Chương trình đào tạo của trường được xây dựng trên cơ sở mục tiêu đã đề ra.
Nội dung đào tạo được xây dựng dựa vào chương trình khung về đào tạo trung cấp
trưởng các cơ quan ngang Bộ có liên quan quy định, một phần nhà trường xây dựng
cho phù hợp với yêu cầu của từng ngành nghề đào tạo để đảm bảo chương trình của Bộ.
Mục tiêu đào tạo phải bám sát yêu cầu của thực tiễn công việc.
Nội dung đào tạo phải đảm bảo sau khi ra trường, học sinh có thể đáp ứng
ngay yêu cầu của quy trình làm việc.
Chương trình đào tạo phải đáp ứng được sự tiến bộ của khoa học – công nghệ.
Chương trình đào tạo phải đảm bảo tính cân đối về nội dung trong việc liên thông lên các bậc học cao hơn.
Để thực hiện việc xây dựng chương trình đào tạo, phòng đào tạo kết hợp với
các khoa, tổ bộ môn để xây dựng chương trình khung và sau đó lập chương trình chi tiết môn học. Các giáo viên, các khoa bộ môn sẽ cập nhật các kiến thức mới nhất phù hợp với yêu cầu và mục tiêu của môn học. Sau mỗi năm học, nếu chương trình môn học nào có sự thay đổi, giáo viên sẽ xây dựng lại chương trình và gửi cho phòng đào
tạo để phòng đào tạo xem xét và phản hồi lại.
Tháng 10/2012, Nhà trường đã hoàn chỉnh chương trình đào tạo mới nhất dành cho hệ trung cấp chuyên nghiệp các chuyên ngành. Đến nay, toàn trường đã thống nhất chương trình khung, chương trình chi tiết môn học cho các ngành nghề.
Đánh giá về chương trình đào tạo của nhà trường, thăm dò kết quả trên 3 nhóm
đối tượng có kết như sau:
Đánh giá của đối tượng quản lý và giáo viên về sự phù hợp giữa chương
trình đào tạo và mục tiêu đào tạo:
Bảng 2.4: Đánh giá tính phù hợp của chương trình đào tạo với mục tiêu đào tạo
Mức độ Tần số Tỷ lệ % Rất tốt 3 12 Tốt 4 16 Khá 18 72 Trung bình 0 0 Kém 0 0 Tổng 25 100 ( Nguồn: Tác giả)
Nhận xét:
Kết quả cho thấy: Chương trình đào tạo khá phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ
của Trường, khá phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng ngành học cả về thời lượng,
nội dung và kiến thức chuyên sau, cụ thể 12% đánh giá ở mức rất tốt, 10% đánh giá ở
mức tốt, 72% đánh giá ở mức khá.
Đánh giá của học sinh đang học năm cuối
Tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành của chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành không chỉ cho từng môn học, mà phải đảm bảo tính cân đối đó cho từng học phần của
môn học đó.
Bảng 2.5: Đánh giá tính cân đối giữa lý thuyết và thực hành của chương trình đào tạo
Mức độ Tần số Tỷ lệ % Rất tốt 58 21,4 Tốt 139 51,5 Khá 55 20,4 Trung bình 13 4,8 Kém 5 1,9 Tổng 270 100 ( Nguồn: Tác giả) Nhận xét:
Sự cân đối giữa lý thuyết và thực hành của chương trình đào tạo theo từng
ngành học hiện nay của Trường được học sinh đánh giá như sau:
Mức độ rất tốt: 21,4%
Mức độ tốt: 51,5%
Mức độ khá: 20,4%
Mức độ trung bình: 4,8%
Mức độ kém: 1,9%
Cung cấp kỹ năng cơ bản cho người học:
Chương trình đào tạo theo mỗi ngành học phải cung cấp những kỹ năng cơ bản cho người học: Kỹ năng tư suy sáng tạo, kỹ năng tổng hợp phân tích, kỹ năng viết báo
Bảng 2.6: Đánh giá chương trình đào tạo cung cấp kỹ năng cơ bản cho người học Mức độ Tần số Tỷ lệ % Rất tốt 16 5,9 Tốt 109 40,4 Khá 105 38,9 Trung bình 38 14,1 Kém 2 0,7 Tổng 270 100 ( Nguồn: Tác giả) Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy: Chương trình đào tạo đã cung cấp cho học sinh những kỹ năng cơ bản ở mức độ tốt.
Đánh giá của người tuyển dụng
Bảng 2.7: Đánh giá các kỹ năng học sinh được đào tạo phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp
Mức độ Tần số Tỷ lệ % Tốt 1 8,3 Khá 7 58,3 Trung bình 4 33,4 Tổng 12 100 ( Nguồn: Tác giả)
Nhà tuyển dụng quan tâm chủ yếu tới khả năng làm việc thực tế của học sinh sau khi ra trường. Vì thế vấn đề các nhà tuyển dụng quan tâm là tỷ lệ các môn lý
thuyết và thực hành, số lượng các môn học đại cương và chuyên ngành. Qua bảng kết
quả khảo sát trên ta thấy về cơ bản, nhà tuyển dụng đánh giá: Chương trình đào tạo
của Nhà trường đáp ứng được yêu cầu của công việc tại doanh nghiệp. 8,3% các nhà tuyển dụng cho rằng chương trình đào tạo của trường tốt, 58,3% các nhà tuyển dụng đánh giá chương trình đào tạo của trường khá và 33,4% đánh giá ở mức độ trung bình.