Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Xí Nghiệp

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của xí nghiệp kinh doanh xăng dầu kiên giang trong phân phối xăng dầu trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 98)

3.4.1 Kiến nghị đối với Nhà nước.

Nghị định 84 ra đời là bước tiến mạnh mẽ trong quản lý ngành xăng dầu ở Việt Nam. Tuy nhiên, Chính phủ cần sửa đổi một vài quy định cho sát với thực tiễn: một là,

Tổng đại lý được phép ký hợp đồng cung ứng với tối đa 02 nhà nhập khẩu đầu mối xăng dầu để đảm bảo nguồn cung cũng như giá cả cạnh tranh tránh tình trạng bị ép giá khi thị trường biến động mạnh và khi đã xác lập quan hệ bằng hợp đồng tổng đại lý;

hai là, nâng số lượng các cây xăng trực thuộc lên 15 và số lượng đại lý lên tối thiểu 20 cho doanh nghiệp nào muốn làm tổng đại lý; ba là, các tổng đại lý không được thuê kho của nhà nhập khẩu của mình để đủ điều kiện làm tổng đại lý xăng dầu vì thuê kho chỉ là hình thức hợp pháp hóa quy định nên không phù hợp thực tế; bốn là thường xuyên kiểm tra và có biện pháp xử lý những doanh nghiệp trong ngành xăng dầu hoạt đông không đúng chức năng, không đủ điều kiện; năm là đến năm 2020 không cho các hãng nước ngoài tham gia kinh doanh phân phối xăng dầu trong nước

3.4.2 Kiến nghị đối với nhà nhập khẩu Petrolimex

Qua thực tế hoạt động nhiều năm và qua nghiên cứu này, tác giả có một số kiến nghị đối với nhà nhập khẩu Petrolimex như sau:

- Tuyệt đối không để đứt nguồn cung cho Xí Nghiệp trong mọi tình huống. Thường xuyên chia sẻ, cung cấp thông tin về thị trường, giá cả xăng dầu trong và ngoài nước, thông tin về hàng tồn kho tại tổng kho Nhà Bè, Tây Nam Bộ để Xí Nghiệp không bị động trong khâu tạo nguồn: như đảo bảo thời gian tồn kho tối thiểu theo quy

định là 7 ngày; đảm bảo đầy đủ mặt hàng không những cho hệ thống phân phối cũng như góp phần bình ổn thị trường và bảo đảm an ninh năng lượng cho tỉnh Kiên Giang. - Cải thiện chính sách giá bán, hoa hồng tổng đại lý cho sát thực tế tại khu vực Kiên Giang để Xí Nghiệp có đủ khả năng cạnh tranh với các đối thủ Đông Nam và PV Oil tại khu vực Kiên Giang.

- Có biện pháp hữu ích giúp Xí Nghiệp giảm thiểu rủi ro khi thị trường đang có dấu hiệu đi xuống. Qua đó Xí Nghiệp mới có nguồn lực chia sẻ lỗ lã với đại lý giúp họ yên tâm kinh doanh và trung thành với mình.

- Thay đổi chính sách bán hàng cho phù hợp với tình hình chung như những hóa đơn đã lập trước khi có thay đổi giá thì vẫn còn giá trị nhận hàng.

3.4.3 Đối với công ty mẹ:

- Cải tiến mạnh mẽ hệ thống thang lương, bậc lương phù hợp với công việc không phải theo bằng cấp, chính sách đãi ngộ thỏa đáng hơn, khen thưởng, kỷ luật công khai và công minh. Các chính sách khen thưởng, kỷ luật phải được lượng hoá bằng thành tích, có con số cụ thể giá trị mang lại lợi ích hoặc làm thiệt hại cho tập thể. - Phân cấp mạnh mẽ hơn nữa công tác nhân sự (tuyển chọn, đề bạt, bổ nhiệm, cách chức) và công tác đầu tư sửa chữa những dự án công việc có dự toán tối đa 02 tỷ đồng để Xí Nghiệp chủ động, giảm thời gian thực hiện và quan trọng là hiệu quả công năng sử dụng sát yêu cầu thực tế và qua đó nhằm tiết kiệm chi phí.

- Giao quyền cho Xí Nghiệp ấn định giá cả bán ra, chính sách thương mại, quyết định về ưu đãi cho đại lý được mua hàng gửi lại kho trong thời gian nhất định khi giá cả thị trường biến động mạnh bằng chính nguồn hàng và sức chứa của hệ thống kho hiện có.

3.5 Kết luận chương 3

Chương 3, tác giả đề xuất 3 nhóm giải pháp lớn (gồm 10 giải pháp cụ thể) nhằm (i) phát huy các năng lực cạnh tranh cốt lõi; (ii) duy trì các lợi thế cạnh tranh dễ học tập, bắt chước; và (iii) hạn chế các bất lợi đối với Xí Nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời tác giả cũng đề xuất những kiến nghị đối với Nhà nước, Petrolimex và Công ty mẹ nhằm quản lý ngành xăng dầu ngày càng phù hợp với thực tế hơn, giúp các doanh nghiệp trong ngành hoạt động dễ dàng và đúng quy định và cạnh tranh lành mạnh.

KẾT LUẬN

Qua những nội dung nghiên cứu, luận văn đã đạt được những kết quả chính sau đây: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Xây dựng khung đánh giá năng lực cạnh của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong ngành xăng dầu, bao gồm 13 chỉ tiêu. Nghiên cứu này đã kế thừa được 08 chỉ tiêu từ nghiên cứu của Trần Văn Lễ (2010) là: (i) Giá; (ii) Thương hiệu; (iii) Số lượng và chất lượng sản phẩm; (iv) Sự ổn định về nguồn; (v) Hệ thống bán lẻ trực tiếp; (vi) Năng lực tài chính; (vii) Trình độ, chất lượng nguồn nhân lực; (viii) Linh hoạt trong thanh toán. Các chỉ tiêu được bổ sung từ nghiên cứu này gồm có (4 chỉ tiêu): (i) Phân bố kho chứa hợp lý; (ii) Khả năng nắm bắt thông tin; (iii)Tiếp thị và chăm sóc khách hàng; (iv) Khả năng quản lý điều hành, (v) ưu đãi và linh hoạt trong bán hàng.

(2) Phân tích các yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Xí Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang. Đồng thời phân tích thực trạng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Xí nghiệp trên thị trường Kiên Giang trong vài năm qua.

(3) Đánh giá năng lực cạnh tranh của Xí Nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường khu vực Kiên Giang thông qua ý kiến chuyên gia và ý kiến khách hàng, đại lý và nhân viên bán hàng trên nền tảng lý thuyết ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM

(4) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Xí Nghiệp trong phân phối xăng dầu tại khu vực Kiên Giang.

(5) Một số kiến nghị đối với Nhà Nước, Petrolimex và Công ty mẹ

Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu nên luận văn còn tồn tại một số hạn chế sau:

(1) Số liệu điều tra khách hàng để đánh giá năng lực cạnh tranh của Xí Nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh được thực hiện trên phạm vi tỉnh Kiên Giang nhưng số mẫu còn tương đối ít. Mặc dù tác giả đã cố gắng dựa vào kinh nghiệm và mối quan hệ trong việc lựa chọn các khách hàng nhằm gia tăng tính khách quan trong đánh giá. Dù vậy, với việc chọn mẫu thuận tiện và không kiểm định thống kê, nên kết quả đánh giá cũng có khả năng bị chệch.

(2) Các chuyên gia được lấy ý kiến về mức độ quan trọng của các chỉ tiêu hình thành năng lực cạnh tranh bao gồm 07 người chủ yếu là bên trong Xí Nghiệp

không có các chuyên gia đại diện cho các đối thủ cạnh tranh nên đánh giá, kết luận có thể chưa thật chính xác.

(3) Các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của xí Nghiệp phần lớn là định hướng, trong quá trình thực hiện cần triển khai thành các kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện của Xí Nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh (2007), Quản trị chiến lược, NXB Khoa học và kỹ thuật. 2. TS. Bùi Văn Danh – MBA Nguyễn Văn Dung – ThS. Lê Quang Khôi, Quản Trị Chiến Lược, NXB Phương Đông

3. PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Diệp, (2010), Chiến Lược & Chính Sách Kinh Doanh, NXB Lao Động Xã Hội

4. PGS. TS Lê Thế Giới, TS. Nguyễn Thanh Liêm, ThS. Trần Hữu Hải (2009), Quản Trị Chiến Lược, NXB Dân Trí

5. Trần Văn Lễ, (2013), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty Xăng dầu Phú Khánh-Petrolimex Khanhhoa, Luận văn thạc sĩ.

6. Nguyễn Trọng Minh Thái, (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty Cổ Phần Bánh Kẹo Quảng Ngãi-Biscafun, Luận văn thạc sĩ.

7. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), Thị trường, chiến lược và cơ cấu: cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, NXB TP. Hồ Chí Minh.

8. Fred R David (2006), Khái luận về Quản trị chiến lược – Concepts of strategic management, NXB Lao Động

9. Michael E. Porter (2013), Chiến lược cạnh tranh – Competitive Strategy, Nhà xuất bản Trẻ. 10.www.cafef.vn ngày 3/2/2012 11. www.cantho.gov.vn ngày 4/1/2013 12.www.dangcongsan.vn ngày 3/10/2012 13.www.gso.gov.vn ngày 3//2/2012 14.www.kienggiang.gov.vn 15.www.kinhtenongthon.com.vn 16.www.mof.gov.vn ngày 20/8/2004 17.www.vnexpress.net ngày 29/12/2011

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHIẾU LẤY Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ CÁC YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI

THỊ TRƯỜNG KIÊN GIANG

Tôi tên là Trần Minh Khoa, sinh viên lớp CHQT09NT, Trường Đại học Nha Trang. Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Xí

Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang tại thị trường khu vực Kiên Giang”.

Để xác định các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành xăng dầu, tôi xin tham khảo ý kiến đóng góp của Quý anh chị. Xin Quý anh/chị vui lòng điền vào bảng câu hỏi theo mẫu dưới đây.

A. Phần đánh giá

Xin Anh/Chị vui lòng cho ý kiến của mình về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố dưới đây đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành xăng dầu:

Quy ước: Ít quan trọng = 1 điểm Quan trọng = 2 điểm Rất quan trọng = 3 điểm

Mức độ ảnh hưởng

TT Các yếu tố anh hưởng Ít quan

trọng

Quan trọng Rất quan trọng 1 Quy mô doanh nghiệp

2 Khả năng quản lý điều hành 3 Văn hóa doanh nghiệp

4 Trình độ, chất lượng nguồn nhân lực 5 Chính sách đào tạo và phát triển 6 Sức mạnh tài chính

7 Khả năng đảm bảo nguồn hàng 8 Năng lực vận tải

9 Đa dạng các mặt hàng 10 Thị phần

11 Uy tín thương hiệu

12 Khả năng cạnh tranh về giá 13 Mạng lưới bán sỉ đại lý 14 Mạng lưới bán lẻ trực thuộc 15 Tiếp thị và chăm sóc bán hàng 16 Ưu đãi và linh hoạt trong bán hàng 17 Chất lượng xăng dầu

18 Sự chính xác trong đo lường 19 Nghiên cứu thị trường 20 Khả năng nắm bắt thông tin

Ngoài các yếu tố trên, nếu quý ông/bà còn thấy có những yếu tố khác ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành xăng dầu, xin vui lòng viết thêm vào bảng dưới đây:

STT Các yếu tố khác Mức độ ảnh hưởng

1 2 3

B. Phần thông tin cá nhân

Họ và tên: ...Chức vụ: ... Email: ...Điện thoại: ...

Trân trọng cám ơn! Trần Minh Khoa

PHỤ LỤC 2

Bảng câu hỏi xin ý kiến của chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Xí Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang trong phân phối xăng dầu

tại khu vực KIÊN GIANG

Kính gửi Quý anh/chị,

Tôi tên là Trần Minh Khoa, sinh viên lớp Cao học CHQT09NT tại Trường Đại học Nha Trang. Hiện nay, tôi đang thực hiện luận văn cao học với đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Xí Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang tại thị trường

Kiên Giang”. Vì vậy, rất mong Quý anh/chị nhiệt tình giúp tôi hoàn thiện Luận văn

này bằng cách xếp hạng mức độ quan trọng của những yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành xăng dầu tại thị trường Kiên Giang

A. Phần đánh giá

Xin Anh/Chị vui lòng cho ý kiến của mình về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố dưới đây đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành xăng dầu:

TT Các yếu tố đánh giá so sánh Ít quan trọng 1 ĐIỂM Quan trọng 2 ĐIỂM Rất quan trọng 3 ĐIỂM

1 Khả năng đảm bảo nguồn xăng dầu 2 Khả năng nắm bắt thông tin

3 Khả năng quản lý- điều hành 4 Sức mạnh tài chính

5 Phân bố kho chứa hợp lý 6 Mạng lưới bán lẻ trực thuộc

7 Trình độ, chất lượng nguồn nhân lực 8 Uy tín- thương hiệu

9 Chất lượng hàng hóa

10 Sự chính xác trong đo lường 11 Khả năng năng cạnh tranh về giá 12 Tiếp thị và chăm sóc khách hàng 13 Ưu đãi và linh hoạt trong bán hàng

PHỤ LỤC 3

Bảng câu hỏi xin ý kiến chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh củaXÍ NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU KIÊN GIANGso với những doanh

nghiệp khác tại thị trường KIÊN GIANG Kính thưa quí anh/chị!

Tôi tên là Trần Minh Khoa, sinh viên lớp Cao học CHQT09NT tại Trường Đại học Nha Trang. Hiện nay, tôi đang thực hiện luận văn cao học với đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Xí Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang tại thị trường

Kiên Giang”. Vì vậy, rất mong Quý anh/chị nhiệt tình giúp tôi hoàn thiện Luận văn

này bằng cách đánh giá các yếu tố so sánh sự cạnh tranh của Xí Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang với những đối thủ khác tại thị trường Kiên Giang.

A. PhầnCách thức đánh giá:

Bằng cách cho điểm từ 1 đến 4 đối với mỗi yếu tố cụ thể dưới đây để so sánh 03 doanh nghiệp:

- Xí Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang (Cty DL TM Kiengiang)

- Công ty TNHH Dầu Khí Đông Nam ( Xăng dầu 18)

- Công ty CP Xăng Dầu Dầu Khí PV Oil Kiên Giang (PV Oil Kiengiang)

Trong đó, qui ước:

Điểm 4: Mạnh/ Nhiều/ Tốt/ Đẹp 3: Khá

2: Trung bình 1: Yếu/ Ít/ Xấu

Doanh Nghiệp

STT Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh

tranh Xí Nghiệp Đông

Nam PV Oil

1 Khả năng đảm bảo nguồn hàng

2 Khả năng nắm bắt thông tin thị trường 3 Khả năng quản lý điều hành

4 Sức mạnh tài chính

5 Phân bố kho chứa xăng dầu 6 Mạng lưới bán lẻ

B. Phần thông tin của các chuyên gia

Họ và tên: ...Chức vụ: ... Email: ...Điện thoại: ...

Trân trọng cảm ơn ý kiến của quí ông/bà!

PHỤ LỤC 4

Bảng câu hỏi xin ý kiến đánh giá của khách hàng, đại lý về năng lực cạnh tranh của NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU KIÊN GIANG so với những doanh nghiệp khác

tại thị trường KIÊN GIANG

Kính thưa quí anh/chị!

Tôi tên là Trần Minh Khoa, sinh viên lớp Cao học CHQT09NT tại Trường Đại học Nha Trang. Hiện nay, tôi đang thực hiện luận văn cao học với đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Xí Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang tại thị

trường Kiên Giang”. Vì vậy, rất mong Quý anh/chị nhiệt tình giúp tôi hoàn thiện

Luận văn này bằng cách đánh giá các yếu tố so sánh sự cạnh tranh của Xí Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang với những đối thủ khác tại thị trường Kiên Giang.

A. Phần đánh giá

Bằng cách cho điểm từ 1 đến 4 đối với mỗi yếu tố cụ thể dưới đây để so sánh 03 doanh nghiệp:

- Xí Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang (Cty DL TM Kiengiang)

- Công ty TNHH Dầu Khí Đông Nam ( Xăng dầu 18)

- Công ty CP Xăng Dầu Dầu Khí PV Oil Kiên Giang (PV Oil Kiengiang)

Trong đó, qui ước:

Điểm 4: Mạnh/ Nhiều/ Tốt/ Đẹp 3: Khá

2: Trung bình 1: Yếu/ Ít/ Xấu

STT Các yếu tố so sánh cạnh tranh Xí Nghiệp Đông Nam PV Oil

1 Khả năng bảo đảm nguồn xăng dầu 2 Uy tín, thương hiệu

3 Chất lượng hàng hóa

4 Sự chính xác trong đo lường 5 Khả năng cạnh tranh về giá 6 Tiếp thị và chăm sóc khách hàng 7 Ưu đãi và linh hoạt trong bán hàng

B. Phần thông tin đại lý/khách hàng:

- Tên đại lý/khách hàng:... - Địa chỉ:...

Trân trọng cảm ơn!

PHỤ LỤC 5

Kết quả đánh giá của chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của

Xí Nghiệp Kinh Doanh Xăng Dầu Kiên Giang trong phân phối xăng dầu tại khu vực

KIÊN GIANG (tổng số chuyên gia là 7 người)

Điểm đánh giá STT Các yếu tố đánh giá 1 2 3 Tổng số điểm Điểm trung bình

1 Khả năng đảm bảo nguồn 7 21 0,091

2 Khả năng nắm bắt thông tin 1 6 20 0,087

3 Khả năng quản lý điều hành 1 6 20 0,087

4 Sức mạnh tài chính 2 5 19 0,083

5 Phân bố kho chứa 6 1 15 0,065

6 Mạng lưới bán lẻ 2 5 19 0,083 7 Trình độ chất lượng nguồn nhân lực 1 4 2 15 0,065 8 Uy tín, thương hiệu 2 5 19 0,083 9 Chất lượng hàng hóa 2 5 19 0,083

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của xí nghiệp kinh doanh xăng dầu kiên giang trong phân phối xăng dầu trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)