Trong nhiều năm qua, tình hình an ninh, chính trị, trât tự an toàn xã hội ở nước ta nói chung và Kiên Giang nói riêng vẫn được bảo đảm và ổn định mặc dù tình hình
ngoài nước có nhiều bất ổn, nhiều thế lực thù địch ở nước ngoài không ngừng tăng cường hoạt chống phá chính quyền nước ta.
Năm 2011, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Kiên Giang vẫn đứng hạng khá, đạt 28/63 cả nước, và 8/13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tuột một bậc so với 2010. UBND Tỉnh quyết tâm và đưa ra nhiều giải pháp nhằm cải thiện những chỉ tiêu cạnh tranh còn yếu như cải cách thủ tục hành chính, các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp, lắng nghe và giải quyết thấu đáo các khó khăn của doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực đất đai, quy hoạch, xuất nhập khẩu, thuế, thị trường, giá cả… trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương và không trái với quy định của pháp luật. Năm 2012 chỉ số PCI của Kiên Giang đã được cải thiện đáng kể, từ hạng 28 năm 2011 nhảy lên hạng 6. Không chỉ Kiên Giang, nhiều tỉnh đồng bằng đã tăng thứ hạng PCI một cách ngoạn mục như Đồng Tháp đứng đầu, An Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh và Hậu Giang đều cùng vùng lên mạnh mẽ.
Thực tế nhiều năm qua, ngành xăng dầu giữ vai trò hết sức quan trọng không những trong phát triển kinh tế xã hội mà còn trong lĩnh vực chính trị, an ninh năng lượng của tỉnh Kiên Giang. Những khi thị trường thế giới biến động mạnh, giá xăng dầu nhập khẩu tăng rất cao, khiến nhiều doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu lỗ nặng nên một số đã hạn chế lượng nhập khẩu. Những hệ thống phân phối của những đầu mối này thường xuyên thiếu nguồn hoặc nguồn không đủ cung dẫn đến tình trạng hàng loạt trạm xăng bán lẻ của họ đóng cửa hoặc bán cầm chừng không những khiến cho sản xuất tiêu dùng điêu đứng mà còn gây tâm lý căng thẳng cho xã hội. Trong lúc đó, với khả năng đảm bảo nguồn rất tốt, xí nghiệp đã cung ứng vượt trên mức bình thường, góp phần làm dịu sự khan hiếm nguồn cung giúp cho những đối tượng khách hàng không thường xuyên vẫn có đầy đủ xăng dầu hoạt động nhất là không để các tàu cá nằm bờ, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác và chế biến hải sản vốn là thế mạnh của tỉnh. Vì thế, xí nghiệp luôn được chính quyền và khách hàng đánh giá rất cao vai trò trách nhiệm với tư cách là người cung ứng và tư cách là doanh nghiệp nhà nước phải thể hiện là công cụ điều tiết cần thiết cho chính quyền trong tình hình khó khăn. Tuy nhiên bên cạnh đó, sự cạnh tranh không bình đẳng trên thị trường vẫn còn tồn tại như nhiều đối thủ không đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo Nghị định 84 của Chính phủ; vấn nạn nguồn xăng dầu không rõ xuất xứ, không hóa đơn chứng từ, đặc biệt là tình trạng mua bán dầu DO trên vùng biển Tây Nam giáp hải phận quốc tế
ngày càng trầm trọng. Hệ quả là các doanh nghiệp trong ngành mất đi nhu cầu thực sự và ngân sách địa phương mất đi nguồn thu đáng kể như thuế GTGT, TNDN, thuế môi trường, đời sống người lao động bị ảnh hưởng và tình hình an ninh phực tạp trên biển.