Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác đã rất ý thức được ý nghĩa
của công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay, khi mà hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa đang ngày một trở nên sâu và rộng hơn. Đảng ta đã xác định công nghiệp hóa là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Chúng ta luôn coi công nghiệp hóa và hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân và giáo dục đào tạo là quốc sách đối với sự phát triển.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã xác định: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa thắng lợi phải phát triển giáo dục đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 cũng xác định: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế đến năm 2020 theo lộ trình phù hợp, trong đó
đổi mới quản lý giáo dục, phát triển đọi ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Ngoài vốn, khoa học công nghệ, kinh tế đối ngoại, sự lãnh đạo và chính sách
quản lý thì một trong những tiền đề quan trọng để tiến hành công nghiệp hóa – hiện
đại hóa ở Việt Nam là đào tạo nguồn nhân lực. Phải có được đội ngũ cán bộ khoa học
kỹ thuật, công nhân lành nghề và cán bộ quản lý sản xuất, kinh doanh đủ trình độ và bản lĩnh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đề ra trong mỗi thời kỳ.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tiếp thu các tiến bộ về khoa học công nghệ phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ lao động kỹ thuật, đội ngũ
trí thức. Do vậy, muốn phát triển kinh tế cần phải đầu tư cho con người mà cốt lõi là
đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực lao động trực tiếp. Lực lượng lao động phải được đào tạo phù hợp với sự phát triển của các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Phát triển nguồn nhân lực không chỉ là phát triển giáo dục
đào tạo mà còn là phát triển nền y tế, chăm sóc sức khỏe và nâng cao mức sống dân
cư, nhưng giáo dục đào tạo nói chung, dạy nghề nói riêng vẫn là cốt lõi của chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
Để phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp thì cơ cấu giá trị
công nghiệp và dịch vụ trong GDP ít nhất phải đạt 80%, nông nghiệp chỉ còn 20%; cùng với nó, cơ cấu lao động cũng phải dịch chuyển theo [8]. Nếu không chuẩn bị kịp, không những sẽ thiếu hụt lao động có kỹ năng mà còn không thể tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa được. Kinh nghiệm của các nước phát triển chỉ rõ rằng một quốc gia muốn thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì phải
có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tối thiểu ở mức 70%. Tỷ lệ này ở Việt Nam mới chỉ đạt 27%, trong khi ở các nước đang phát triển trong khu vực là 50%. Chất lượng của
lao động kỹ thuật cũng cần phải nâng cao dần mới có thể đáp ứng hiệu quả hơn nữa nhu cầu của nền kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế.
Chính vì vậy, đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp để phát triển nguồn nhân lực đã trở thành một đòi hỏi cấp bách đối với sự phát triển của đất nước. Đặc biệt là khi Việt
nam đã gia nhập tổ chức WTO, thị trường lao động phải mở cửa, cạnh tranh là vấn đề
tất yếu, nhu cầu đào tạo nghề sẽ rất lớn, việc dạy nghề phải rất chuyên nghiệp và bài
cạnh tranh cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, …trong khi có nhiều nước khác tài nguyên dồi dào nhưng ít thành công trong cạnh tranh thị trường như một số nước Nam Á và Châu Phi. Kinh nghiệm phát triển của các nước này cho thấy rõ ràng các quốc gia thành công trong cạnh tranh đều có đội ngũ lao động có học thức, trình độ chuyên môn và trình độ tay nghề cao, được tổ chức tốt, được khuyến khích, được tạo động lực đúng mức. Điều đó cho thấy rõ nguồn nhân lực có chất lượng cao là một trong những nguồn nhân lực sản xuất, có vai trò vô cùng quan trọng, nó quy định khả năng cạnh tranh và hội nhập của một quốc gia.
Đối chiếu với 4 nguyên lý còn được gọi là 4 trụ cột của nền giáo dục được đề
xuất trong hội nghị quốc tế về giáo dục cho thế kỷ 21 ( Education for the 21stcentury) do UNESCO tổ chức tại Paris vào năm 1998:
Học để biết ( Learning to know)
Học để làm (Learning to do)
Học để sống chung với mọi người (Learning to live together)
Học để tồn tại (Learning to be)
Đối với bậc giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp cần nhấn mạnh vào “Học để
làm” vì giáo dục trung cấp chuyên nghiệp là giáo dục nghề nghiệp và người học chủ
yếu là học nghề để ra làm việc.
Để tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cần phải có cơ cấu lao
động hợp lý giữa các bậc Đại học – Trung học - Công nhân kỹ thuật. Tỷ lệ này ở các nước OECD thường là 1- 4-10 hoặc 1-5-20. Tỷ lệ này ở Việt Nam trong những năm
qua rất bất hợp lý, luôn ở trong tình trạng thừa thầy, thiếu thợ do tâm lý chung của các
gia đình luôn mong muốn con em mình được học ở các trường đại học. Chất lượng lao
động nghề còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóc – hiện đại hóa. Nước ta đang phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp. Cơ cấu kinh tế hàng hóa đang trong quá trình dịch chuyển. Sự phát triển công nghiệp, đầu tư
nước ngoài tăng lên nên nhu cầu sử dụng lao động nói chung và lao động có trình độ
Trung cấp chuyên nghiệp nói riêng còn nhiều. Chính vì vậy, tỷ lệ nói trên cần phải đạt mức hợp lý, cần có sự điều chỉnh quy mô giữa đào tạo các bậc, quy mô giữa các ngành nghề, mục tiêu đào tạo phải phù hợp để theo kịp xu hướng phát triển kinh tế – xã hội.
Trong thời kỳ hội nhập, lao động nước ta không những phải nâng cao khả năng cạnh tranh cả về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghê mà còn phải có các phẩm chất khác nhau như ngoại ngữ, tác phong và văn hóa ứng xử công nghiệp hiện đại, tinh
thần, thái độ chấp hành kỷ luật lao động, tuân thủ chặt chẽ các bước của quy trình công nghệ, hiểu biết pháp luật, … Ngoài ra, đặc điểm của nền sản xuất – kinh doanh hiện đại, kinh tế thị trường với cạnh tranh cao đòi hỏi người lao động phải có phẩm chất mới như: thích ứng, linh hoạt, khả năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm trong quá trình hoạt động và sức khỏe tốt.
Tóm tắt chương 1
Chương 1 đã nêu một cách khái quát về đào tạo và chất lượng đào tạo, những tiêu chí để đánh giá chất lượng giáo dục trường Trung cấp chuyên nghiệp và các
phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo. Đồng thời chương 1 cũng cung cấp những phương pháp để quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo.
Bên cạnh đó, với những đặc điểm, mục tiêu của trường Trung cấp chuyên nghiệp, chương 1 còn giúp chúng ta thấy được sự cần thiết của việc đào tạo nguồn
nhân lực Trung cấp chuyên nghiệp.
Cơ sở lý luận này sẽ là nền tảng, là cơ sở để chúng ta đánh giá chất lượng đào tạo của các trường trung cấp chuyên nghiệp nói chung và của trường Trung cấp kinh tế
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG
TRUNG CẤP KINH TẾ KHÁNH HÒA