Mô hình cấu trúc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành CNTD

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 37)

6. Kết cấu đề tài

1.2.1.Mô hình cấu trúc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành CNTD

TNXH của doanh nghiệp ngành CNTD bao gồm 4 nhóm với những nội dung cụ thểđược thể hiện ở trong mô hình dưới đây

Hình 1.1: Mô hình TNXH của DN ngành CNTD Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu Môi trường tự nhiên Thị trường Xã hội CSR tại DN ngành CNTD Người lao động của DN

1.2.1.1. CSR định hướng người lao động

CSR định hướng người lao động được thể hiện cụ thểở các khía cạnh, đó là: - Cải thiện điều kiện làm việc (sức khỏe, an toàn lao động, sự hài lòng về tạo điều kiện công việc, môi trường làm việc).

- Tạo sự cân bằng công việc – cuộc sống để tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đối với người lao động.

- Tạo cơ hội bình đẳng cho người lao động – là thực hiện sự công bằng, bình đẳng với con người trong phân công công việc, trong đề bạt, cất nhắc, kỉ luật sa thải cũng như trong đãi ngộ.

- Đào tạo, phát triển nhân viên vừa là đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng, nâng cao trình độ chuyên môn, văn hóa vừa đáp ứng yêu cầu của chiến lược, kế hoạch của doanh nghiệp và đến lượt mình sẽ góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.

- Đảm bảo cung cấp thông tin và tạo điều kiện tham gia vào các quyết định của doanh nghiệp

- Đãi ngộ xứng đáng vừa là TNXH và đạo đức đối với người lao động vừa tạo điều kiện và động lực thúc đẩy động cơ của người lao động.

1.2.1.2. CSR theo định hướng xã hội

CSR định hướng xã hội được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

- Đóng góp phát triển cơ sở hạ tầng địa phương, một mặt khi doanh nghiệp sử dụng cơ sở hạ tầng địa phương cho các hoạt động của mình thì phải có nghĩa vụđóng góp, mặt khác khi cơ sở hạ tầng tốt hơn sẽ thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp

- Tham gia các hoạt động từ thiện: Tài trợ cho học sinh nghèo vượt khó, nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, hỗ trợ trẻ em cơ nhỡ, tai nạn, bệnh tật,…

- Tài trợ các hoạt động thể thao, văn hóa cho địa phương, xã hội (bệnh viện, trường học, bảo vệ môi trường, người có công,…)

- Tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động xã hội

- Tài trợ cho đào tạo, phát triển nhân tài, các hoạt động về dân số, sức khỏe và cộng đồng.

1.2.1.3. CSR định hướng thị trường

- Phát triển quan hệđối tác dài hạn với khách hàng, nhà cung cấp.

- Nỗ lực cải thiện chất lượng hàng hóa, tính an toàn của sản phẩm, thực hiện nghiêm các quy định đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

- Không phân biệt đối xử trong định giá, chất lượng sản phẩm với khách hàng, đối tác.

- Quảng cáo trung thực, đạo đức.

- Thực hiện đúng các cam kết với khách hàng, nhà cung cấp, đối tác khác. - Ưu tiên ký các hợp đồng với đối tác địa phương.

- Thúc đẩy thực hiện các bộ tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử.

- Hỗ trợ và tham gia các hiệp hội, liên minh (các doanh nghiệp hàng tiêu dùng, hiệp hội người tiêu dùng)

1.2.1.4. CSR định hướng môi trường tự nhiên

CSR định hướng môi trường được biểu hiện thông qua các khía cạnh sau: - Thực hiện tốt bộ tiêu chuẩn về môi trường ISO 14001

- Thiết kế và sản xuất sản phẩm sạch và thân thiện với môi trường - Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường (trong hoạt động sản xuất, thương mại) - Tham gia các hoạt động về môi trường sạch

- Tích cực tuyên truyền trong doanh nghiệp và đối tác về vấn đề môi trường, thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường.

Tóm lại, cấu trúc CSR của DN nói chung và DN ngành CNTD nói riêng với bốn nhóm đối tượng cơ bản là người lao động, xã hội, thị trường (đối tác) và môi trường,… có những khía cạnh biểu hiện khác nhau nhưng chúng đều được thể hiện theo các cấp độ kinh tế, pháp luật, đạo đức và tự nguyện. Do đó các DN ngành CNTD trong từng giai đoạn phát triển tùy thuộc vào mục tiêu, nguồn lực để lựa chọn thực hiện một, một số hay toàn bộ các TNXH.

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 37)