0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Ngành nghề đào tạo

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ KHÁNH HÒA (Trang 41 -41 )

Với việc mở rộng ngành nghề đào tạo, hiện nay trường Trung cấp kinh tế

Khánh Hòa đào tạo 5 ngành nghề: Lâm sinh, Tin học, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng và Kế toán hệ tuyển THCS.

Bảng 2.1: Ngành nghề đào tạo trường Trung cấp kinh tế Khánh Hòa

TT Ngành ( Mã ngành) Chuyên ngành

1 Lâm nghiệp (01) - Kỹ thuật Lâm sinh

2 Tin học (02) - Tin học – Kế toán

- Kĩ thuật phần cứng và mạng máy tính.

3 Kế toán (03) - Kế toán doanh nghiệp sản xuất

- Kế toán doanh nghiệp thương mại dịch vụ

- Kế toán hành chính sự nghiệp

4 Tài chính – Ngân hàng (04) - Quản lý ngân sách Nhà nước

- Thuế

- Bảo hiểm

- Tài chính doanh nghiệp

- Ngân hàng

5 Kế toán (Hệ tuyển THCS)(05) - Kế toán doanh nghiệp sản xuất

(Nguồn: Phòng đào tạo trường Trung cấp kinh tế Khánh Hòa)

BAN GIÁM HIỆU

PHÒNG TC- HC PHÒNG CT HS-SV

PHÒNG TÀI VỤ

PHÒNG ĐÀO TẠO

KHOA CÁC MÔN CHUNG

K H O A KHOA KẾ TOÁN KHOA TC - NH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CÁC LỚP HỌC VIÊN

2.2. Những cơ hội và thách thức của Trường Trung cấp kinh tế Khánh Hòa 2.2.1. Những cơ hội

­ Đảng và Nhà nước luôn khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng

đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động

lực để phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm vừa qua và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 với yêu cầu tái cơ

cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, cùng với Chiến lược và Quy hoạch

phát triển nhân lực trong thời kỳ dân số vàng là tiền đề cơ bản để ngành giáo dục cùng các bộ, ngành, địa phương phát triển giáo dục.

­ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển với những bước tiến

nhảy vọt trong thế kỷ 21, đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ

nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức, kho tàng kiến thức của nhân loại ngày

càng đa dạng, phong phú và tăng theo cấp số nhân, đòi hỏi chất lượng đào tạo liên tục

nâng lên ở tầm cao mới. Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ

thông tin và truyền thông sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục, tiến tới

một nền giáo dục điện tử đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân người học.

­ Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, vừa là quá trình hợp tác để phát triển, vừa là quá trình đấu tranh để bảo vệ lợi ích quốc gia.

Sự cạnh tranh trong phát triển kinh tế ở nhiều cấp độ khác nhau trong nội bộ mỗi quốc

gia và giữa các quốc gia diễn ra ngày càng quyết liệt hơn, đòi hỏi phải tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hóa và đổi mới công nghệ. Vì vậy, vấn đề nâng

cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề sống còn của mỗi cơ sở đào tạo giáo dục. Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang

diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để tiếp cận với các xu thế mới, tri thức

mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo dục.

­ Những thành tựu của công cuộc đổi mới đã và đang tạo ra những cơ hội cho

sự phát triển toàn diện của đất nước, trong đó có giáo dục và đào tạo. Đó là: xã hội ổn định, xu thế phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đòi hỏi nhu cầu lực lượng lao động có trình độ cao ngày càng tăng, quan

hệ nước ta với các nước mở rộng và tiếp tục phát triển ở tầm cao mới.

­ Dưới ánh sáng của các Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII, IX, X của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước đã có những chính sách phát triển giáo dục và

­ Qua 28 năm phát triển, trường Trung cấp kinh tế Khánh Hòa đã đào tạo được một đội ngũ lao động có trình độ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho

các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và anh ninh quốc phòng. Nhu cầu nguồn nhân lực có

trình độ cao và đa dạng được đào tạo tại chỗ phục vụ chiến lược phát triển của địa phương đã và đang trở nên hết sức cấp thiết.

­ Định hướng quy hoạch tiểu vùng kinh tế Nam Trung Bộ gắn kết Khánh Hòa với Ninh Thuận, Phú Yên, Đăc – Lăk được triển khai theo tinh thần Nghị quyết 39 – NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an

ninh quốc phòng vùng duyên hải miền Trung vùng duyên hải miền trung đến năm 2010, đặt ra nhu cầu lớn về nguồn nhân lực cho khu vực. Vai trò của các cơ sở đào tạo đa ngành trong vùng càng trở nên nặng nề.

­ Khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có khoảng 10 triệu dân. Để theo kịp

nhu cầu nhân lực trình độ của các nước trong khu vực (350 - 400 SV/1 vạn dân) thì mỗi năm lưu lượng sinh viên cần được đào tạo là rất lớn.

­ Hiện nay, Việt Nam có hơn 500.000 doanh nghiệp, trong đó 97% là doanh

nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân. Đội ngũ học sinh tốt nghiệp trung

cấp chuyện nghiệp sẽ là lực lượng quan trọng đối với các doanh nghiệp này.

2.2.2. Những thách thức

­ Khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên hiện có rất nhiều các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng và trung cấp. Riêng tỉnh Khánh Hòa đã có khoảng 20 cơ sở đào tạo

hệ trung cấp. Sự cạnh tranh giữa các trường rất gay gắt, đặc biệt là sự cạnh tranh với các trường đại học. Theo khảo sát của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, số học sinh tốt

nghiệp trung học phổ thông một vài năm gần đây có xu hướng giảm trong khi tổng chỉ

tiêu tuyển sinh vào đại học, cao đẳng vẫn tăng. Thêm vào đó, thời gian tuyển sinh đại

học, cao đẳng quá dài nên nguồn tuyển sinh vào học trung cấp chuyên nghiệp gặp nhiều khó khăn. Năm 2012, khó khăn trong tuyển sinh của các trường trung cấp

chuyên nghiệp đã lên tới đỉnh điểm khi 33 cơ sở đào tạo không tuyển được học sinh.

­ Các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng đang khủng hoảng thừa. Ngành chính của trường là kế toán đang đứng trước nguy cơ suy giảm qui mô nghiêm trọng.

­ Ở trong nước, sự phân hóa trong xã hội có chiều hướng gia tăng, tư tưởng

trọng bằng cấp vẫn xảy ra. Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, khoảng

cách phát triển giữa các vùng miền ngày càng rõ rệt, gây nguy cơ dẫn đến sự thiếu

các vùng miền và cho các đối tượng người học. Hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp

phổ thông trung học đều muốn theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp ở các

thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, …Vì sau khi ra trường, cơ hội

việc làm của họ cao hơn. Chính vì thế cho nên phạm vi tuyển sinh của Nhà trường bị

thu hẹp lại.

­ Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2006. Đây là một bước ngoặt đối với Việt Nam không chỉ riêng về mặt kinh tế mà còn về nhiều lĩnh vực khác trong đó có giáo dục. Nó mang lại rất nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức. Một

trong những thách thức đó là nó đòi hỏi Nhà trường phải có biện pháp để nâng cao

chất lượng đào tạo để có thể đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của tỉnh nhà.

­ Nhu cầu phát triển nhanh giáo dục đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế theo chiều sâu tri thức với công

nghệ tiên tiến và hội nhập quốc tế, trong khi đó nguồn lực đầu tư cho giáo dục là có hạn, sẽ tạo sức ép đối với phát triển giáo dục.

Nguy cơ tụt hậu có thể làm cho khoảng cách kinh tế, tri thức, giáo dục giữa

Việt Nam và các nước ngày càng gia tăng. Hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường làm nảy sinh những vấn đề mới, như nguy cơ xâm nhập của văn hóa và lối

sống không lành mạnh làm xói mòn bản sắc dân tộc, dịch vụ giáo dục kém chất lượng

có thể gây nhiều rủi ro lớn đối với giáo dục đặt ra yêu cầu phải đổi mới cả về lý luận

cũng như những giải pháp thực tiễn phù hợp để phát triển giáo dục.

2.3. Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo của Trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa Kinh tế Khánh Hòa

2.3.1. Tình hình chất lượng sinh viên tốt nghiệp

Bảng 2.2: Tổng hợp đánh giá học sinh tốt nghiệp khóa 26, khóa 27 ( Năm 2009– 2012) Khóa 26 (2009 – 2011) Khóa 27 (2010 – 2012) Tên nghề Số học sinh Số tốt nghiệp Tốt nghiệp từ khá trở lên Số học sinh Số tốt nghiệp Tốt nghiệp từ khá trở lên Kế toán DNSX 286 215 72 367 315 125 Kế toán TMDV 150 106 36 184 149 54 Tin học 31 23 8 45 33 11 Tài chính - - - 83 65 27 Ngân hàng - - - 108 78 31

Nhận xét:

Qua bảng tổng hợp đánh giá học sinh tốt nghiệp khóa 26, khóa 27 ta thấy: Số lượng học sinh được tốt nghiệp ở cả 2 khóa chỉ chiếm khoảng 70 – 80% so với tổng

số học sinh của các ngành học. Bên cạnh đó, số lượng học sinh tốt nghiệp đạt từ loại

khá trở lên không nhiều, chỉ chiếm khoảng 30%. Điều này sẽ tạo ra nhiều khó khăn

cho học sinh khi đi xin việc nhất là đối với học sinh trung cấp chuyên nghiệp.

2.3.2. Khảo sát đánh giá chất lượng đào tạo

Trên cơ sở nội dung các tiêu chí sử dụng để đánh giá chất lượng đào tạo (đã nêu

ở chương 1), tác giả đã xây dựng phiếu khảo sát (phụ lục 1 và 2), tập trung vào các tiêu chí sau:

­ Mục tiêu, nội dung – chương trình, giáo trình đào tạo.

­ Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên.

­ Hình thức đào tạo và phương pháp giảng dạy.

­ Công tác tổ chức, quản lý.

­ Công tác xây dựng cơ sở vật chất, nguồn tài chính cho đào tạo.

­ Công tác xác định nhu cầu, đối tượng đào tạo.

­ Đánh giá kết quả học tập của học sinh.

­ Người học

­ Chất lượng làm việc của học sinh tại các doanh nghiệp.

Sau khi tiến hành khảo sát đánh giá bằng cách phát phiếu khảo sát cho các đối tượng:

­ Học sinh: Số lượng phiếu phát ra: 300. Số lượng phiếu thu về: 300. Sau khi

loại bỏ các phiếu không hợp lệ thì còn 270 phiếu

Đồng thời lập phiếu điều tra (phụ lục 3) kết hợp với phỏng vấn các chuyên gia

và người sử dụng lao động:

­ Giáo viên của Trường: 17 phiếu

­ Cán bộ quản lý các phòng ban, khoa: 8 phiếu

­ Các chủ doanh nghiệp: 12 phiếu.

2. 3. 3. Đánh giá công tác xác định mục tiêu, nội dung – chương trình đào tạo và tài liệu học tập tài liệu học tập

2.3.3.1. Công tác xác định mục tiêu đào tạo

Đối với mỗi khóa học, mỗi ngành đào tạo, nhà trường luôn có những mục tiêu

cầu về kiến thức kỹ năng mà thực tế cần ở người lao động, kiến thức cơ bản, các kỹ năng khác có liên quan đến công việc để đảm bảo cho học sinh có được sự đa dạng

vững vàng về kiến thức kỹ năng để có thể tìm được chỗ đứng trong doanh nghiệp.

- Hạch toán kế toán (bao gồm: kế toán doanh nghiệp sản xuất, kế toán thương

mại dịch vụ, kế toán hành chính sự nghiệp): Học sinh được đào tạo thành kế toán viên có khả năng thực hiện thành thạo các nghiệp vụ tài chính, kế toán DN, kế toán HCSN,

kế toán TMDV ở các loại hình doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp. Học

sinh có kỹ năng sử dụng thành thạo tin học, phần mềm kế toán, kỹ năng làm việc độc

lập cũng như làm việc theo nhóm trong nhiều loại hình đơn vị kinh tế khác nhau. Sau

khi tốt nghiệp học sinh có thể làm việc trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau, các cơ quan đơn vị HCSN có nhu cầu về công tác kế toán. Học sinh có khả năng quản

lý, triển khai các ứng dụng tin học để nâng cao chất lượng công tác kế toán tại đơn vị. Ngoài ra, để nâng cao trình độ chuyên môn, học sinh có thể học liên thông lên Đại học

tại các trường ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Nha Trang, ĐH Thái Bình Dương.

- Tài chính – Ngân hàng (Bao gồm: Quản lý ngân sách nhà nước, thuế, bảo hiểm,

tài chính doanh nghiệp, ngân hàng): Học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản về

quản lý ngân sách nhà nước, thuế, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng… có khả năng triển

khai thành thạo các nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng nói trên tại đơn vị, ứng dụng thành thạo tin học vào công tác quản lý. Sau khi tốt nghiệp học sinh có

thể làm việc trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau, các cơ quan đơn vị HCSN có nhu

cầu về công tác tài chính ngân hàng. Tham gia học tập nâng cao trình độ lên Đại học với các trường ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Nha Trang, ĐH Thái Bình Dương.

- Tin học (Bao gồm: Tin học kế toán, kỹ thuật phần cứng và mạng máy tính): Đào tạo kế toán viên DN có kiến thức cơ bản về KTDN và Tin học, có khả năng thực

hiện thành thạo các nghiệp vụ tài chính kế toán ở các loại hình DN khác nhau trên máy

tính. Đặc biệt, học sinh có khả năng sử dụng thành thạo các chương trình phần mềm kế

toán, tài chính viết sẵn hoặc tự thiết kế, xây dựng các phần mềm ứng dụng kế toán, tài chính riêng phù hợp với tình hình tại đơn vị để nâng cao khả năng công tác quản lý.

Ngoài ra, học sinh còn có khả năng lắp ráp, cài đặt, bảo trì hệ thống máy tính, quản trị

mạng máy tính, bảo mật dữ liệu … Sau khi tốt nghiệp ra trường học sinh có thể công

tác tại các loại hình doanh nghiệp khác nhau, các cơ quan đơn vị HCSN có nhu cầu về

thành thạo hoặc tự thiết kế, xây dựng các phần mềm ứng dụng quản lý kế toán, tài chính, quản trị mạng, bảo mật dữ liệu áp dụng tại đơn vị. Tham gia học tập nâng cao

trình độ lên Đại học với các trường ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Nha Trang, ĐH Thái

Bình Dương.

- Lâm sinh: Sau khi tốt nghiệp trung cấp ngành Lâm nghiệp, học sinh có thể làm việc tại các lâm trường, các cơ quan quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi rừng. Học

sinh có thể tiếp tục học liên thông với trường ĐH Nông lâm Tp.HCM để có kiến thức chuyên môn cao hơn, phục vụ tốt cho công việc của mình.

Đánh giá sự phù hợp của mục tiêu đào tạo đối với khả năng nhận thức của học

sinh, yêu cầu của nghề nghiệp và hoạt động giảng dạy; qua thăm dò trên ba nhóm đối tượng: giáo viên, học sinh trong trường, tổng hợp kết quả như sau:

Bảng 2.3: Đánh giá tính phù hợp của mục tiêu đào tạo Cán bộ quản lý, Giáo viên Học sinh Mức độ Tần số % Tần số % Rất cao 0 0 0 0 Cao 0 0 20 7,4 Khá 23 92 126 46,7 Trung bình 2 8 100 37

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ KHÁNH HÒA (Trang 41 -41 )

×