kinh tế định hướng thị trường Việt Nam các nhà quản trị trong các DN ngành CNTD cũng như trong các ngành khác còn bộc lộ nhiều hạn chế. Bà Phùng Kim Anh - Giám đốc Trung tâm Hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC) tại Hà Nội: “Trước đây 10 năm, rất nhiều lãnh đạo DN chỉ chú trọng đến việc làm thế nào để có nhiều vốn, làm gì để thu được lợi nhuận cao. Nhưng bây giờ họđã thay đổi, ý thức vươn lên rất cao, đặc biệt là lãnh đạo các DN trẻ. Họ kinh doanh bằng triết lý, bằng văn hóa DN và đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng. Nhưng cũng phải thừa nhận, nhân lực ngành công nghiệp của Việt Nam còn hạn chế so với khu vực và thế giới”. Có thể điểm tới một số biểu hiện như:

Thứ nhất, tính chuyên nghiệp còn thấp, đại bộ phận chủ DN thuộc các DNNNN trực tiếp thực hiện chức năng quản lý, điều hành DN, còn đối với các DNNN đội ngũ quản lý cũng được hình thành chủ yếu từ nội bộ, theo phương thức kinh nghiệm.

Thứ hai, trình độ quản lý, sự nhạy bén và khả năng nắm bắt thông tin về sự thay đổi của môi trường thể chế, của thị trường nói chung thị trường LĐ nói riêng… còn hạn chế. Do đó các chiến lược, kế hoạch kinh doanh của DN không được điều chỉnh để theo kịp với sự thay đổi của thị trường.

Thứ ba, thiếu tầm nhìn mang tính “chiến lược”, chỉ loanh quanh với cái lợi trước mắt trong việc đối xử với các đối tác, xã hội. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, họ đã tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành bằng cách lẩn tránh việc thực hiện các chế độ, nghĩa vụ đối với NLĐ; chưa hoàn toàn minh bạch trong công bố các tiêu chuẩn sản phẩm (về chất lượng, về giá cả, về thành phần…) đối với khách hàng; “lơ là” đối với xã hội và môi trường trong đảm bảo chất lượng sống…

Với nhóm nhân lực nhân viên trong các DN ngành CNTD. Chiếm tỉ trọng cao nhất (chiếm tới trên 90%) trong tổng số lao động tại các DN ngành CNTD là NLĐ trực tiếp tham gia sản xuất hoặc tiêu thụ các sản phẩm do DN ngành CNTD tạo ra. Nhóm nhân lực này mặc dù cũng đã tham gia tích cực hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN ngành CNTD trong thời kỳ hội nhập, song cho đến nay mới đạt

được sự tăng trưởng về số lượng, còn về chất lượng còn nhiều hạn chế về cả thể lực và trí lực. Về trí lực, LĐ nước ta nói chung và LĐ trong DN ngành CNTD nhìn chung có trình độ thấp, kỹ năng làm việc chưa đáp ứng yêu cầu, đại bộ phận LĐ có việc làm còn chưa qua đào tạo (năm 2010 tỷ lệ LĐđã qua đào tạo tăng 26% trong tổng số lực lượng LĐ). Thêm vào đó, kỷ luật LĐ và thực hiện cam kết LĐ cũng là một điểm yếu của LĐ nước ta với những biểu hiện như: tuỳ tiện về giờ giấc, hành vi; manh động, có tư tưởng không gắn bó với DN (bởi các nguyên nhân lớn như: lương thấp, không hy vọng vào tương lai lâu dài và cả những nguyên nhân hết sức bình thường như: chậm lương một ngày, ghét cách ăn mặc của nhân viên văn phòng,...).Về thể lực, nhìn chung NLĐ Việt Nam có thể lực kém, thể hiện qua các chỉ số về cân nặng, chiều cao trung bình, sức bền. Cụ thể, trong khi chiều cao trung bình của NLĐ Việt Nam là 1,47 m; cân nặng 34,4 kg thì các con số tương ứng của người Philippin là 1,53 m; 45,5 kg; người Nhật là 1,64 m; 53,3 kg. Số người không đủ tiêu chuẩn về cân nặng ở Việt Nam chiếm tới 48,7%.

b. Nguồn tài chính

“Thiếu vốn” và rất khó khăn trong tiếp cận nguồn tài chính là nhận được của phần lớn DN ngành CNTD nói riêng và DN nói chung ở nước ta hiện nay. Theo TS. Cao Sỹ Kiêm, hiện tượng ngân hàng thừa khả năng thanh toán và DN thiếu vốn nhưng không vay được là một số lý do: Sản phẩm đang ứđọng, sức mua giảm, chi phí tăng, tồn kho tăng, cho nên khả năng không bán hàng được nên không vay tiếp được vì một số rơi vào tình trạng không đủ tiêu chuẩn vay; Lãi suất cho vay chưa giảm được nhiều và còn ở mức cao nên khả năng hấp thụ vốn này rất khó và DN cũng không muốn vay, ngân hàng cũng không muốn cho vay vì cho vay thì nợ xấu sẽ tăng lên cản trở rất lớn cho các dòng vốn được đưa vào DN; Còn chậm và thiếu cụ thể trong việc cụ thể hóa chính sách và những tiêu chí để giải quyết những vấn đề thủ tục, địa chỉ được vay; Chưa được chặt chẽ trong phối hợp giữa ngân hàng với DN, cũng như sự chia sẻđể cùng tồn tại vượt qua khó khăn... Đối mặt với thực trạng nêu trên các DN ngành CNTD đang cố gắng “chống trọi” để duy trì hoạt động kinh doanh cũng có nghĩa là thực hiện TNXH ở bậc thấp nhất (kinh tế, pháp luật) và khá “dè sẻn” đối với việc thực hiện TNXH tự nguyện. Điểm này sẽ tiếp tục được phân tích trong những nội dung tiếp theo của đề tài.

c. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và trình độ công nghệ

Yếu tố này rất khác biệt ở các nhóm DN ngành CNTD có quy mô khác nhau. Tại các DN ngành CNTD có quy mô lớn, đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao trình độ công nghệ hiện đại là một sự lựa chọn chiến lược. Tại các DN ngành CNTD có quy mô nhỏ thì ít có sự lựa chọn hơn trong đầu tư công nghệ. Tuy nhiên nhìn chung đây luôn là điểm yếu của hầu hết các DN ngành CNTD nước ta.

Theo khảo sát của UNDP tại 400 doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cho thấy, chỉ có 13% trong số này có trình độ công nghệ từ trung bình khá trở lên, trong khi đó, có tới 51% ở mức yếu và phần lớn chỉ tập trung vào những phần tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh. Khảo sát của cũng cho thấy, tỷ lệ nhập khẩu công nghệ, thiết bị mỗi năm của các nước đang phát triển chiếm gần 40% tổng kim ngạch nhập khẩu nhưng ở Việt Nam, tỷ lệ này chưa đến 10%. Còn theo khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trình độ công nghệ cũng như mức độ làm chủ công nghệ của các DN ngành công nghiệp Việt Nam thuộc hàng thấp và chậm so với khu vực (khoảng 30 năm trước, Thái Lan, Malaixia có trình độ phát triển tương đương Việt Nam, ví dụ trong lĩnh vực dệt may chẳng hạn, công nghệ thiết bị phổ biến đã gần 15 tuổi) và mức đầu tư cho đổi mới thiết bị - công nghệ của các DN ngành CNTD Việt Nam cung ở mức rất thấp (chỉ chiếm 3% doanh thu cả năm trong khi đó quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, các doanh nghiệp được phép trích 10% lợi nhuận trước thuế để đầu tưđổi mới công nghệ).

Bên cạnh công nghệ, cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp sản xuất kinh doanh góp phần tạo ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh thì để thực hiện đầy đủ TNXH các DN ngành CNTD cần phải đầu tư thiết bịđảm bảo việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Điều này lại càng trở thành vấn đề ”xa xỉ” với nhiều DN trong thực tiễn bởi trình độ công nghệ và sáng tạo của bản thân các DN còn thấp, năng lực tích tụ vốn hạn chế, khả năng tiếp cận những chính sách hỗ trợ và các chương trình ưu đãi của Chính phủ gặp khó khăn (do thủ tục quá phức tạp, thiếu thông tin, kinh nghiệm) và DN chưa trở thành một thành tố quan trọng trong việc phát triển các ngành CN hỗ trợ của Việt Nam.

Những hạn chế của nguồn lực này đã tác động đến thực hiện TNXH ở cả nhiều khía cạnh, đó là: trình độ công nghệ thấp sẽ tác động đến chất lượng thực

hiện mô hình CSR định hướng thị trường, đầu tư thiết bị xử lý thải kém sẽ tác động tới chất lượng thực hiện mô hình định hướng môi trường....

Tổng hợp các kết quả phân tích về tình hình các yếu tố môi trường thực hiện TNXH của các DN ngành CNTD có thể thấy trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay có những thuận lợi lớn như: các nguồn lực đảm bảo cho thực hiện đã được cải thiện (các nhà quản trị Việt Nam đã thích nghi với tình hình mới, thách thức mới; trình độ, kỹ năng NLĐ Việt Nam bước đầu được chú trọng đầu tư; cơ sở vật chất kỹ thuật cũng đã được chú trọng khai thác; Các DN lớn đã hiểu và có chiến lược đối với hoạt động kinh doanh và thực hiện TNXH; Có đối tác nhận thức rõ và đặt ra những đòi hỏi cao về thực hiện TNXH của DN ngành CNTD là các nhà NK nước ngoài; Đã xây dựng được một hệ thống những văn bản pháp quy điều chỉnh việc thực hiện TNXH của các DN ngành CNTD. Cùng với những thuận lợi kể trên, những rào cản đối với thực hiện TNXH của DN ngành CNTD nước ta là không ít, như: Các yếu tố nguồn lực còn nhiều hạn chế (không ít nhà quản trị DN còn chưa hiểu đầy đủ, chính xác về TNXH và nội hàm của thực hiện TNXH; hầu hết NLĐ Việt Nam còn nhìn nhận TNXH là một vấn đề trừu tượng – không liên quan trực tiếp tới mình; trình độ công nghệở bậc thấp; tiếp cận nguồn tài chính vẫn là vấn đề rất khó); Vẫn còn không ít DN nhỏ và vừa chưa thể và chưa có điều kiện tính toán và định hướng tương lai phát triển với chiến lược kinh doanh và chiến lược TNXH; Đối tác NTD còn chưa có nhận thức căn bản về quyền lợi bản thân cũng như đòi hỏi các DN ngành CNTD dành trách nhiệm cho mình; Chính sách, pháp luật liên quan đến thực hiện TNXH còn nhiều bất cập cần được cải tiến; QLNN và các thiết chế trung gian cũng chưa phát huy hết vai trò của mình trong việc đảm bảo duy trì một xã hội trách nhiệm… So sánh kết quả phân tích nêu trên với ý kiến đánh giá của DN ngành CNTD về các điều kiện thực hiện TNXH cho thấy sự tương đồng lớn (xem Hình 2.1)

Hình 2.1: Đánh giá ca các DN ngành CNTD v snh hưởng ca các nhân t

môi trường ti vic thc hin TNXH ca DN

Đơn vị tính: GTTB

Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra của nhóm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 68)