Đánh giá chung công tác đào tạo tại nhà trường

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 75)

2.4.1. Những ưu điểm

Qua khảo sát và phân tích, công tác đào tạo của Nhà trường có những ưu điểm sau:

­ Công tác xây dựng nội dung chương trình, giáo trình và đội ngũ giáo viên

trình đào tạo nhằm phù hợp hơn với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự phát

triển của các ngành nghề đang được xã hội ưa chuộng, đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa

phòng đào tạo và các khoa trong việc phân công giáo viên giảng dạy, tiến độ dạy học. Các môn học có sự cân đối giữa lý thuyết và thực hành và cung cấp được những kỹ năng cơ bản cho học sinh.

­ Quy trình tuyển dụng giáo viên khá chặt chẽ, đảm bảo chất lượng đầu vào. Giáo viên có độ tuổi từ 30 trở lên chiếm tỷ lệ khá cao là một thuận lợi của nhà trường

trong việc đảm bảo chất lượng giảng dạy. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo Nhà trường và các tổ chức đoàn thể luôn cố gắng trong việc tổ chức các hoạt động phong trào, các hoạt động thăm hỏi chia sẻ tới đồng nghiệp và luôn tạo điều kiện để giáo viên nâng cao trình độ kiến thức của mình.

­ Mặc dù công tác quản lý giáo dục học sinh trong những năm qua còn gặp

nhiều khó khăn do học sinh của Nhà trường chủ yếu là học sinh trong tỉnh nên học

sinh ít ở trong ký túc xá nhưng công tác quản lý học sinh cũng đã bước đầu gặt hái được thành công, có nhiều thay đổi và đạt kết quả tốt. Quy trình thi, kiểm tra, đánh giá

kết quả rèn luyện của học sinh diễn ra nghiêm túc, một phần nào đã đánh giá được chất lượng học tập của học sinh.

­ Trong những năm qua, nguồn lực của Nhà trường gặp nhiều khó khăn nhưng Nhà trường đã thực sự quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vật chất, phòng học để phục

vụ cho việc dạy và học, tránh tình trạng thiếu phòng học.

2.4.2. Những khó khăn

­ Chất lượng đào tạo bị ảnh hưởng đầu tiên bởi chất lượng đầu vào của học

sinh. Mặc dù chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường tăng lên nhưng nguồn tuyển sinh tăng lên không đáng kể cho nên nhà trường lấy gần như toàn bộ học sinh đăng ký vào

trường mới đủ chỉ tiêu tuyển sinh. Từ tình trạng đó nên chất lượng đầu vào của học

sinh không cao.

­ Đội ngũ giáo viên của nhà trường còn hạn chế về số lượng nên một giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều môn. Bên cạnh đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong nghề

thì đội ngũ giáo viên trẻ vẫn còn nhiều thiếu xót cả về chuyên môn nghề nghiệp và chuyên

môn sư phạm. Trình độ ngoại ngữ, tin học còn hạn chế nên tài liệu nước ngoài, phương

tiện dạy học gắn liền với công nghệ thông tin không được sử dụng nhiều.

­ Các hình thức đào tạo của Nhà trường như vừa học vừa làm học vào buổi tối

nên quản lý chưa được chặt chẽ, có tình trạng học hộ, đi muộn về sớm. Ý thức học tập

của học sinh không cao.

­ Phương pháp dạy học được đánh giá ở mức khá nhưng chưa chưa phong phú, chưa kết hợp với các phương tiện dạy học tiên tiến. Máy móc thiết bị cho phòng máy và tài liệu cho thư viện chưa được mở rộng và đầu tư nhiều, cơ sở vật chất, diện

tích sân bãi để tổ chức các hoạt động ngoài trời còn nhiều hạn chế.

­ Thời gian đi thực tế tại các doanh nghiệp cho đội ngũ giáo viên, học sinh

còn ít. Công tác thu hút các nguồn tài trợ từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cho

công tác đào tạo chưa nhiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm tắt chương 2

Tiến vào hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đòi hỏi phải có đội ngũ lao động

có trình độ, có năng lực cao hơn. Chính vì thế cho nên, để đáp ứng được nhu cầu nhân lực này, Trường trung cấp Kinh tế Khánh Hòa hay bất cứ trường trung cấp chuyên nghiệp nào cũng cần nhận thấy rõ sự cấp thiết của việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Để đưa ra được các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, tác giả đã đánh giá

chất lượng đào tạo thông qua các tiêu chí: chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, công tác tổ chức, quản lý, công tác xây dựng cơ sở vật chất, công tác xác định nhu cầu đối tượng đào tạo, công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh, người học và chất lượng làm việc của học sinh tại các doanh nghiệp. Tác giả đã lập phiếu điều tra và lấy

ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường, học sinh và chủ các doanh nghiệp có học sinh đào tạo tại trường đã và đang làm việc tại doanh nghiệp.

Qua phân tích thực trạng chất lượng đào tạo của Trường có thể nhận thấy bên cạnh

những ưu điểm, công tác đào tạo của Trường còn nhiều hạn chế cần khắc phục để có thể

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA

TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ KHÁNH HÒA

3.1. Tính tất yếu khách quan trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của Trường trung cấp Kinh tế Khánh Hòa trung cấp Kinh tế Khánh Hòa

Hệ thống giáo dục Việt Nam ngày càng phát triển cả về quy mô đào tạo và số lượng người học, đáp ứng được phần lớn nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên trên cả nước. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo đại trà còn thấp, chưa đồng đều, chỉ đáp ứng

phần nào nhu cầu lao động của xã hội.

Sau nhiều năm đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có

nhiều khởi sắc đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi việc tuyển dụng nhân viên phải chặt chẽ hơn, yêu cầu cao hơn. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có phương

pháp quản lý tiên tiến, áp dụng nhiều thành tựu mới về khoa học kỹ thuật. Muốn hợp

tác và làm việc trong những doanh nghiệp này phải có kiến thức toàn diện và sự sáng

tạo trong công việc. Muốn làm được như vậy, học sinh, sinh viên phải được đào tạo có

chất lượng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đòi hỏi nguồn

nhân lực không những chỉ đủ về mặt số lượng mà còn phải đảm bảo về mặt chất lượng. Đội ngũ này cần được trang bị vốn kiến thức và sự hiểu biết sâu rộng. Do đó, đội ngũ học sinh, sinh viên được đào tạo có chất lượng là nguồn lực quan trọng cho sự

phát triển của đất nước.

Khi chất lượng đào tạo không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp thì:

 Đối với xã hội: Năng suất lao động kém ảnh hưởng đến công việc của cơ

quan, công ty và sự tăng trưởng kinh tế của xã hội.

 Đối với học sinh, sinh viên: vừa lãng phí tiền bạc, thời gian trong quá trình học, lại khó xin được việc làm.

 Đối với nhà trường: số học sinh, sinh viên ra trường ít có khả năng xin được

việc làm, nhà trường mất uy tín.

Đối với 1 Nhà trường, dù là Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp, để có thể thu hút (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

duy nhất. Chính vì thế cho nên Nhà trường cần chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng đào tạo. Khi chất lượng đào tạo được nâng cao thì sẽ có những lợi ích như sau:

 Đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội, cụ thể là đáp ứng nhu cầu cho các

doanh nghiệp, cho các cơ quan ban ngành của nhà nước. Thông qua chất lượng đào tạo

với chất lượng cao sẽ nâng cao uy tín và thương hiệu của Nhà trường.

 Người sử dụng lao động ít phải tốn chi phí và thời gian đào tạo lại

 Người học được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết, phù hợp với

nhu cầu xã hội, có thể phát triển năng lực bản thân.

 Tránh lãng phí cho Nhà trường, vì nếu đào tạo không đảm bảo chất lượng sẽ

mất dần sinh viên, mất dần tín nhiệm của xã hội, ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của

Nhà trường .

 Chất lượng nguồn lao động cao là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thấy được những hậu quả và lợi ích mà chất lượng đào tạo mang lại, đứng trên thềm của nền văn minh trí thức, nâng cao chất lượng đào tạo không chỉ còn là vấn đề

của riêng đất nước, con người Việt Nam mà là vấn đề của cả thế giới nhắc đến và phấn đấu đạt được. Trường trung cấp Kinh tế cũng không nằm ngoài yêu cầu mang tính quy

luật ấy.

Trong nhiều năm qua, vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo đã được cả xã hội quan tâm và nó được thể hiện ở các hoạt động sau:

­ Các cơ quan quản lý không ngừng quan tâm đến việc quy hoạch, triển khai,

kiểm tra, cải tiến các hình thức dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, thể hiện cụ

thể ở các văn bản, quyết định, … về việc thực hiện những mục tiêu đổi mới cơ bản và toàn diện Đại học ở Việt Nam, quy định về việc đánh giá và kiểm tra chất lượng giáo

dục, về kiên cố hóa trường lớp, phát động phong trào xã hội học tập, …

­ Học sinh, sinh viên đã dần nhận thức được yêu cầu ngày càng cao của thời

kỳ mới đối với người lao động về kỹ năng, kiến thức, trình độ và học tập là con đường

nhanh nhất để giúp họ có việc làm và thu nhập ổn định.

­ Không chỉ cơ quan quản lý, học sinh, sinh viên có những cái nhìn thay đổi

về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đào tạo, mà Nhà trường cũng nhận

thấy rõ điều này. Chất lượng dạy học phụ thuộc vào nhiều thành tố trong một hệ thống

bao gồm: Mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp dạy học, thầy và hoạt động

học là thành tố trung tâm. Nhà trường cũng như các giáo viên đã rất nỗ lực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng “Dạy học hướng vào người học” hay

“Dạy lấy người học làm trung tâm”. Từ những thập kỷ 90 trở lại đây, mục tiêu của người học đã thay đổi so với trước. Mục tiêu học không chỉ để biết, để vận dụng mà còn để làm người. Do đó, nhu cầu của người học giữ vị trí trung tâm của hoạt động đào tạo. Quan điểm này đòi hỏi lấy người học và nhu cầu của họ làm đối tượng nhằm

nâng cao chất lượng đào tạo.

3.2. Quan điểm, mục tiêu của Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp 3.2.1. Mục tiêu chung 3.2.1. Mục tiêu chung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng

giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng

lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân

lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội

học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập.

Đối với giáo dục nghệ nghiệp và giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ cấu hệ thống

giáo dục nghề nghiệp và đại học; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo,

nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; đào tạo ra những con người có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong

công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm và khả năng thích ứng với những biến động của

thị trường lao động và một bộ phận có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học

sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt

khoảng 70%; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân vào khoảng 350 - 400.

3.2.2. Một số dự báo về giáo dục nghề nghiệp trong những năm tới

Theo Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, trong 10

năm tới cả nước sẽ có khoảng 30,5 triệu lao động qua đào tạo. Dự kiến mạng lưới trường đại học và cao đẳng vào năm 2020 sẽ có tổng cộng 573 trường, trong đó 259 trường ĐH và 314 trường CĐ; trong giai đoạn 2011-2015 sẽ thành lập thêm 158

Đối với mạng lưới các cơ sở dạy nghề, đến năm 2015, có 190 trường CĐ nghề (60 trường ngoài công lập), 300 trường trung cấp nghề (100 trường ngoài công lập) và 920 trung tâm dạy nghề (320 trung tâm ngoài công lập). Đến năm 2020, có 230 trường CĐ nghề (80 trường ngoài công lập), 310 trường trung cấp nghề (120 trường ngoài công lập) và 1.050 trung tâm dạy nghề (350 trung tâm ngoài công lập).

Dự báo nhân lực qua đào tạo đến 2020 được mô tả theo bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Dự báo một số chỉ tiêu cơ bản về phát triển nhân lực đến 2020

Chỉ tiêu 2010 2015 2020

1. Lực lượng lao động làm việc trong nền kinh

tế –Tổng số/ (1000 người) 45.750 47.500 48.500 2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 40,0 55,0 70,0 3. Số người được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp

trình độ cao - Quản lý nhà nước, hoạch định chính sách và luật quốc tế 15.000 18.000 20.000 - Giảng viên đại học 77.500 100.000 160.000 - Khoa học – công nghệ 40.000 60.000 100.000 - Y tế, chăm sóc sức khỏe 60.000 70.000 80.000 - Tài chính ngân hàng 70.000 100.000 120.000 - Công nghệ thông tin 180.000 350.000 550.000

(Nguồn: Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020)

3.3. Định hướng phát triển nhà trường năm 2013

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI,

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVI, Nghị quyết Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Khánh Hòa lần thứ VI; Nghị quyết chi bộ nhiệm kì 2008-2013. Tiếp

tục thực hiện Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,

mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng tu dưỡng rèn luyện mình, luôn đặt lợi ích của tập

thể lên trên lợi ích cá nhân, khi cần phải nhận phần thiệt thòi về mình vì sự phát triển

của nhà trường. Theo Nghị quyết chi bộ 2013, định hướng phát triển nhà trường năm 2013 được xác định như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

­ Trước hết và quan trọng nhất là mỗi đảng viên, cán bộ, viên chức, nhân viên

trả lời câu hỏi “Phát triển hay là chết?”. Với tất cả nhiệt tình, tri thức và lòng tự trọng

chúng ta chỉ có một câu trả lời duy nhất là: “Tất cả vì sự phát triển nhà trường!”. Đó là kim chỉ nam cho mọi hành động, là chìa khóa “Dĩ bất biến ứng vạn biến” của chúng ta.

­ Mỗi người, mỗi đơn vị khoa, phòng, ban phải xác định lại đúng đắn vị trí, vai

trò, chức năng, nhiệm vụ của mình để thực thi công việc với tư duy năng động, linh

hoạt nhằm đạt chất lượng và hiệu quả cao; tạo diều kiện cho lãnh đạo nhà trường

không sa vào sự vụ để tập trung vào chiến lược phát triển nhà trường.

Nghiêm cấm mọi biểu hiện cục bộ (địa phương, đơn vị), bè phái, chia rẽ, gây

mất đoàn kết nội bộ. Toàn thể đảng viên, cán bộ, viên chức, nhân viên đoàn kết nhất trí

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 75)