Tính đến cuối năm 2012, số lượng cán bộ quản lý và giáo viên hiện có là 65
người trong đó:
Cán bộ quản lý: 20
Giáo viên: 45
100% số giáo viên có trình độ từ đại học trở lên, trong đó 25% giáo viên có
trình độ thạc sỹ
Về trình độ ngoại ngữ:
Trong xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, quan hệ hợp tác quốc tế
về giáo dục và đào tạo được đẩy mạnh cho nên đội ngũ giáo viên cần phải biết ngoại
ngữ. Tuy nhiên, trong một thời gian khá dài trước đây, ngành trung cấp chuyên nghiệp
và dạy nghề của nước ta không được Nhà nước quan tâm đầu tư đúng mức. Đội ngũ
giáo viên ở các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề hầu như không có cơ hội
học tập và nghiên cứu ở nước ngoài, không có cơ hội làm việc với người nước ngoài nên họ không quan tâm và không có động lực để học ngoại ngữ. Thực trạng về trình
độ ngoại ngữ của giáo viên trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa cũng không nằm
ngoài thực trạng chung của ngành trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trên cả nước.
Theo số liệu thống kê của phòng Tổ chức thì trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.10: Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên nhà trường
Trình độ ngoại ngữ Số lượng giáo viên
(người) Tỷ lệ (%) Trình độ A 0 0 Trình độ B 35 77,8 Trình độ C và sau C 10 22,2 Chưa có trình độ A 0 0 Tổng cộng 45 100 ( Nguồn: Phòng tổ chức)
Bảng thống kê trên đã cho thấy trình độ ngoại ngữ của giáo viên trường Trung
cấp Kinh tế còn yếu kém. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến yếu kém này là do Nhà
trường chưa có bất kỳ một dự án đầu tư, hợp tác nào với nước ngoài, với các trung tâm
ngoại ngữ để đào tạo thêm cho giáo viên. Với trình độ ngoại ngữ như vậy chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu vì hiện nay có rất nhiều sách, tạp chí, tài liệu trên internet, …bằng tiếng nước ngoài đặc biệt là các tài liệu chuyên ngành. Hầu hết giáo viên không sử dụng được kiến thức của mình để phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm tài liệu
giảng dạy, học tập cho nên kiến thức ngoại ngữ đã học được bị mai một dần.
Về trình độ tin học:
Bảng 2.11: Trình độ tin học của đội ngũ giáo viên nhà trường
Trình độ tin học Số lượng giáo viên
(người) Tỷ lệ (%) Trình độ A 0 0 Trình độ B 43 95,6 Trình độ C và sau C 2 4,4 Chưa có trình độ A 0 0 Tổng cộng 45 100 ( Nguồn: Phòng tổ chức)
Qua bảng trên ta thấy: 100% giáo viên có trình độ tin học B trở lên, tuy nhiên giáo viên chủ yếu chỉ sử dụng được phần mềm soạn thảo văn bản thông thường. Việc ứng dụng tin học vào công tác giảng dạy còn rất hạn chế. Hiện tại, nhà trường đã trang bị máy chiếu để giáo viên có thể sử dụng máy tính vào việc giảng dạy. Tuy nhiên, số lượng máy chiếu không nhiều và chỉ sử dụng trong các buổi hội giảng, các cuộc thi
giáo viên dạy giỏi.
Những năm gần đây, Nhà trường bắt buộc mỗi giáo viên đều phải soạn giáo án điện tử thay cho việc soạn giáo án trên sổ trước đây. Chính vì thế cho nên Nhà trường đã trang bị máy tính ở các văn phòng Khoa. Và hầu hết mỗi giáo viên đều đã tự trang
bị được cho mình máy tính xách tay nên việc chuẩn bị giáo án điện tử, tìm tài liệu
tham khảo trên Internet, cập nhật tin tức, … cũng thuận lợi hơn.
Như vậy, trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ giáo viên nhà trường chưa cao
cũng sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng giờ giảng trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng đòi hỏi giáo dục đào tạo cũng cần có sự thay đổi, sự cập nhật về nội dung, phương pháp giảng dạy.
Về mức độ cập nhật nhật thông tin mới vào bài giảng:
Mức độ ứng dụng kinh nghiệm và cập nhật thông tin mới vào bài giảng của giáo viên được học sinh đánh giá thông qua bảng sau:
Bảng 2.12: Đánh giá mức độ ứng dụng kinh nghiệm và cập nhật thông tin mới vào bài giảng
Mức độ Tần số Tỷ lệ (%) Rất tốt 27 10 Tốt 27 10 Khá 104 38,5 Trung bình 106 39,3 Kém 6 2,22 Tổng cộng 270 100 ( Nguồn: Tác giả)
Qua khảo sát và phỏng vấn người học, mức độ ứng dụng kinh nghiệm thực tiễn
và cập nhật thông tin mới như: các chuẩn mực kế toán, kiểm toán, các thông tư, nghị định của Nhà nước về công tác kế toán tài chính, thông tin tài chính, chuẩn mực lập
báo cáo tài chính, …vào bài giảng của giáo viên được đánh giá chủ yếu ở mức độ
Trung bình – Khá, cụ thể như sau:
39,3% ý kiến đánh giá ở mức độ Trung bình.
38,5% ý kiến đánh giá ở mức độ Khá
10% ý kiến đánh giá ở mức độ Rất tốt và Tốt.
2,22% ý kiến đánh giá ở mức độ Kém.
Về độ tuổi và thâm niên công tác:
Bảng 2.13: Độ tuổi của giáo viên nhà trường
Độ tuổi Tần số Tỷ lệ (%)
Dưới 30 tuổi 15 33,3 Từ 30 tuổi trở lên 30 66,7
Tổng cộng 45 100
( Nguồn: Phòng tổ chức)
Số giáo viên của Nhà trường đều có tuổi đời và tuổi nghề còn khá trẻ. Số giáo
viên có số năm công tác trên 10 năm chiếm tỷ lệ cao (66,7%) nhưng họ chủ yếu nằm trong độ tuổi 35 – 42. Đội ngũ giáo viên này là điểm tựa cả về năng lực chuyên môn
và nghiệp vụ sư phạm, kinh nghiệm nghề nghiệp, kiến thức thực tế cho toàn thể giáo
viên trong trường. Đây sẽ là một thuận lợi cho trường. Tuy nhiên, với độ tuổi này, họ đã lập gia đình nên họ ít có thời gian và tài chính để phục vụ cho việc nghiên cứu bâc
học cao hơn. Bên cạnh đó, số giáo viên dưới 30 tuổi và có số năm công tác dưới 5 năm
cũng chiếm tỷ lệ khá cao: 33,3%. Họ trẻ tuổi nên có nhiều ưu điểm: năng động, nhanh
nhẹn, kiến thức đa dạng, ham học hỏi và có nhiều cơ hội, điều kiện tham gia các khóa đào tạo. Tuy nhiên, kinh nghiệm giảng dạy, kỹ năng sư phạm, kiến thức thực tế còn ít nên việc truyển tải kiến thức đến người học còn nhiều hạn chế. Bài giảng không sinh động và chưa sâu.
Về trình độ lý luận, chính trị
Khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng, giáo viên luôn có tinh thần trách
nhiệm trong công việc được giao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công, sẽ có
trách nhiệm tham gia và cùng tập thể Chi bộ nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà
trường. Hiện nay, số cán bộ, giáo viên có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp, cao
cấp là 7 người chiếm 11,1% trên tổng số cán bộ, giáo viên nhà trường. Số cán bộ, giáo viên là Đảng viên 20 người, chiếm tỷ lệ 31,7%. Công tác phát triển Đảng đã được Nhà
trường chú ý quan tâm nhưng gặp một số khó khăn trong việc phát triển Đảng viên mới là học sinh. Với đặc thù là trường Trung cấp chuyên nghiệp nên chương trình đào
tạo chỉ kéo dài 2 năm, không đủ thời gian để Nhà trường xem xét, đánh giá, cử học sinh đi học cảm tình Đảng và kết nạp Đảng cho học sinh. Bên cạnh đó, một số giáo
viên cũng chưa thật cố gắng trong việc rèn luyện phấn đấu để vào Đảng. Giáo viên không phải là Đảng viên sẽ hạn chế đến sự nhiệt tình và cống hiến của bản thân, dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, đặc biệt là ảnh hưởng đến việc rèn luyện
lòng yêu nghề và chấp hành kỷ luật của học sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng đào
tạo toàn diện của Nhà trường.
Nhà trường ít quan tâm đến việc cử giáo viên đi học tập các lớp lý luận chính
trị. Đa số giáo viên chỉ có kiến thức được học tập trong chương trình đào tạo bắt buộc ở các trường Đại học, cao đẳng nên trình độ lý luận chính trị của giáo viên còn yếu. Đội ngũ giáo viên của nhà trường ít có điều kiện cập nhật kiến thức mới, công tác học
tập quán triệt đường lối, nghị quyết của Đảng còn hạn chế. Do đó, việc giáo dục tư tưởng, truyền bá những quan điểm, đường lối của Đảng, những chính sách pháp luật
của Nhà nước cho cán bộ, công nhân viên, giáo viên và học sinh đạt hiệu quả không
Trình độ hiểu biết xã hội
Đội ngũ giáo viên của Nhà trường hiện nay còn thiếu nhiều nên đa số giáo viên phải tham gia giảng dạy vượt quá số giờ quy định và làm nhiều công tác kiêm nhiệm. Cơ hội để đội ngũ giáo viên đi tham quan, giao lưu học hỏi, tham gia hội thảo khoa
học gần như không có. Họ ít có điều kiện để nắm bắt những công nghệ mới, những thay đổi liên quan đến nghề nghiệp, dẫn đến tình trạng lạc hậu so với thực tết xã hội.
Mặt khác, họ ít có điều kiện tiếp xúc với môi trường xã hội, cùng những biến động từng ngày, từng giờ của đời sống xã hội trên nhiều lĩnh vực, việc cập nhật tin tức
thời sự, chính trị trên các phương tiện thông tin đại chúng còn nhiều hạn chế dẫn đến
trình độ hiểu biết xã hội về những quy luật phát triển của xã hội cũng bị hạn chế.