Nhóm giải pháp phát huy những năng lực cạnh tranh cốt lõi của Xí Nghiệp:

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của xí nghiệp kinh doanh xăng dầu kiên giang trong phân phối xăng dầu trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 91)

Giải pháp 1: Phát huy khả năng đảm bảo nguồn hàng xăng dầu

Thực tế chứng minh, Xí Nghiệp có sức mạnh vượt trội so với các đối thủ trong việc bảo đảm nguồn hàng xăng dầu tốt nhất cho hệ thống phân phối hiện hành và những khách hàng không thường xuyên. Đạt được lợi thế này là nhờ nguồn hàng được cung cấp ổn định và có sự trợ giúp mạnh mẽ từ nhà nhập khẩu xăng dầu lớn nhất nước. Năng lực vận tải đường thủy, đường bộ, hệ thống kho chứa lớn và phân bố đều về mặt địa lý, cơ sở vật chất vận hành và bảo quản xăng dầu tốt, cộng thêm có mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp là những yếu tố then chốt đã tạo nên năng lực cốt lõi cho Xí Nghiệp và lợi thế cạnh tranh mà đối thủ chưa có.

Xí Nghiệp cần phải tiếp tục duy trì lợi thế này và tăng cường nắm bắt phân tích thông tin thị trường xăng dầu để kịp thời có được lượng tồn kho cũng như cơ cấu chủng loại xăng dầu hợp lý trong mọi tình huống. Ngòai nhiệm vụ kinh doanh có hiệu quả, Xí Nghiệp còn phải thực hiện yêu cầu chính trị là góp phần bảo đảm năng lượng cho an ninh quốc phòng và các mục đích kinh tế xã hội. Hơn nữa phải củng cố mối quan hệ với các nhà nhập khẩu khác để dự phòng trong tình huống bất trắc.

Giải pháp 2: Mở rộng từng bước kênh phân phối, đặc biệt là bán lẻ trực tiếp

Hệ thống kênh phân phối xăng dầu của Xí Nghiệp được gây dựng qua nhiều năm mặc dù có nhiều biến động nhưng hiện nay được xem là một hệ thống phân phối mạnh nhất trên thị trường khu vực Kiên Giang. Trong đó kênh đại lý và thương mại trung gian đã được phát triển sang tỉnh khác. Mục tiêu trước mắt là quyết tâm giữ vững tên tuổi để ổn định những cái hiện có đồng thời mục tiêu lâu dài là từng bước phát triển thêm thông qua mối quan hệ với những khác hàng hiện hữu. Nhất định không để bất cứ điểm bán lẻ nào của khách hàng hay trực thuộc, khách hàng là người tiêu dùng trực tiếp bị rơi vào tình trạng thiếu nguồn. Một số vấn đề cần đặc biệt quan tâm cho nhóm giải pháp này như sau:

(1) Thống kê và quan sát chặt chẽ lượng hàng và chủng loại bán ra cho từng khách hàng cho từng tháng làm cơ sở so sánh với cùng kỳ năm trước để có kế hoạch tạo nguồn cho tháng sau an toàn, hiệu quả.

(2) Phát triển mối quan hệ sẵn có với nhà nhập khẩu đầu mối về sự biến động hàng tồn kho của họ nhằm chủ động chuẩn bị kịp thời nguồn hàng trong mọi hoàn cảnh.

(3) Bám sát thông tin thị trường để dự trữ hàng tồn kho đúng quy định và đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời chia sẻ thông tin về cung cầu, giá cả để giúp khách hàng có lựa chọn hợp lý về thời điểm mua hàng.

(4) Đối với các cây xăng bán lẻ trực thuộc: nâng cao nhận thức, khả năng giao tiếp, tính trung thực của nhân viên bán hàng, duy trì tình trạng hoạt động ổn định đối với máy móc, công cụ bơm rót. Giữ vững các tiêu chí, quy định về an toàn vệ sinh môi trường, lao động và PCCC.

(5) Nâng cao khả năng quản trị kênh phân phối bằng cách:

- Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo và đổi mới cách tuyển dụng nguồn nhân lực cho kênh này để đáp ứng đòi hỏi trong tình hình mới, từ cấp quản lý đến cửa hàng trưởng đến nhân viên bán hàng.

- Tuyển lựa đội ngũ nhân viên tiếp thị, chăm sóc khách hàng có trình độ, kinh nghiệm và khả năng giao tiếp tốt để từng bước mở rộng kênh đại lý trong và ngoài tỉnh. Giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể và quyền lợi đãi ngộ xứng đáng, khen thưởng công bằng để đưa đội ngũ này trở thành yếu tố lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

(4) Quan hệ tốt với chính quyền các cấp nhằm tranh thủ quy hoạch mạng lưới bán lẻ để đầu tư xây dựng mới các cây xăng bán lẻ trực thuộc nhất là địa bàn nông thôn, hải đảo còn bỏ trống nhiều.

(5) Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đại lý coi họ như những thành viên của Xí Nghiệp đồng thời áp dụng nhiều chính sách ưu đãi ngoài giá cả như thanh toán tiền hàng, tặng quà nhân dịp lễ, tết, cho đi tham quan du lịch hằng năm…

(6) Khi phát triển hệ thống bán lẻ trực thuộc cần lưu ý là hiệu quả quả kinh doanh vì hiện nay đầu tư xây dựng cây xăng phải phụ thuộc 100% và quy hoạch của chính quyền địa phương trong khi Xí Nghiệp có rất ít cơ hội ở những địa điểm thuận lợi. Biện pháp mua lại những cây xăng khác hoặc thuê mặt bằng để xây dựng cũng mang lại nhiều rủi ro như giá trị quá cao, thời hạn thuê bị hạn chế và khả năng xảy ra tranh chấp nhiều.

Giải pháp 3: Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kho xăng dầu

Với sức chứa lớn, phân bố hợp lý và cầu cảng và trang bị tốt, Xí Nghiệp được đánh giá cao hơn đối thủ. Đây là lợi thế về lâu dài các đối thủ khó bắt chước và nếu được phải mất chi phí quá lớn. Tuy nhiên muốn duy trì lợi thế này, Xí Nghiệp phải có giải pháp sử dụng hợp lý hơn nữa bằng cách tăng vòng quay tồn kho, nâng cấp sửa chữa kịp thời để duy trì điều kiện hoạt động tốt. Nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ quản lý và vận hành kho. Trang bị đầy đủ máy móc, công cụ dụng cụ, thiết bị xuất nhập, bảo quản, tồn chứa, an toàn lao động và PCCC trong mọi tình huống nhằm cung ứng kịp thời xăng dầu cho sản xuất, tiêu dùng, quốc phòng, an ninh với chất lượng tốt và số lượng chính xác.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của xí nghiệp kinh doanh xăng dầu kiên giang trong phân phối xăng dầu trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 91)