Hoàn thiện và nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện TNXH của DN ngành

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 107)

6. Kết cấu đề tài

3.2.1.4. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện TNXH của DN ngành

ngành CNTD Việt Nam

Cùng với việc nâng cao nhận thức về TNXH và thực hiện TNXH, thời gian tới các DN ngành công nghiệp hàng tiêu dùng Việt Nam cần tập trung hoàn thiện và nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện TNXH.

Cụ thể, có hai vấn đề mà các DN ngành công nghiệp hàng tiêu dùng cần chú ý trong thời gian tới khi thực hiện giải pháp này, thứ nhất là vấn đề về tổ chức bộ máy tổ chức thực hiện TNXH; thứ hai là vấn đề về tổ chức hoạt động thực hiện TNXH của các DN này.

a. Về tổ chức bộ máy thực hiện TNXH của các DN ngành CNTD Việt Nam

Như đã phân tích trong thực trạng, hiện nay các DN ngành CNTD Việt Nam chưa có bộ máy chuyên trách để thực hiện TNXH mà thường là ghép vào các bộ phận chức năng khác, có thể là marketing, PR, hành chính,.. do đó qua trình triển khai thực hiện hoạt động này ở các DN có thể chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, thời gian tới cùng việc nâng cao nhận thức về lợi ích của việc thực hiện TNXH đối với hoạt động kinh doanh của DN, các DN ngành CNTD Việt Nam cần có chức danh riêng đảm nhận công việc về TNXH của DN, chức danh này có thể ghép cùng phòng quản lý chất lượng hoặc bộ phận khác tương tự tùy từng hoàn cảnh cụ thể của từng công ty. Ngoài ra, từng nhà quản trịở các cấp bậc khác nhau trong DN (cấp cao, cấp trung gian, cấp cơ sở) cũng cần được giao nhiệm vụ trong việc thực hiện TNXH của DN gắn liền với khâu, công đoạn kinh doanh mà người đó đảm trách.

Việc thiết lập một cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động phù hợp để thuận lợi trong triển khai và kiểm soát quá trình hoạt động của DN, không chỉ phù hợp với cơ chế pháp lý mà còn phù hợp với các chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội, theo hướng tăng cường TNXH hướng về cộng đồng và vì cộng đồng.

b. Về tổ chức hoạt động thực hiện TNXH của các DN ngành CNTD Việt Nam

Các DN ngành công nghiệp hàng tiêu dùng cần tổ chức thực hiện tốt các tiêu chuẩn về TNXH. Vì hiện trên thế giới tồn tại hàng trăm các bộ tiêu chuẩn TNXH khác nhau. Thông thường, các bộ tiêu chuẩn này được các tổ chức xã hội, các nhóm phân quyền hoặc do chính bản thân các công ty đa quốc gia này đưa ra, tuy nhiên do nhóm nào đưa ra thì cũng dựa trên cơ sở chắt lọc các nội dung, các nguyên tắc của ILO, Công ước của Liên hợp quốc về nhân quyền và quyền trẻ em, Công ước của Liên hợp quốc về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xửđối với phụ nữ,... Việt Nam đã phê chuẩn hầu hết các công ước trên, do vậy các nội dung về TNXH cơ bản đã thể hiện trong pháp luật Việt Nam. Vì vậy các DN Việt Nam cần nghiên cứu và thực hiện đầy đủ, thực hiện tốt các quy định của luật pháp Việt Nam như Bộ Luật lao động, Luật bảo vệ môi trường,... bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, bảo đảm môi trường lao động, giữ gìn môi trường tự nhiên,... Thực hiện tốt các quy định của Luật pháp Việt Nam chính là điều kiện quan trọng để các DN khẳng định được uy tín, thương hiệu của mình, tạo dựng được thiện cảm, hình ảnh tốt đẹp đối với người tiêu dùng và các đối tác xã hội, là động lực giúp cho DN vững vàng trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh toàn cầu.

Cụ thể khi tổ chức thực hiện TNXH, trong thời gian tới, các DN ngành công nghiệp hàng tiêu dùng cần chú ý một sốđiểm sau:

• Thực hiện các hoạt động CSR phải được xây dựng dựa trên và sự phù hợp với sứ mạng, mục tiêu và chiến lược của DN. Các hoạt động về TNXH cũng cần được kết nối một cách chặt chẽ với những đổi mới trong hoạt động của DN cũng như dựa trên một tầm nhìn rộng mở và toàn diện.

• TNXH được thể hiện bằng một số chứng chỉ và bộ quy tắc ứng xử. Do vậy các DN có thể thực hiện TNXH bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng các bộ quy tắc ứng xử như: SA 8000, ISO 14001, WRAP,...

• Các bộ quy tắc ứng xử không thay thế được Luật quốc gia. Việc thực hiện các bộ quy tắc của quốc gia nào phải phù hợp với Luật quốc gia và hỗ trợ cho việc thực hiện luật quốc gia.

• Việc thực hiện các CoC là tự nguyện, hoàn toàn không mang tính bắt buộc. Tuy nhiên có thể một công ty bạn hàng nước ngoài nào đó quy định việc thực hiện một bộ CoC nào đó để có thể bắt buộc hợp đồng thương mại thì đó là quan hệ giữa DN với DN, không phải là sự bắt buộc từ phía chính phủ sở tại cũng như chính phủ nước nhập hàng.

• TNXH của DN được quy định trong các CoC được hiểu là trách nhiệm của DN đối với toàn xã hội thông qua sản phẩm của mình. Đây là việc làm thường xuyên, liên tục, chủ yếu ngay tại nơi làm việc. Đó cũng chính là quá trình chuyển từ mối quan tâm thuần túy đến tăng trưởng của mỗi DN, của mỗi nền kinh tế sang sự quan tâm đến sự phát triển mà mỗi DN đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.

• Việc thực hiện các quy định thể hiện TNXH của DN trong các CoC là một khoản chi phí mang tính chất đầu tư của DN, được thực hiện trước và trong khi làm ra sản phẩm, chứ không phải là một đóng góp của DN mang tính chất nhân đạo từ thiện được trích ra từ lợi nhuận của DN.

• Nếu CSR và COC được hiểu đúng và thực hiện đúng, phù hợp với luật pháp quốc gia thì thực hiện CSR chính là một việc làm mà các bên đều có lợi: thứ nhất là uy tín và tính cạnh tranh của DN được tăng lên; thứ hai là quyền lợi của người lao động được đảm bảo tốt hơn và thứ ba là việc thực hiện luật pháp quốc gia cũng tốt hơn, tính cạnh tranh của nền kinh tế cao hơn, môi trường đầu tư tốt hơn.

• Trong quá trình thực hiện TNXH, các DN cần có chi phí, thậm chí chi phí đầu tư khá lớn để đầu tư cải thiện các điều kiện vệ sinh lao động và môi trường. Trong bối cảnh hiện nay, có thể nhiều DN không đáp ứng được, bởi vậy có thể Nhà nước phải hỗ trợ cho vay từ quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ xúc tiến thương mại,... với các chính sách ưu tiên, ưu đãi.

• Chú trọng vào CSR trong khía cạnh quan hệ lao động: đây là chính sách CSR nội bộ, có lợi ích trực tiếp tới DN. Nguồn lực của DN hạn chế cho nên các DN không nên dàn trải các khoản mục ngân sách cho chính sách CSR của mình.

CSR trên khía cạnh người lao động sẽ giúp DN có được lực lượng lao động đáng tin cậy, trung thành và sẽ có tác động tích cực tới năng suất lao động.

• Hỗ trợ nhằm nâng cao vai trò của công đoàn trong DN: Công đoàn cần được thực hiện đúng và đủ vai trò của mình trong DN. Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho quan hệ lao động, môi trường lao động, từ đó hiệu quả kinh doanh sẽ được nâng cao.

• Chú trọng vào vai trò của người lãnh đạo: Lãnh đạo của các DN này đều là những người trực tiếp gây dựng, gắn bó với công ty trong nhiều năm (còn với các DN lớn thì hiện nay chủ yếu là thuê CEO). Sẽ là không quá lời nếu nói DN chính là máu thịt của những nhà lãnh đạo này, và họ cũng là những người có quyền quyết định chủ yếu trong DN (CEO ở các DN lớn chịu sự chi phối rất lớn từ hội đồng quản trị). Do đó, lãnh đạo các DN này có tác động lớn tới CSR của DN này; nếu họ trang bịđược nhận thức đúng đắn về CSR thì sẽ có lợi rất nhiều cho sự phát triển CSR ở Việt Nam. Việc thực hiện TNXH phải được bắt đầu từ những nhà lãnh đạo cao cấp nhất trong tổ chức. Họ phải là những người tiên phong, nhiệt tình nhất và dám gánh vác trách nhiệm trong các hoạt động này. Từ đó họ có thể khơi dậy mang lại niềm tin và tạo ra động lực cho toàn thể nhân viên DN thực hiện có hiệu quả hoạt động này. Hơn nữa, nhờ vậy, họ có thể thu hút được sự quan tâm và ủng hộ của các nhà đầu tư, các ngân hàng, các nhà cung cấp, khách hàng, các cơ quan quản lý nhà nước.

• Quá trình thực hiện đòi hỏi các nhà quản trị và các nhân viên duy trì việc truyền thông một cách có hiệu quả. Các mục tiêu, biện pháp, cách thức thực hiện, chương trình hành động đều phải được truyền đạt công khai và rõ ràng tới các nhân viên. Thông qua đó, các nhà quản trị có thể đảm bảo rằng các nhân viên có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về hoạt động này.

Để thực hiện tốt TNXH của DN cần có sự phối hợp giữa chính quyền sở tại của các DN ngành công nghiệp hàng tiêu dùng, chính quyền tạo điều kiện thuận lợi cho các DN thực hiện CSR, đồng thời DN cũng có những đầu tư hợp lý phát triển kinh tếđịa phương hay có các hỗ trợ tích cực cho các công tác xã hội.

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)