6. Kết cấu đề tài
3.2.2.4. Các giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước
¾ Cần xác định một lộ trình thực hiện TNXH cho quốc gia và mỗi DN nói chung và DN ngành CNTD nói riêng.
¾ Tăng cường thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu đúng bản chất vấn đề về TNXH và các bộ quy tắc ứng xử, nhất là các DN, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách vĩ mô.
¾ Tăng cường nghiên cứu, ban hành chính sách về CSR và các hoạt động điều tiết. Cụ thể là, xây dựng và thúc đẩy việc nghiên cứu sâu hơn về CSR (1); xây dựng những bộ luật, quy định về CSR (2); nâng cao chất lượng của các quy
định mang tính pháp lý bằng RIA (công cụ đánh giá tác động của văn bản luật) (3); thực hiện nhiều hơn nữa các hoạt động điều tiết (4).
¾ Xây dựng và thúc đẩy các dự án, chương trình về TNXH – CSR.
¾ Tăng cường mối liên hệ, hỗ trợ tới các đối tượng liên quan của CSR. Ngoài những hoạt động trên, để thực hiện tốt cho việc hỗ trợ sự phát triển của CSR, có một điều mà chính phủ nước ta nên làm đó là các hoạt động tiếp xúc, hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng có mối quan hệ hữu cơ với CSR: Người tiêu dùng, Chính phủ ban hành những chính sách hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Hỗ trợ việc hoạt động của các hiệp hội đại diện cho quyền lợi của người tiêu dùng. Người lao động: Thường xuyên điều chỉnh, sửa đổi bộ Luật Lao động sao cho bám sát với tình hình và sự thay đổi của môi trường kinh doanh cũng như sự phát triển của đất nước. Đồng thời có những can thiệp kịp thời, đúng mực để đảm bảo quyền lợi lao động và có chính sách thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động của Công đoàn. Môi trường: Điều chỉnh những bộ luật và chính sách liên quan tới môi trường.
¾ Hình thành kênh thông tin về TNXH cho các DN, nhất là cung cấp các thông tin cập nhật về các Bộ quy tắc ứng xử, tư vấn cho các DN trong quá trình thực hiện TNXH và bộ quy tắc ứng xử. Ở đây vai trò của các Hiệp hội (Hội dệt may, hội giầy da, hội xuất khẩu thủy sản,…) là rất lớn.
¾ Nhà nước hỗ trợ cho vay từ quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ xúc tiến thương mại,… với các chính sách ưu tiên ưu đãi cho các DN nói chung và DN ngành CNTD nói riêng.
¾ Nhà nước và các tổ chức quản lý DN cũng cần phân định rõ khía cạnh nghĩa vụ - pháp lý và khía cạnh TNXH khi thực thi. Xu hướng chung của thế giới hiện nay là dần hiện thực hóa TNXH của DN bằng các tiêu chí pháp định hơn là kêu gọi tính tự nguyện và tinh thần trách nhiệm. Với điều kiện thực tế hiện nay, việc quy định pháp lý và thực hiện tốt công tác kiểm tra các DN về thực hiện TNXH cũng nên theo hướng này.
¾ Nhà nước cần hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường dịch vụ môi trường nhằm tạo điều kiện cho các DN lớn sử dụng nhiều hơn trong xử lý ô nhiễm môi trường. Hoàn thiện các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam theo hướng phù hợp hơn với các tiêu chuẩn của quốc tế; hoàn thiện chính sách, công cụ trong quản lý môi trường, đặc biệt thực hiện triệt để nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” để
tăng cường trách nhiệm của các DN trong bảo vệ môi trường. Cần tăng cường thanh tra và xử lý nghiêm túc, công bằng đối với mọi DN ở mọi thành phần kinh tế khi vi phạm, tăng mức phạt so với hiện nay đối với DN gây ô nhiễm môi trường; tạo cơ chế để tăng cường số lượng DN áp dụng các hệ thống quản lý môi trường. Có thể kết hợp sử dụng: thuế môi trường; phí và lệ phí; các biện pháp tài chính để ngăn ngừa ô nhiễm.
¾ Nhà nước cũng nên để các trường đại học nhập cuộc bằng cách đưa môn học về TNXH, đạo đức kinh doanh vào chương trình đào tạo. Những bài học về việc muốn phát triển bền vững, DN cần chú ý giữ gìn đạo đức kinh doanh và thực hiện TNXH nếu được giảng dạy từ trên ghế nhà trường sẽ giúp những nhà quản trị hay những nhân viên tương lai hình thành một ý thức rõ ràng trách nhiệm của DN/doanh nhân trong việc chung tay xây dựng cộng đồng tốt đẹp hơn. Từđó, thế hệ doanh nhân tương lai sẽ có những đóng góp tích cực hơn vào việc tạo dựng hình ảnh cho DN trong mắt cộng đồng.
KẾT LUẬN
Trách nhiệm xã hội của DN nói chung và DN ngành CNTD nói riêng là vấn đề rất cần được quan tâm. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với DN ngành CNTD Việt Nam bước đầu được nhận diện và giành được sự quan tâm của một số DN tiêu biểu từ việc xác lập mục tiêu CSR, xác lập hồ sơ văn bản hướng dẫn, thiết lập bộ máy quản lý thực hiện CSR, cung cấp nguồn lực thực hiện CSR... đến kiểm tra giám sát thực hiện CSR,... Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy còn một tỷ lệ lớn DN chưa thực sự dành cho vấn đề CSR và thực hiện CSR sự quan tâm đúng tầm. Những khiếm khuyết trong thực hiện TNXH và nguyên nhân cần được nhìn nhận đầy đủ nếu muốn cải thiện chúng trong tương lai.
Với mục tiêu đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của các DN ngành CNTD Việt Nam trong thời gian tới, trong báo cáo tổng hợp của đề tài và cũng là kết quả nghiên cứu của đề tài, Ban chủ nhiệm đề tài đã tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận chung về trách nhiệm xã hội của ngành công nghiệp hàng tiêu dùng: sự cần thiết phải nâng cao trách nhiệm xã hội của DN ngành CNTD; cấu trúc và quy tắc ứng xử của DN ngành CNTD; thực hiện trách nhiệm xã hội của DN ngành CNTD và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH của các DN ngành CNTD.
- Từ những lý luận chung đến so sánh với thực tế tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của các DN ngành CNTD Việt Nam, đề tài đã chỉ ra được một số những mặt đã làm được và những tồn tại, hạn chế cần khắc phục khi nâng cao trách nhiệm xã hội của loại hình DN này trong thời gian tới ở Việt Nam.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của các DN ngành CNTD Việt Nam trong thời gian tới. Đề tài đã đề xuất được hai nhóm giải pháp cơ bản đối với các DN ngành CNTD và đối với Nhà nước, xã hội và các cơ quan có liên quan.
Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu của đề tài không tránh khỏi những hạn chế do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Ban chủ
nhiệm đề tài rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý và những DN thực tiễn để kết quả nghiên cứu của đề tài được hoàn thiện hơn.
Để có được những kết quả trên, Ban chủ nhiệm đề tài xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Trường Đại học Thương Mại, Khoa Quản trị nhân lực, các DN, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên và môi trường (2011), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010, Hà Nội.
2. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Bộ Luật Lao động, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
3. Tập đoàn Dệt May Việt Nam (2012), Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2011, Hà Nội.
4. Tổng cục thống kê (2011), Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010, Hà Nội. 5. Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức (2008), "Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp-CSR: Một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới nhà nước với CSR ở Việt Nam", Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội.
6. Phạm Văn Đức (2010), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách, Tạp chí Triết học, số 2.
7. Đường Liên Hà (2012). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – nhận thức và phản ứng của người tiêu dùng”, Báo điện tử Nhà quản lý, truy cập ngày 03/09/2012, <http://www.nhaquan ly.vn>.
8. TS. Lê Thanh Hà (2012), Các giải pháp thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài cấp Bộ mã số CB 2007-01-04 của Bộ LĐ-TB-XH, Hà Nội.
9. Hoàng Xuân Hiệp (2012), Xây dựng tiêu chuẩn lao động cho các doanh nghiệp may thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tạp chí Dệt May và Thời trang, Hà Nội. 10. Nguyễn Ngọc Thắng (2010), “Gắn quản trị nhân sự với trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp”, Tạp chí ĐH QGHN, Kinh tế và Kinh doanh số 26, Hà Nội. 11. Nguyễn Quang Vinh (2009), Thực trạng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
tại Việt Nam, Báo cáo tại hội thảo “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và Chiến lược truyền thông, kinh nghiệm quốc gia và quốc tế” do VCCI hợp tác với Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức.
Tiếng Anh
1. Bueble, E. (2009), Corporate Social Responsibility: CSR Communication as an Instrument to Consumer-Relationship Marketing, Grin Verlag Publisher.
2. Celine Louche, Samuel O. Idogu, Walter Leal Filho. (2010), Innovative CSR: From Risk Management to Value Creation, Greenleaf Publishing Limited.
3. Chong, M. (2009), "Employee Participation in CSR and Corporate Identity: Insights from a Disaster-Response Program in Asia-Pacific", Corporate Reputation Review 12, pp 106-119.
4. European Comission (2008), "Overview of links between Corporate Social Responsibility and Competitiveness", European Competitiveness Report.
5. Fukada, S. (2010), "Corporate Social Responsibility in Vietnam: Current Practices, Outlook, and Challenges for Japanese Corporations. Observations from Leader of the CBCC Dialogue Mission on CSR to Vietnam".
6. Manfred Pohl, Nick Tolhurst. (2010), "Responsible Business: How to manage CSR strategy successful", ICCA Publication.
7. Tamara. (2006), "Vietnam: Lessons in building linkages for competitive and responsible entrepreneuship". UNIDO and Kennedy School of Government, Harvard University.
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU PHIẾU ĐIỀU TRA BẰNG PHẦN MỀM SPSS
Đánh giá của các nhà quản trị DN ngành CNDT về tầm quan trọng của các nội dung TNXH
đối với người lao động Descriptive Statistics Nội dung Mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Áp dụng luật pháp và quy tắc nơi làm việc 45 2 5 4.4812 .89232 Ngăn cấm lao động cưỡng bức 45 2 5 4.5520 .74531 Ngăn cấm lao động trẻ em (dưới 15 tuổi) 45 3 5 4.6467 .77749 Ngăn cấm quấy rối và ngược đãi 45 2 5 4.2892 .9139 Bồi thường và phúc lợi 45 3 5 4.4242 .85561 Ngăn cấm phân biệt đối xử NLĐ về chủng tộc, giới tính, địa vị xã hội, tôn giáo, tuổi tác,... 45 2 5 4.1892 .8839 Sức khoẻ và an toàn môi trường làm việc 45 3 5 4.6892 .7861 Giáo dục và đào tạo cho người lao động về
ATVSLĐ 45
2 5
4.2892 .9237 Các quyền hợp pháp của nhân viên về tự do
hiệp hội, hội họp và thoả thuận tập thể 45 2 5 4.4812 .76231 Không áp dụng các hình phạt làm ảnh hưởng
đến thể xác, tinh thần và văn hóa NLĐ 45 3 5 4.4942 .76231 Trả công theo luật định, không áp dụng trừ
lương do kỷ luật LĐ 45 3 5 4.752 .94532 Giờ làm việc: theo pháp luật hiện hành, làm
thêm giờ phải thỏa thuận và hưởng đãi ngộ theo quy định.
45 3 5 4.5467 .74749 NLĐđược đãi ngộ xứng đáng 45 2 5 4.7892 .9839 NLĐđược tạo cơ hội bình đẳng 45 2 5 4.3242 .65561 NLĐđược tạo cơ hội đào tạo và phát triển 45 3 5 4.5639 .76231 NLĐđược cung cấp thông tin và tạo điều kiện
tham gia vào các quyết định của DN 45 2 5 4.0182 .74749 NLĐ được tạo sự cân bằng công việc – cuộc
Đánh giá của các nhà quản trị về sựảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới việc thực hiện TNXH Descriptive Statistics Nội dung Mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Nguồn nhân lực của DN 45 1 5 2.8942 .76231 Nguồn tài chính của DN 45 2 5 2.1832 .94532 Cơ sở vật chất, kỹ thuật và trình độ công nghệ của DN 45 1 5 2.3727 .74749 Chiến lược KD của DN 45 2 5 2.8492 .9839 Các đối tác của DN 45 1 5 2.8442 .65561 Chính sách, pháp luật của Nhà nước 45 1 5 2.8739 .76231 Cơ quan quản lý nhà nước và các
thiết chế trung gian 45 1 4 2.5612 .74749
Ý thức xã hội (DN, người tiêu dùng, cơ quan truyền thông) về
việc thực hiện TNXH 45 1 4 3.0238 .78761 Valid N (listwise) 45 Đánh giá của các nhà quản trị DN ngành CNTD về việc thực hiện CSR định hướng thị trường Descriptive Statistics
Nội dung Mẫu nhGiá trỏ nhịất lớGiá trn nhấị t Giá trtrung ị bình
Độ lệch chuẩn
Phát triển quan hệđối tác dài hạn
với khách hàng, nhà cung cấp. 45 1 5 3.2812 0.7633 Cạnh tranh lành mạnh 45 2 5 3.3823 0.9512
Nỗ lực cải thiện chất lượng hàng
hóa, tính an toàn của sản phẩm. 45 1 5 3.0523 0.7533 Không phân biệt đối xử trong định
giá, chất lượng sản phẩm với khách hàng, đối tác 45 2 4 3.5789 0.9823 Quảng cáo trung thực, đạo đức. 45 1 5 3.2401 0.6632 Thực hiện đúng các cam kết với khách hàng, nhà cung cấp, đối tác khác. 45 1 5 3.0623 0.7623 Ưu tiên ký các hợp đồng với đối tác địa phương. 45 1 4 2.7224 0.7523 Thúc đẩy thực hiện các bộ tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử. 45 1 4 2.9007 0.8912 Hỗ trợ và tham gia các hiệp hội,
liên minh (các doanh nghiệp hàng tiêu dùng, hiệp hội người tiêu dùng)
45 2 5 2.6834 0.8225
Đánh giá của các nhà quản trị DN ngành CNTD về tần suất thực hiện các nội dung trong tổ chức thực hiện TNXH
Descriptive Statistics
Nội dung Mẫu nhGiá trỏ nhịất lớGiá trn nhấị t Giá trtrung ị bình
Độ lệch chuẩn
Thiết lập mục tiêu TNXH 45 1 5 2.2512 .77749
Lập hồ sơ, tài liệu, ban hành quy
định, VB hướng dẫn 45 2 5 2.1314 .9139 Thiết lập cơ cấu tổ chức thực hiện TNXH 45 1 5 2.2023 .85561 Cung cấp các nguồn lực thực hiện TNXH 45 2 4 2.8324 .8839 Tổ chức đào tạo nhân lực 45 1 5 2.1411 .7861 Tổ chức hệ thống thông tin 45 1 5 2.1722 .9237 Tổ chức thực hiện các quy định của các CoC 45 1 4 2.8924 .76231 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện TNXH và điều chỉnh 45 1 4 2.0227 .76231 Valid N (listwise) 45 Đánh giá của các nhà quản trị DN ngành CNTD về mức độ thực hiện các nội dung trong tổ chức thực hiện TNXH Descriptive Statistics
Nội dung Mẫu nhGiá trỏ nhịất lớGiá trn nhấị t Giá trtrung ị bình
Độ lệch chuẩn
Thiết lập mục tiêu TNXH 45 1 5 2.1335 .76231
Lập hồ sơ, tài liệu, ban hành quy
định, VB hướng dẫn 45 2 5 2.0628 .76231 Thiết lập cơ cấu tổ chức thực hiện TNXH 45 1 5 2.2525 .94532 Cung cấp các nguồn lực thực hiện TNXH 45 2 4 2.781 .74749 Tổ chức đào tạo nhân lực 45 1 5 2.0248 .9839 Tổ chức hệ thống thông tin 45 1 5 2.0533 .65561 Tổ chức thực hiện các quy định của các CoC 45 1 4 2.7822 .76231 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện TNXH và điều chỉnh 45 1 4 2.0339 .74749 Valid N (listwise) 45
Đánh giá của người lao động trong các DN về việc thực hiện TNXH của DN đối với NLĐ Descriptive Statistics Nội dung Mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Áp dụng luật pháp và quy tắc nơi làm việc 218 1 5 3.4812 .59232 Ngăn cấm lao động cưỡng bức 218 2 5 3.852 .64531 Ngăn cấm lao động trẻ em (dưới 15 tuổi) 218 1 5 3.8467 .57749 Ngăn cấm quấy rối và ngược đãi 218 1 5 3.5892 .6039 Bồi thường và phúc lợi 218 3 5 3.0242 .80561
Ngăn cấm phân biệt đối xử người lao
động về chủng tộc, giới tính, địa vị xã hội,