Quản lý và vận hành hệ thống quản lý thực hiện trách nhiệm xã hội của

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 45)

6. Kết cấu đề tài

1.3.2.Quản lý và vận hành hệ thống quản lý thực hiện trách nhiệm xã hội của

doanh nghip ngành tiêu dùng

Theo cách tiếp cận của Quản trị chất lượng, quá trình vận hành hệ thống quản lý thực hiện TNXH của DN ngành CNTD bao gồm các hoạt động: Lập kế hoạch - Plan (P): Thiết lập các mục tiêu và các quá trình cần thiết để đạt được các kết quả phù hợp với chính sách môi trường của tổ chức; Thực hiện – Do (D): Thực hiện các quá trình; Kiểm tra – Check (C): Giám sát và đo lường các quá trình dựa trên chính sách TNXH của DN, mục tiêu, chỉ tiêu, các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác, và báo cáo kết quả; Hành động – Act (A): Thực hiện các hành động để cải tiến liên tục hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý thực hiện. (xem hình 1.2)

Hình 1.2: Mô hình PDCA

Nguồn: [10]

Ví dụở tiêu chuẩn ISO 14001 quá trình vận hành PDCA được cụ thể hóa như hình 1.3 với những nội dung cụ thể là:

Hình 1.3: Mô hình vận hành hệ thống ISO 14001

Nguồn: [11] Đối với giai đoạn Lập kế hoạch (Plan):

- Lãnh đạo cấp cao nhất của Doanh nghiệp phải đánh giá, xem xét các khía cạnh môi trường từ các sản phẩm và hoạt động của Doanh nghiệp mình để từ đó thiết lập và công bố chính sách môi trường mà doanh nghiệp sẽ theo đuổi.

- Doanh nghiệp/tổ chức phải xác định các khía cạnh (yếu tố) môi trường và các tác động môi trường của các khía cạnh này, từ đó xem xét những khía cạnh (yếu tố) môi trường nào cần phải thiết lập các biện pháp kiểm soát để hạn chế sự tác động môi trường.

- Doanh nghiệp/tổ chức phải tìm kiếm, thu thập, xác định và giám sát các yêu cầu pháp luật liên quan đến môi trường mà doanh nghiệp phải áp dụng, cũng như các yêu cầu khác về môi trường mà Doanh nghiệp/tổ chức đã chấp nhận tuân thủ. Nếu được, phải đặt ra các chuẩn mực nội bộđể kiểm soát hoạt động.

- Doanh nghiệp phải định ra các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường, lập các chương trình thực hiện (bao gồm biện pháp, tiến độ, trách nhiệm, quyền hạn) để có thểđạt được các mục tiêu chỉ tiêu, môi trường đã đề ra.

Hình 1.4: Mi liên h gia khía cnh môi trường và chương trình môi trường

Nguồn: [11] Đối với giai đoạn Thực hiện (Do): áp dụng và vận hành hệ thống quản lý môi trường

- Lãnh đạo cao nhất phải thiết lập cơ cấu quản lý, chỉđịnh các vai trò và trách nhiệm với thẩm quyền đầy đủđể thực hiện các chương trình quản lý môi trường.

- Ban Lãnh đạo phải cung cấp nguồn lực đầy đủ, bao gồm nhân sự cần thiết để duy trì các hoạt động môi trường, đào tạo cho những nhân sự cần thiết để đạt được trình độ, kỹ năng chuyên môn hóa cần thiết, thiết lập xây dựng cơ sở hạ tầng theo yêu cầu của luật định hoặc nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu chỉ tiêu môi trường, đầu tư công nghệ phù hợp xử lý các chất thải, phân bổ thời gian thực hiện chương trình và

- Ban lãnh đạo phải triển khai tổ chức đào tạo cho người làm việc cho tổ chức hoặc những người làm việc thay mặt tổ chức và đảm bảo những người này nhận thức được các khía cạnh môi trường cần kiểm soát, hậu quả do không kiểm soát cũng nhưng đảm bảo họđủ năng lực để thực hiện các biện pháp kiểm soát các khía cạnh này.

- Doanh nghiệp phải thiết lập các quá trình đểđảm bảo việc trao đổi thông tin về môi trường trong nội bộ có hiệu quả, cũng như đáp ứng các thông tin về môi trường với các bên hữu quan bên ngoài.

- Thiết lập, phổ biến và duy trì tài liệu của hệ thống quản lý môi trường. - Thiết lập và thực hiện các hoạt động kiểm soát tài liệu đang được áp dụng. - Thiết lập và duy trì các hoạt động kiểm soát tác nghiệp để đảm bảm rằng các thủ tục liên quan đến khía cạnh môi trường đáng kểđược thực hiện.

- Đảm bảo sự chuẩn bị và ứng phó trong trường hợp khẩn cấp, thiết lập và thử nghiệm sự chuẩn bị và khả năng ứng phó với các trình trạng khẩn cấp.

Đối với giai đoạn kiểm tra (Check): Đánh giá các quá trình của hệ thống quản lý môi trường.

- Giám sát và đo lường các đặc trưng chủ chốt của các hoạt động của mình có thể gây tác động đáng kểđến môi trường.

- Đánh giá thực trạng của sự tuân thủ với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác và tổ chức đề ra).

- Thiết lập và duy trì các thủ tục xác định trách nhiệm và quyền hạn trong việc xác định sự không phù hợp, xử lý và điều tra sự không phù hợp, thực hiện hành động khắc phục và hành động phòng ngừa.

- Quản lý hồ sơ, thiết lập và duy trì thủ tục để phân định, bảo quản và xử lý các hồ sơ môi trường.

- Tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ để xác định sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001 và hệ thống quản lý môi trường.

Đối với giai đoạn hành động (Action): Xem xét lại và tiến hành các hoạt động để cải tiến hệ thống quản lý môi trường.

- Lãnh đạo phải tiến hành xem xét về mặt quản lý của hệ thống quản lý môi trường theo các giai đoạn thích hợp.

- Các yêu cầu liên quan đến “Hành động (Action)” nếu được duy trì liên tục và thường xuyên sẽ giúp Doanh nghiệp/tổ chức liên tục cải tiến hệ thống quản lý môi trường và kết quả chung trong hoạt động môi trường của tổ chức.

Tóm lại, các nội dung chính của quản lý và vận hành hệ thống quản lý TNXH của doanh nghiệp như trong hình 1.5.

Hình 1.5: Mô hình qun lý và vn hành h thng qun lý TNXH ca DN ngành CNTD

Cụ thể như các nội dung này bao gồm các hoạt động: - Xác định mục tiêu thực hiện TNXH

- Lập hồ sơ, tài liệu và ban hành các quy định, văn bản tổ chức hoàn hướng dẫn thực hiện bộ quy tắc ứng xử và quá trình thực hiện bộ quy tắc ứng xử.

- Thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện TNXH của doanh nghiệp; định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm các bộ phận, cá nhân trong tổ chức.

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn lực (nhân lực, tài chính, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ) cho tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động thực hiện TNXH của doanh nghiệp.

- Tổ chức đào tạo đội ngũ nhân lực về các kiến thức, kỹ năng thực hiện bộ quy tắc ứng xử, các tiêu chuẩn; phổ biến, quán triệt, giáo dục người lao động để có kiến thức và tự giác thực hiện bộ quy tắc ứng xử.

- Tổ chức hệ thống thông tin thực hiện TNXH của DN và các thông tin có liên quan đến thực hiện TNXH của DN ngành CNTD.

- Tổ chức thực hiện các quy định của bộ quy tắc ứng xử của DN ngành CNTD.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện TNXH và điều chỉnh.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp công nghiệp tiêu dùng

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành công nghiệp tiêu dùng Việt Nam (Trang 45)