Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Xí nghiệp

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của xí nghiệp kinh doanh xăng dầu kiên giang trong phân phối xăng dầu trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 51)

2.4.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

2.4.1.1 Môi trường kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế và đặc điểm kinh tế của Kiên Giang

- Tăng trưởng kinh tế: từ khi nổ ra khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế ở Mỹ, rồi lan sang chau Âu và ảnh hưởng đến toàn thế giới, nền kinh tế của nước ta từ đó cũng bị tác động mạnh vì nền kinh tế phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu. Vì vậy tăng trưởng GDP mấy năm nay suy giảm, 6,31% năm 2008, 5,32% năm 2009, và tăng lên 6,78% năm 2010, nhờ chính phủ mạnh dạn có biện pháp kích cầu, hỗ trợ lãi suất cho những ngành hàng bị tác động mạnh của cuộc khủng hoảng trên (xem Bảng 3.1). Tuy nhiên hiện nay, kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, khủng hoảng nợ công diễn ra trầm trọng ở một số nước châu Âu, khiến cho kinh tế nước ta khó trở lại mức tăng trước khá như trước khi khủng hoảng. Trong nước, thị trường bất động sản đóng băng từ 2011 đến nay vẫn chưa có lối thoát, hàng chục ngàn doanh nghiệp ngưng hoạt động, nợ xấu đang trở thành vấn đề nhức nhối đối với chính phủ và hệ thống ngân hàng nội địa. Xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn do hàng rào kỹ thuật và các vụ

kiện bán phá giá từ những nước nhập khẩu. Chính phủ dự kiến năm 2012, GDP chỉ tăng ở mức 5,2%, thấp hơn chỉ tiêu của Quốc Hội giao. Vì vậy, nhu cầu xăng dầu cả nước năm 2012 (khoảng 15 triệu tấn), giảm nhẹ so với năm 2011 (15,6 triệu tấn). Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta đạt 5,3-5,6% vào năm 2013

- Lãi suất ngân hàng: lãi suất ngân hàng rất cao tồn tại trong thời gian quá dài, có lúc trên 20%/năm, khiến hàng loạt doanh nghiệp trong nước khó vay vốn nên dẫn đến phá sản, ngưng hoạt đông, thu hẹp sản xuất, hàng tồn kho rất lớn như chế biến hải sản, sắt thép, xi măng, bất động sản... Những vấn đề này đã ảnh hưởng lớn đến ngành xăng dầu, kéo nhu cầu giảm, nhất là DO, FO, hai loại dùng nhiều nhất trong sản xuất công nghiệp. Từ gần cuối năm 2012, lãi suất bắt đầu hạ nhiệt sau những giải pháp mang tính hành chính của Ngân hàng nhà nước nhưng khả năng hấp thụ nguồn vốn của doanh nghiệp vẫn bi quan do sức khỏe của nền kinh tế và doanh nghiệp rất yếu.

- Lạm phát: do lãi suất ngân hàng từ năm 2011 đến gần cuối nằm 2012 quá cao, có thời đểm lên 24%/năm khiến cho nguồn tiền đưa vào sản xuất, kinh doanh rất hạn chế nên nguồn cung hàng hóa cho xã hội bị co lại. Do vậy, giá cả của những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu liên tục tăng, đẩy chỉ số CPI lên trên 2 con số. Giá cả những hàng hóa là nguyên liệu đầu vào chính yếu cho nền kinh tế cũng liên tục tăng lên. Đời sống của phần lớn người dân bị ảnh hưởng nặng, sản xuất kinh doanh đình đốn. Để nhanh chóng giải quyết tình trạng này, chính phủ quyết tâm với nhiều biện pháp như hạn chế chi tiêu công cho những dự án chưa thật sự cần thiết, thắt chặt chính sách tài khóa, ổn định cán cân kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Nhờ đó mà lạm phát đã giảm xuống dưới còn 1 con số trong năm 2012 - lạm phát thực tế của nước ta 2012 khoảng 8%. Mục tiêu của chính phủ là lạm phát ở mức dưới năm 2012.

Mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính - kinh tế của thế giới nhưng tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng trong thời gian tới. Ủy ban kinh tế Quốc Hội dự báo GDP nước ta năm 2013 tăng khoảng 5,5%. Ngân hàng phát triển châu Á cũng dự báo GDP nước ta tăng trưởng 5,1% năm 2013, lạm phát khoảng 7-8%. Ngân hàng HSBC dự báo 5,3 và Quỹ tiền tệ quốc tế dự báo 5,8 (nguồn www.vietnamnet.vn ngày 25/1/13). Đây là những nhân tố tích cực tác động tốt đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu Việt Nam nói chung và Xí Nghiệp nói riêng.

Tăng trưởng kinh tế GDP năm 2012 cả nước đạt 5,3% trong khi Kiên Giang đạt 11,8%. Nếu so với đồng bằng, đây là tốc độ rất cao, như Hậu Giang 14,13%, Cần thơ 11,55%, Long An 10,%, Trà Vinh 10,43% [11]. Ngành xăng dầu đã đóng góp rất nhiều cho ngân sách địa phương thông qua các loại thuế, đặc biệt là thuế môi trường (phí xăng dầu trước đây). Bộ tài chính cho phép tỉnh giữ lại 100% thuế môi trường cấu thành trong giá xăng dầu đối với toàn bộ lượng xăng dầu mua bán qua các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Riêng Xí nghiệp nộp cho ngân sách tỉnh khoảng 100 tỷ mỗi năm. Xăng dầu trong tỉnh chủ yếu phục vụ cho đánh bắt hải sản, vận tải đường sông, đường bộ và đường biển, an ninh, quốc phòng, tưới tiêu nông nghiệp, chế biến công nghiệp, và nhu cầu đi lại của người dân. Là địa phương có tốc độ tăng trưởng GDP cao, diện tích lớn, dân số đông nên xăng dầu là ngành kinh tế luôn được chính quyền các cấp quan tâm và tạo điều kiện hoạt động. Đây là cơ hội tốt để ngành xăng dầu của tỉnh phát triển bền vững.

- Khai thác hải sản: hiện cả tỉnh có lực lượng tàu cá hơn 12.000 chiếc, chủ yếu đánh bắt xa bờ, thuộc vào hàng đầu khu vực đồng bằng. Với ngư trường rộng lớn trải dài từ Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau tiếp giáp hải phận quốc tế với các nước trong khu vực như Campuchia, Thái Lan, Inđô, Mã Lai. Hàng năm lượng dầu DO dùng trong khai thác hải sản chiếm khoảng 80% tổng cầu xăng dầu toàn tỉnh. Cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá đã và đang được xây dựng, nâng cấp tại nhiều nơi trong đất liền và hải đảo như cảng cá, khu vực trú bão, hệ thống thông tin liên lạc với cơ quan chức năng…

- Nông nghiệp: sản xuất lúa của tỉnh trong những năm qua phát triển liên tục, năng suất luôn được cải thiện. Năm 2013, tổng sản lượng đạt khoảng 4,27 triệu tấn, tăng gần 293.000 tấn của năm 2011. Nông nghiệp đi lên, đời sống của nông dân được cải thiện, công tác tưới tiêu, thủy lợi nội đồng được quan tâm đầu tư, nâng cấp nhiều hơn sẽ góp phần làm tăng nhu cầu xăng dầu trong lĩnh vực này.

- Giao thông vận tải: hệ thống giao thông thủy bộ của tỉnh luôn được chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp từng bước nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng như: tuyến đường hành lang ven biển phía nam nối với đường xuyên Á với Campuchia, đường cao tốc nối với đường Hồ Chí Minh. Ngoài ra giao thông nông thôn hiện nay đã được xây dựng mới rất nhiều qua hình thức chính quyền và nhân cùng chia sẻ vốn đâu tư nhất là đường liên ấp, liên xã. Gần 90% các xã trong tỉnh đã có đường xe ô tô đến trung tâm.

b. Sản lượng dầu mỏ (quota) của OPEC

OPEC là tên gọi tắt của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (Organization of Petroleum Exporting Countries) bao gồm 11 nước, Ả - rập Xê – Út, Iran, Kuweit, Qatar, Na-uy, Nigieria, Iraq, Oman, UAE, Venezuela . Hiện nay tổ chức này cung ứng khoảng 30% nhu cầu dầu mỏ trên thế giới. Các nước trong khối đặt ra hạn ngạch khai thác chung để mỗi nước thành viên được quyền khai thác theo số lượng giới hạn nhằm mục đích tác động lên cung cầu dầu thô trên thế giới. Qua đó, họ muốn có một mức giá kỳ vọng nhằm tối đa hóa quyền lợi quốc gia do giá cả dầu mỏ mang lại. Vì vậy, các nước trong OPEC nhìn chung có mối liên kết rất chặt chẽ và tự nguyện tuân thủ nghiêm ngặt hạn mức sản xuất tự đặt ra. Hiện tổ chức này định kỳ họp 6 tháng/lần tại Vien, thủ đô nước Áo với mục đích đồng thuận định ra quota cho 6 tháng tiếp theo căn cứ vào tình hình cung cầu trên thế giới. Bất cứ hành động nào của OPEC liên quan đến tăng giảm sản lượng đều ảnh hưởng ngay tức khắc đến giá dầu thô trên thế giới.

c. Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam

Từ khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã gia nhập vào sân chơi mang tính toàn cầu, chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Qua đó, Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Nhiều loại hàng hóa nhập khẩu đã được giảm thuế theo cam kết, nhưng đống thời hàng hóa của nước ta cũng dễ dang xâm nhập những nước khác trong WTO.

Thuận lợi đối với thị trường xăng dầu nội địa là phân phối xăng dầu không nằm trong cam kết mở của nước ta khi gia nhập WTO. Nhưng thuận lợi này không thể là vĩnh viễn cho nên các doanh nghiệp xăng dầu trong nước nên tranh thủ củng cố địa vị và thực lực của mình sẵn sàng ứng phó một khi cam kết này thay đổi.

Bên cạnh thuận lợi thì các doanh nghiệp xăng dầu trong nước cũng gặp rất nhiều khó khăn như giá cả, nguồn hàng 70% chưa tự cung được sẽ phụ thuộc rất lớn vào bên ngoài. Các doanh nghiệp là tổng đại lý và một số doanh nghiệp nhập khẩu hiện nay quy mô nhỏ, khả năng tài chính chưa mạnh, hệ thống phân phối còn nhiều thiếu sót, chưa gắn kết chặt chẽ với khâu nhập khẩu, cơ sở vật chất chưa đủ đảm bảo dự trữ lâu dài khi thị trường xăng dầu thế giới biến động mạnh.

2.4.1.2 Môi trường chính trị và pháp luật

Trong nhiều năm qua, tình hình an ninh, chính trị, trât tự an toàn xã hội ở nước ta nói chung và Kiên Giang nói riêng vẫn được bảo đảm và ổn định mặc dù tình hình

ngoài nước có nhiều bất ổn, nhiều thế lực thù địch ở nước ngoài không ngừng tăng cường hoạt chống phá chính quyền nước ta.

Năm 2011, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Kiên Giang vẫn đứng hạng khá, đạt 28/63 cả nước, và 8/13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tuột một bậc so với 2010. UBND Tỉnh quyết tâm và đưa ra nhiều giải pháp nhằm cải thiện những chỉ tiêu cạnh tranh còn yếu như cải cách thủ tục hành chính, các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp, lắng nghe và giải quyết thấu đáo các khó khăn của doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực đất đai, quy hoạch, xuất nhập khẩu, thuế, thị trường, giá cả… trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương và không trái với quy định của pháp luật. Năm 2012 chỉ số PCI của Kiên Giang đã được cải thiện đáng kể, từ hạng 28 năm 2011 nhảy lên hạng 6. Không chỉ Kiên Giang, nhiều tỉnh đồng bằng đã tăng thứ hạng PCI một cách ngoạn mục như Đồng Tháp đứng đầu, An Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh và Hậu Giang đều cùng vùng lên mạnh mẽ.

Thực tế nhiều năm qua, ngành xăng dầu giữ vai trò hết sức quan trọng không những trong phát triển kinh tế xã hội mà còn trong lĩnh vực chính trị, an ninh năng lượng của tỉnh Kiên Giang. Những khi thị trường thế giới biến động mạnh, giá xăng dầu nhập khẩu tăng rất cao, khiến nhiều doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu lỗ nặng nên một số đã hạn chế lượng nhập khẩu. Những hệ thống phân phối của những đầu mối này thường xuyên thiếu nguồn hoặc nguồn không đủ cung dẫn đến tình trạng hàng loạt trạm xăng bán lẻ của họ đóng cửa hoặc bán cầm chừng không những khiến cho sản xuất tiêu dùng điêu đứng mà còn gây tâm lý căng thẳng cho xã hội. Trong lúc đó, với khả năng đảm bảo nguồn rất tốt, xí nghiệp đã cung ứng vượt trên mức bình thường, góp phần làm dịu sự khan hiếm nguồn cung giúp cho những đối tượng khách hàng không thường xuyên vẫn có đầy đủ xăng dầu hoạt động nhất là không để các tàu cá nằm bờ, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác và chế biến hải sản vốn là thế mạnh của tỉnh. Vì thế, xí nghiệp luôn được chính quyền và khách hàng đánh giá rất cao vai trò trách nhiệm với tư cách là người cung ứng và tư cách là doanh nghiệp nhà nước phải thể hiện là công cụ điều tiết cần thiết cho chính quyền trong tình hình khó khăn. Tuy nhiên bên cạnh đó, sự cạnh tranh không bình đẳng trên thị trường vẫn còn tồn tại như nhiều đối thủ không đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo Nghị định 84 của Chính phủ; vấn nạn nguồn xăng dầu không rõ xuất xứ, không hóa đơn chứng từ, đặc biệt là tình trạng mua bán dầu DO trên vùng biển Tây Nam giáp hải phận quốc tế

ngày càng trầm trọng. Hệ quả là các doanh nghiệp trong ngành mất đi nhu cầu thực sự và ngân sách địa phương mất đi nguồn thu đáng kể như thuế GTGT, TNDN, thuế môi trường, đời sống người lao động bị ảnh hưởng và tình hình an ninh phực tạp trên biển.

2.4.1.3 Môi trường văn hóa, xã hội

Khi kinh tế ngày càng phát triển, đời sống và thu nhập ngày càng cao thì chất lượng đời sống người dân ngày càng được chú trọng. Các nhà khoa học ngày càng khuyên con người nên tăng tỷ trọng tôm cá hơn là thịt mỡ từ động vật trong bữa ăn hàng ngày. Nhờ vậy, nhu cầu hải sản để chế biến thực phẩm cho tiêu dùng nội địa ngày càng tăng lên vì chi phí thấp hơn so với thịt động vật và sản phẩm từ tôm cá giúp cải thiện sức khỏe phòng tránh được rất nhiều loại bệnh nguy hiểm cho con người. Công nghệ chế biến thực phẩm hải sản ngày càng hiện đại, giúp bảo quản lâu hơn, chất lượng đảm bảo là yếu tố giúp cho người tiêu dùng ngày càng quan tâm sử dụng hơn không những trong bữa cơm hàng ngày mà trong tiệc tùng, chiêu đãi quy mô lớn. Những sản phẩm thịt mỡ từ động vật hiện nay gây nhiều lo ngại cho người dân vì chúng vẫn còn phần nào hàm lượng từ thức ăn tăng trọng, siêu nạc, dư lượng kháng sinh, thú rừng săn bắt trái phép. Điều này phần lớn đã làm thay đổi thói quen ăn uống của người dân. Ngoài ra, đẩy mạnh khai thác, chế biến hải sản hướng nhiều vào xuất khẩu không những làm gia tăng thu nhập mà còn đóng vai trò quan trọng giải quyết công ăn việc làm tại chỗ, góp phần giảm nạn thất nghiệp cho lực lượng dân số trẻ rất đông trong tỉnh.

Kinh tế phát triển, thu nhập ngày càng cao kiến cho nhu cầu đi lại không ngừng được nâng lên, chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể, xe hai bánh, xe hơi cá nhân đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày.

Qua đó ta thấy môi trường văn hóa xã hội tác động vừa trực tiếp vừa gián tiếp đến nhu cầu xăng dầu trong tỉnh.

Thứ nhất: Sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã góp phần tạo ra những phương tiện vận tải thủy bộ ngày lúc càng rẻ, công suất lớn, tiêu hao nhiên liệu ít hơn, nên động cơ máy móc được sử dụng nhiều hơn tạo ra năng suất cao hơn và hiệu quả quả kinh tế nhiều hơn.

Thứ hai: Hệ thống phân phối – các cây xăng – ngày càng được mở rộng đến tận tay người tiêu dùng. Xí Nghiệp đang và sẽ đẩy mạnh xây dựng cây xăng và hợp tác với đại lý để đưa xăng dầu đến những nơi xa xôi, giao thông cách trở nhờ vào chất lượng và giá cả hợp lý.

Thứ ba: Ý thức người tiêu dùng tăng lên rất nhiều vì phương tiện, máy móc của họ ngày càng mới, hiện đại, trị giá cao, yêu cầu về công suất, công năng rất khắt khe nên họ có khuynh hướng sử dụng những loại nhiên liệu có uy tín, thương hiệu mạnh về chất lượng cũng như về đo lường. Đây là yếu tố khách quan rất thuận lợi cho những doanh nghiệp đã có tên tuổi trong ngành.

2.4.1.4 Môi trường công nghệ

Khoa học công nghệ ngày càng đóng vai trò quyết định trong ngành xăng dầu như thăm dò, khai thác dầu mỏ, chế biến lọc hóa dầu cho ra những sản phẩm chất

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của xí nghiệp kinh doanh xăng dầu kiên giang trong phân phối xăng dầu trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)