6. Kết cấu đề tài
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân
Sau hơn 10 năm xuất hiện và ngày càng trở thành vấn đề được quan tâm ở Việt Nam vấn đề TNXH và thực hiện TNXH đã có những kết quả ban đầu. Những nỗ lực của các DN ngành CNTD tiêu biểu là rất lớn song còn một tỷ lệ lớn DN chưa thực sự dành cho vấn đề CSR và thực hiện CSR sự quan tâm đúng tầm. Những khiếm khuyết trong thực hiện TNXH và nguyên nhân cần được nhìn nhận đầy đủ nếu muốn cải thiện chúng trong tương lai.
2.5.2.1. Những hạn chế tồn tại
Một là, đối với mô hình thực hiện TNXH của DN ngành CNTD nước ta: Mô hình thực hiện còn mang nặng tính hình thức, cứng nhắc chưa đi vào thực chất; Mô hình định hướng xã hội ít được các DN ưu tiên thực hiện nhất; Đặc biệt còn
ngành CNTD giữa nhà quản trị và NLĐ... Các DN ngành CNTD cần điều phối nguồn lực của mình trong mỗi thời kỳ phát triển để lựa chọn mô hình thực hiện TNXH phù hợp.
Hai là, đối với triển khai thực hiện các quy tắc ứng xử về TNXH của các DN ngành CNTD nước ta. Hiện vẫn chưa có nhiều DN ngành CNTD có các chứng chỉ liên quan đến thực hiện TNXH. Cụ thể là: Tỷ lệ DN chưa áp dụng quy tắc của bên mua chiếm tỷ trọng thấp (mới chỉ dừng lại ở các DN thực hiện gia công cho các công ty đa quốc gia); Áp dụng ISO14001 là điểm yếu của các DN ngành CNTD nước ta và WRAP là một tiêu chuẩn còn khá xa lạ với các DN Việt Nam nói chung và DN ngành CNTD nói riêng.
Ba là, đối với tổ chức thực hiện TNXH của DN ngành CNTD nước ta còn thiếu tính chiến lược. Tất cả các hoạt động quản trị thực hiện TNXH còn chưa được chú trọng đúng mức với xuất phát điểm của mục tiêu thực hiện CSR còn mang tính tự phát cho đến điều kiện của DN thực thi CSR mang tính không chính thức (chưa có quy định cụ thể, chưa có bộ phận chuyên trách trong cơ cấu tổ chức, ngân sách cho thực hiện TNXH chưa được hoạch định bài bản, chưa có nhân lực chuyên môn, chưa có hệ thống thông tin cũng như giám sát CSR...).
2.5.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại
Trước hết phải kể tới nhận thức của tất cả những chủ thể liên quan bao gồm nhà quản trị DN ngành CNTD, NLĐ, các đối tác…về CSR còn thiếu tính toàn diện. Tiếp theo là nguồn lực đáp ứng yêu cầu thực hiện TNXH toàn diện là một thách thức to lớn với tất các các DN đặc biệt là hơn 90% DN vừa và nhỏ.
Một nguyên nhân nữa là chiến lược kinh doanh nói chung, chiến lược thực thi CSR nói riêng chưa được đa số các DN thiết lập. Trong số DN đã có chiến lược thì tính ”bất ổn” của phương án lựa chọn rất cao do kinh nghiệm cũng như năng lực nhận diện môi trường của nhà hoạch định chính sách DN còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, hệ thống chính sách pháp luật chi phối nỗ lực thực hiện TNXH của DN ngành CNTD Việt Nam mới được hình thành (nhiều văn bản còn chưa đến thời điểm có hiệu lực), còn nhiều bất cập và thiếu hơi thở cuộc sống. Ngoài ra, sự yếu kém của công tác QLNN và thiết chế chế trung gian; sự không đồng đều trong nhận thức, ý thức xã hội về CSR và thực hiện CSR cũng là nguyên nhân của những hạn chế.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH