Từ năm 2008 đến nay:

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của xí nghiệp kinh doanh xăng dầu kiên giang trong phân phối xăng dầu trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 32)

a. Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Dung Quat Refinery-DQR): Trước khi Nhà máy này ra đời, ở Việt Nam không có cơ sở lọc dầu mỏ nào nên toàn bộ nhu cầu xăng dầu thành phẩm đều phải nhập khẩu 100% từ các nước trong khu vực Đông Á và Trung Đông. Trong đó, Singapore là nguồn cung ứng chính nhờ khoảng cách vận tải ngắn, thuận tiện và tập quán văn hóa, giao dịch có nhiều tương đồng với các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu Việt Nam.

Sau khi DQR ra đời cho đến nay: Nhà máy lọc hóa Dung Quất thuộc Cty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) được đưa vào hoạt động từ tháng 2/2009, với công suất thiết kế 6,5 triệu tấn/năm. Đây là máy lọc dầu đầu tiên của nước

ta 100% vốn thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, do các nhà thầu nước ngoài xây dựng, vận hành và chuyển giao. Theo thiết kế, nó cung cấp khoảng 30% nhu cầu nội địa, với đầy đủ các sản phẩm như: xăng RON92, RON95, dầu diesel DO0,05%S, DO0,25%S, nhiên liệu bay JetA1, dầu lửa, gas đốt (LPG)…Từ khi hoạt động đến nay, nhà máy này luôn hoạt động gần hết công suất nhằm tăng nguồn cung cho nội địa. Để đáp ứng nhiều hơn nữa cho nhu cầu nội địa và bớt phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, chính phủ đã cho phép nâng công suất DQR lên 10 triệu tấn/năm vào năm 2016, bằng việc cổ phần hóa, tăng vốn đầu tư với một số đối tác nước ngoài có thực lực mạnh trong lĩnh vực năng lượng.

b. Một số dự án lọc hóa dầu sắp được triển khai ở Việt Nam:

Nhằm mục đích từng bước tự chủ và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, chính phủ đã cho phép nghiên cứu, lập dự án để triển khai một số cơ sở lọc hóa dầu theo hướng hiện đại như sau:

-Dự án nhà máy lọc dầu số 2 Nghi Sơn – Thanh hóa: đầu tư bởi Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam liên doanh với một số đối tác nước ngoài như Idemitsu (Nhật), Tập đoàn dầu khí quốc tế Kuwait (KPI), Tập đoàn hóa chất Mitsui (Nhật). Công suất thiết kế giai đoạn I là 10 triệu tấn/năm (tương đương 200.000 thùng/ngày), vốn 8-10 tỷ USD. Giai đoạn II công suát nâng lên là 20 triệu tấn/năm.

-Dự án nhà máy lọc dầu số 3 (Long Sơn – Bà Rịa Vũng Tàu): công suất thiết kế 200.000 thùng/ngày, tương đương 10 triệu tấn/năm, trị giá đầu tư khoảng 8 tỷ USD

-Môt dự án lọc hóa dầu khác dự định triển khai ở Khu Kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình định do Tập đoàn dầu khí Thái Lan PTT là chủ đầu tư với trị giá khoảng 27 tỷ USD đang trình lên Thủ tướng chính phủ. Nếu được chấp thuận, dự án này sẽ khởi công vào 2016 và vận hành vào 2019 với công suất 660.000 thùng/ngày, tương đương khoảng 30 triệu tấn/năm, thuộc loại lớn nhất thế giới nếu thành hiện thực.

c. Các doanh nghiệp được phép nhập khẩu xăng dầu:

Văn bản pháp lý cao nhất về quản lý kinh doanh và chế biến xăng dầu thành phẩm là Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009. Theo đó các doanh nghiệp Việt Nam không phân biệt thành phần kinh tế được Chính phủ cấp phép nhập khẩu với số lượng cụ thể hằng năm nếu có đủ các điều kiện chủ yếu như: cầu cảng, kho chứa, hệ thống phân phối (trực thuộc và đại lý), khả năng tài chính... Tính đến 12/2012, cả nước có 11 doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu

Bảng 2.2: Các doanh nghiệp được phép nhập khẩu xăng dầu

TT Doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu Ghi chú

1 Tập đoàn xăng dầu Việt Nam-Petrolimex Hà nội

2 Tổng công ty dầu Việt Nam-PV Oil Tập đoàn dầu khí VN 3 Cty TNHH Dầu khí TP.HCM-Saigon Petro TP. Hồ Chí Minh 4 Cty thương mại dầu khí Đồng Tháp-Petimex Tỉnh Đồng tháp 5 Cty thương mại kỹ thuật đầu tư Petec Tập đoàn dầu khí VN 6 Tổng công ty xăng dầu quân đội Bộ quốc phòng 7 Tổng công ty XNK thương mại Thanh Lễ Tỉnh Bình dương 8 Công ty xuất nhập khẩu vận tải đường biển Bộ GTVT

9 Công ty xăng dầu hàng không-Vinapco Việt Nam Airlines 10 Công ty cổ phần xăng dầu Nam Việt-Namviet Oil TP. Hồ Chí Minh 11 Công ty TNHH vận tải đường thủy Hải Hà Tỉnh Thái bình

Nguồn: tổng hợp của tác giả

Về cơ cấu thị phần nội địa: Petrolimex, PV Oil, Saigonpetro và Petimex, 04 doanh nghiệp này đã chiếm gần 90% thị phần. Trong đó, Petrolimex đang thống lĩnh thị trường với thị phần khoảng 55%. phần còn lại khá khiêm tốn chia cho các doanh nghiệp còn lại.

d. Một số đặc điểm đáng chú ý về tình hình cung cầu xăng dầu nước ta trong những năm gần đây.

Tình hình chính trị xã hội ổn định, kinh tế không ngừng phát triển, nhu cầu xăng dầu liên tục tăng là những yếu tố rất thuận lợi khiến nước ta trở thành địa điểm thu hút rất nhiều sự quan tâm của các hãng nước ngoài trong việc đầu tư xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu, khai thác dầu mỏ và khí đốt.

Thị trường xăng dầu trong nước ngày càng mang tính cạnh tranh hơn, hệ thống phân phối không ngừng được mở rộng không những ở trung tâm tỉnh lỵ mà còn đến tận vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo nhằm phục vụ phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Hiện cả nước có 11 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu xăng dầu, 300 tổng đại lý, 4.500 đại lý và hơn 10.000 cây xăng bán lẻ khác. Năm 2011, tổng cầu xăng dầu cả nước là 15,6 triệu tấn. Năm 2012 là khoảng 16 triệu tấn. Năm 2013, Bộ Công Thương giao hạn mức nhập khẩu tối thiểu cho các đầu mối là 9 triệu tấn.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của xí nghiệp kinh doanh xăng dầu kiên giang trong phân phối xăng dầu trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 32)