Nâng cao ý thức xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 115)

6. Kết cấu đề tài

3.2.2.2. Nâng cao ý thức xã hội

Để thực hiện giải pháp này có hiệu quả cần chú ý một số vấn đề cụ thể sau:

a. Nâng cao ý thức của người dân về thực hiện TNXH

Một cản trở đối với CSR ở Việt Nam đó là nhận thức về CSR của người dân còn thấp. Vì thế, giải pháp để phát triển CSR ở phía cộng đồng xã hội là cần nâng cao nhận thức, cải thiện thái độ của xã hội đối với CSR. Nhóm nghiên cứu

đề xuất các chương trình, kế hoạch trong cộng đồng cần được thực hiện để góp phần vào sự phát triển của CSR ở Việt Nam bao gồm: một là, cung cấp cái nhìn đúng đắn, đầy đủ về CSR cho người dân; hai là, nâng cao ý thức cộng đồng về việc bảo vệ quyền lợi của chính mình; ba là, lập mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, hiệp hội đại diện quyền lợi cho cộng đồng.

Người tiêu dùng trong nước, khách hàng lớn của thị trường hàng hóa, dịch vụ CNTD hiện nay còn chưa biết tự bảo vệ và chưa được bảo vệ quyền lợi thích đáng. Vì vậy cần tăng cường thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu đúng bản chất của vấn đề TNXH. Hình thức có thể được thực hiện thông qua các cuộc hội thảo, các chương trình hành động mang tính quốc gia, hay thành lập cổng thông tin điện tử chính thức đối với từng ngành về vấn đề này... Các văn bản hướng dẫn thực hiện CSR cũng như các hình mẫu điển hình cần được quảng bá và Nhà nước cần có các cơ chế chính sách khen thưởng cũng như các chế tài nhằm hướng các DN thực hiện nghiêm túc hơn vấn đề trách nhiệm đối với cộng đồng.

Người tiêu dùng, cần có trách nhiệm với bản thân cũng như đối với những người tiêu dùng khác. Cần phản ảnh kịp thời các DN có hành vi sai trái. Người tiêu dùng Việt Nam là những người không có ”sức mạnh thị trường” bằng những người sản xuất, trong một thời gian dài ”quen chịu đựng” sự chèn ép của một số DN. Vì vậy đây là lúc người tiêu dùng cần chỉ ra các hành vi trục lợi của các DN. Việc ngầm thỏa thuận với các DN vô trách nhiệm sẽ gây tác hại tới cả thị trường trong hiện tại và tương lai.

b. Nâng cao ý thức về việc thực hiện TNXH của các cơ quan truyền thông, các Hiệp hội chuyên ngành

Cần tăng cường thực hiện các chương trình tôn vinh các DN thực hiện tốt TNXH như ”CSR Award” về lao động và môi trường. Ngoài ra cần có thêm các giải thưởng về các khía cạnh TNXH khác như đóng thuế hay cạnh tranh hay giải thưởng do người tiêu dùng bình chọn.

Đồng thời các cơ quan truyền thông cũng cần cập nhật thường xuyên các thông tin về ”gương sáng” và ”gương tối” trong thực hiện TNXH, bởi điều này có ảnh hưởng lớn đến dư luận xã hội. Việc xây dựng các tiêu chí rõ ràng, cụ thể, định lượng sẽ có những đánh giá đúng, tránh việc đưa tin không đúng, không đủ, mập mờảnh hưởng không tốt đến DN và các đối tượng có liên quan.

Thực hiện các chương trình truyền thông, quảng cáo phi lợi nhuận. Điều này rất phổ biến ở các nước phát triển và hiện nay được áp dụng cảở các khu vực như Singapore, Trung Quốc. Các đài truyền hình, truyền thanh ở nước ta vẫn thuộc sở hữu nhà nước, do đó, chính phủ có thể chỉ đạo các đài giành một tỷ trọng nhất định trong thời lượng quảng cáo hàng ngày miễn phí cho các mục tiêu công cộng. Địa vị của người đóng thuế cần được nâng cao. Vinh dựđi đôi với trách nhiệm và ngược lại. Cần có những bảng xếp hạng các DN nộp thuế thu nhập DN cao nhất, các cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân nhiều nhất. Họ xứng đáng nhận được sự vinh danh của xã hội.

Tăng cường vai trò của các Hiệp hội chuyên ngành trong công tác thông tin tuyên truyền và phổ biến các chính sách, bộ quy tắc ứng xử quốc tế liên quan đến vấn đề TNXH. Thúc đẩy hoạt động của Hội người tiêu dùng tại các tỉnh, thành phố đồng thời có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các Hội này và hội người tiêu dùng Việt Nam. Các Hội này có thể tổ chức các buổi nói chuyện giúp người tiêu dùng hiểu hơn về TNXH của DN. Vào thập niên 90, người tiêu dùng Mỹ đã từng tẩy chay sản phẩm của Nike khi biết công ty này lạm dụng lao động trẻ em. Tuy nhiên ở Việt Nam người tiêu dùng chưa nhận thức rõ điều này. Cách thức xây dựng các hiệp hội cần được đổi mới. Cách tiếp cận “từ dưới lên” cần thay thế cách tiếp cận cũ “từ trên xuống”. Việc tận dụng kinh nghiệm và kỹ năng của các quan chức là cần thiết, nhưng lãnh đạo các hiệp hội nên là những người gắn bó với thành viên từ cơ sở. Có như vậy, họ mới đấu tranh một cách “có lửa” cho quyền lợi của thành viên hiệp hội.

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)