Sự cần thiết phải nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ngành

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 33)

6. Kết cấu đề tài

1.1.3. Sự cần thiết phải nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ngành

ngành CNTD

DN ngành CNTD là các doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, hàng hóa của nó phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu trong xã hội - đó là các doanh nghiệp ngành dệt may, ngành da giày, ngành chế biến thực phẩm... Những DN ngành CNTD thường sử dụng lao động với số lượng lớn, có giá trị sản xuất công nghiệp đáng kể, sử dụng các nguồn lực xã hội không nhỏ... Việc thực hiện TNXH của DN ngành CNTD trong bối cảnh môi trường kinh doanh biến đổi không ngừng hiện nay được biểu hiện trong quan hệ ứng xử có trách nhiệm đối với bản thân DN nỗ lực vượt qua khủng hoảng, trong quan hệ với các đối tác đảm bảo hài hòa các lợi ích, trong quan hệ đối với cộng đồng, môi trường cùng chung tay xây dựng nền kinh tế xanh là hết sức cần thiết. Những biểu hiện cụ thể như sau:

Trước hết các doanh nghiệp ngành CNTD cần phải thực hiện những CSR được quy định trong các văn bản pháp lý. Phần lớn những CSR của các doanh nghiệp là bắt buộc, chẳng hạn như doanh nghiệp phải thực hiện các điều luật về nộp thuế, tuân thủ những điều luật lao động, luật bảo vệ tài nguyên môi trường,…

Chính vì vậy, khi đánh giá các doanh nghiệp thực hiện CSR trước hết phải xem xét doanh nghiệp đó có tuân thủ đầy đủ các luật liên quan đến hoạt động kinh doanh hay không. Không thể nói một doanh nghiệp có CSR chỉ vì doanh nghiệp đó góp nhiều tiền cho các hoạt động từ thiện, xóa đói giảm nghèo,… nhưng lại vi phạm các luật về kinh doanh: trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, không cải thiện các điều kiện của người lao động trong doanh nghiệp mình…

Có nhiều doanh nghiệp thực hiện những hoạt động xã hội nhằm “đánh bóng” cho mình, để che đậy những hoạt động làm hại xã hội, tìm cách bóc lột sức lao động của công nhân, xả phế thải ra môi trường một cách tàn bạo, vô ý thức… Một số doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp được nêu gương về những hoạt động kinh doanh và đi đầu trong các phong trào từ thiện, đền ơn đáp nghĩa,… nhưng sau đó doanh nghiệp bị phá sản, chủ doanh nghiệp bị bắt vì vi phạm pháp luật trong kinh doanh và làm tổn hại trầm trọng môi trường sinh thái.

Thứ hai là việc thực hiện TNXH sẽ đem lại những lợi ích kinh tế, xã hội cho DN ngành CNTD. Thực hiện CSR thoạt nhìn đối với các doanh nghiệp mới bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh, khi mà sân chơi thị trường còn nhiều khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải tận dụng hết công suất các nguồn lực sẵn có đưa vào sản xuất thì CSR là một trách nhiệm làm tăng chi phí. Do đó các doanh nghiệp này sẽ không mấy lưu tâm và coi nhẹ các hoạt động trên. Song trên thực tế thì CSR mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và một trong những lợi ích mang lại đó là sự tiết kiệm chi phí trong dài hạn. Không chỉ có vậy, thực hiện CSR còn đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp. Cụ thể:

Thực hiện CSR giúp doanh nghiệp giảm chi phí và tăng năng suất lao động. Quay trở lại với những biểu hiện của CSR, việc một doanh nghiệp thực hiện các hoạt động có trách nhiệm với môi trường cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động sẽ đem lại một môi trường làm việc, môi trường sản xuất sạch và có tính “thúc đẩy”. Với một quy trình công nghệ sản xuất như vậy sẽ làm giảm các chi phí hao mòn công nghệ, máy móc góp phần tích cực giảm chi phí khấu hao hữu hình, chi phí xử lý ô nhiễm nơi sản xuất và các chi phí phí khác bồi thường cho hậu quả gây ra với môi trường sống xung quanh (nếu có). Đồng thời việc kiến tạo một môi trường làm việc sạch, thân thiện thiên nhiên, ít và tiến tới không độc hại sẽ khuyến khích người lao động có tâm trạng thư thái hơn, cũng như kích thích tính sáng tạo trong công việc của họ. Kết hợp với việc quan tâm đến đời sống người lao động đúng mức cũng đem lại những khích lệ đáng kể với NLĐ. Chắc chắn điều này sẽ trực tiếp tác động đến năng suất của NLĐ. Ngày nay các doanh nghiệp trên thế giới đều quan tâm một cách sâu sắc đến những biến đổi trong môi trường làm việc và làm thế nào để tạo ra không khí làm việc năng suất hơn. Nó hình thành nên một khía cạnh có tính bản sắc của “văn hóa doanh nghiệp”. Do đó việc thực hiện CSR sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cả trong trung hạn và đặc biệt trong dài hạn đồng thời góp phần tăng năng suất lao động, hình thành nên “văn hóa doanh nghiệp” riêng của doanh nghiệp.

Thực hiện CSR giúp doanh nghiệp tăng doanh thu. Trong hệ thống các hoạt động thực hiện CSR, có một loại trách nhiệm đạo đức doanh nghiệp thực hiện. Biểu hiện của trách nhiệm này không chỉ đơn giản là việc doanh nghiệp làm từ

thiện, mà trên hết là sự đóng góp tích cực của doanh nghiệp vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương nơi doanh nghiệp đóng địa bàn sản xuất và các đóng góp khác cho cộng đồng suy rộng. Như vậy, một bài toán lợi ích đặt ra đối với doanh nghiệp là: doanh nghiệp đóng góp cho cộng đồng vậy doanh nghiệp thu lại những gì? Lấy ví dụ về một doanh nghiệp sản xuất đường chẳng hạn. Nếu doanh nghiệp ấy tích cực tham gia đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương như hỗ trợ giống cho bà con, hỗ trợ bà con bằng cách thuê chuyên gia về hướng dẫn bà con trồng mía,.. đổi lại doanh nghiệp sẽ có một nguồn cung nguyên liệu đầu vào là mía đường thường xuyên và ổn định với chi phí rẻ, không chịu ảnh hưởng quá lớn bởi những biến động của thị trường đầu vào. Tất cả những hoạt động đó sẽ góp phần tích cực vào giảm chi phí sản xuất và tăng doanh thu. Ngoài ra những chính sách xã hội như làm từ thiện với những nông dân nghèo sẽ là một cam kết đạo đức lâu dài giữa doanh nghiệp với người nông dân cung ứng mía. Như vậy, việc thực hiện CSR sẽ góp phần tăng doanh thu một cách ổn định và lâu dài với doanh nghiệp.

Thực hiện CSR góp phần thu hút nguồn lao động giỏi. Như đã phân tích ở trên, hiện nay người lao động không chỉ quan tâm đến tiền công được trả cho mình như thế nào mà còn quan tâm đến môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, chế độ đãi ngộ ngoài lương. Nếu một doanh nghiệp quan tâm đến và thực hiện CSR với các nguyên tắc và chuẩn mực, quy tắc (COC) đã được cộng đồng doanh nghiệp thế giới thông qua thì doanh nghiệp đó sẽ là tiêu biểu cho môi trường làm việc đáng mơ ước của bất kỳ NLĐ giỏi nào. Khi đó như một kiểu “hữu xạ tự nhiên hương” sẽ gắn kết người lao động làm việc lâu dài tại doanh nghiệp, đồng thời thu hút những lao động có trình độ đến với doanh nghiệp. Hơn thế nữa, việc thu hút lao động giỏi và giữ chân họ có ỹ nghĩa quyết định đến việc tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, một yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp trong thương trường khốc liệt.

Thực hiện CSR góp phần nâng cao vị thế, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước. Thật vậy, cộng đồng xã hội sẽ có cái nhìn thân thiện hơn với các doanh nghiệp có gắn với hình ảnh thực hiện CSR. Cộng đồng xã hội ở đây không đơn thuần là người dân mà phải hiểu trên giác độ

kinh tếđó là những người tiêu dùng; các nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh, các cơ quan quản lý kinh tế,… Một doanh nghiệp có hình ảnh đẹp về thực hiện CSR sẽ là một doanh nghiệp có uy tín trong làm ăn, có uy tín về sản phẩm sản xuất với người tiêu dùng, có một thương hiệu với bất kỳ bạn làm ăn nào. Do đó ngày này, trên cộng đồng doanh nghiệp thế giới, thực hiện CSR với các bộ quy tắc tiêu chuẩn của mình (COC) sẽ là một điều kiện trong giao lưu và thực hiện các cam kết kinh doanh lâu dài và bền vững.

Ngoài ra thực hiện CSR còn mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp với mỗi doanh nghiệp. Hiện nay để khuyến khích và doanh nghiệp thực hiện CSR, chính quyền các địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước và chính phủ có nhiều biện pháp thiết thực giảm thuế, miễn thuế đối với hoạt động đầu tư vào vùng kinh tế khó khăn, các hỗ trợ thúc đẩy tìm kiếm thị trường,.. Đây là các hoạt động đem lại lợi ích trực tiếp về mặt kinh tế cho các doanh nghiệp.

Thứ ba là do những hạn chế, yếu kém trong tổ chức thực hiện TNXH của DN ngành CNTD. Theo kết quả nghiên cứu của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, những rào cản và thách thức cho việc thực hiện CSR của doanh nghiệp Việt Nam bao gồm:

(i) Nhận thức về CSR còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới quan niệm thực hiện CSR là làm từ thiện. Một số trong đó thậm chí còn sử CSR như một mánh khóe marketing nhằm quảng bá không trung thực cho sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp mình.

(ii) Năng suất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, họ phải thực hiện đồng thời nhiều bộ COC, dẫn đến doanh nghiệp chưa quan tâm đến thực hiện CSR.

(iii) Thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR. Để thực hiện các quy định của các bộ COC, doanh nghiệp phải chi một khoản lớn mang tính chất đầu tư, được thực hiện trước và trong quá trình tạo ra sản phẩm. Các chi phí này thường quá sức chịu đựng của nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

(iv) Có sự khác biệt giữa quy định của CSR và Bộ luật Lao động của Việt Nam (như vấn đề làm thêm giờ, mức lương, phúc lợi, hoạt động công đoàn, điều

kiện tuyển dụng,…) dẫn đến việc áp dụng các bộ COC không đem lại hiệu quả mong muốn.

(v) Một số quy định trong nước ảnh hưởng đến việc thực hiện các bộ COC của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)