Phương pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 61)

Trong giáo dục, quy trình đào tạo được xem như là một hệ thống bao gồm các

yêu tố: mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương

pháp dạy học. Phương pháp dạy học là khâu rất quan trọng bởi lẽ phương pháp dạy

học có hợp lý thì hiệu quả của việc dạy học mới cao, phương pháp có phù hợp thì mới

có thể phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của người học. Chính vì thế cho nên việc lựa chọn và sử dụng tốt các phương pháp dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Phương pháp dạy học hiện nay là "lấy học sinh làm trung tâm" và khi đó người

dạy phải hiểu được yêu cầu của người học để cung cấp thông tin, định hướng mục tiêu học tập, tổ chức, hướng dẫn người học chủ động tư duy, nhận thức, thực hành, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận tri thức. Phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ phát huy hiệu

quả, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy. Một giờ dạy tốt của một người thầy

Hiện trạng phương pháp dạy học của nước ta những năm gần đây được nhận

xét: Chúng ta đã sử dụng phương pháp dạy học lạc hậu trì trệ. Tuy nhiên, cũng không

thể nói trong thực tế ngày nay phương pháp truyền thống vẫn được coi là ưu việt, bởi

thực chất của phương pháp dạy học những năm vừa qua chủ yếu vẫn xoay quanh việc:

“thầy truyền đạt, trò tiếp nhận, ghi nhớ” thậm chí ở một số bộ môn do thúc bách của

quỹ thời gian với dung lượng kiến thức trong một giờ dẫn đến việc “thầy đọc trò chép” hay thầy đọc chép và trò đọc, chép”… Tuy nhiên, cũng không phủ nhận ở một số

không ít các thầy cô giáo có ý thức và tri thức nghề nghiệp vững vàng vẫn có nhiều

giờ dạy tốt, phản ánh được tinh thần của một xu thế mới.

Với thực trạng chung của cả nước, phương pháp dạy học của trường Trung cấp

kinh tế Khánh Hòa như sau:

 Đối với các môn học lý thuyết, phương pháp dạy học chủ yếu là phương

pháp thuyết trình và phương pháp đàm thoại. Với phương pháp dạy học này, giáo viên

đóng vai trò trung tâm. Họ có thể chủ động về thời gian và kế hoạch lên lớp. Tuy

nhiên, nó lại không phát huy được tính chủ động của học sinh, hoạt động dạy học chỉ

diễn ra theo một chiều, việc truyền thụ kiến thức dễ mang tính áp đặt nên hiệu quả tiếp

thu bài của học sinh còn hạn chế. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có rất nhiều giáo viên đã sử

dụng thêm phương pháp thảo luận đối với một số môn học như: Marketing, Kỹ năng

giao tiếp, Kinh doanh chứng khoán, … Phương pháp này sẽ giúp học sinh rèn luyện

thêm khả năng tư duy logic, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin và chủ động hơn trong việc tiếp

thu tri thức và bày tỏ quan điểm của mình.

 Đối với các môn thực hành, ngoài các phương pháp trên, giáo viên còn sử

dụng thêm các phương pháp: quan sát, luyện tập, trình bày mẫu.

Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với mỗi môn học, với trình độ của học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sinh sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, giáo viên phải có trình độ

về ngoại ngữ để khai thác được các tài liệu tiếng anh vào quá trình dạy học, trình độ

tin học để ứng dụng khoa học công nghệ giúp bài giảng thêm sinh động, cuốn hút và dễ tiếp thu hơn. Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất còn thấp, trình độ ngoại ngữ

còn yếu nên giáo viên chưa ứng dụng được công nghệ và chưa khai thác được nhiều

tài liệu tiếng anh vào quá trình dạy học.

Bảng 2.15: Đánh giá hiệu quả các phương pháp dạy học Mức độ Tần số Tỷ lệ (%) Rất tốt 40 14,81 Tốt 70 25,93 Khá 113 41,85 Trung bình 42 15,56 Kém 5 1,85 Tổng cộng 270 100 ( Nguồn: Tác giả)

Phương pháp dạy học của giáo viên được học sinh đánh giá chủ yếu ở mức độ

khá (chiếm 41,85%), 25,93% học sinh đánh giá ở mức độ tốt, 14,81% học sinh đánh

giá ở mức độ rất tốt, mức độ trung bình chiếm 15,56% và mức độ kém chỉ chiếm 1,85%. Phương pháp dạy học của giáo viên đạt hiệu quả cao hay thấp còn phụ thuộc

vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên. Mức độ sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên được học sinh đánh giá như sau:

Bảng 2.16: Đánh giá mức độ sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên

Mức độ Tần số Tỷ lệ (%) Rất tốt 19 7,04 Tốt 52 19,26 Khá 62 22,96 Trung bình 118 43,7 Kém 19 7,04 Tổng cộng 270 100 ( Nguồn: Tác giả)

Bảng đánh giá mức độ sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên cho ta thấy

chủ yếu giáo viên sử dụng phương tiện dạy học chỉ ở mức độ trung bình (chiếm 43,7%). Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Nguyên nhân của kết quả này đó là do cơ sở vật chất của nhà trường còn thấp. Nhận thấy điều này, nhà trường đã chú trọng hơn vào việc đầu tư cơ sở vật chất: Xây dựng thêm một giảng đường gồm

12 phòng học được trang bị hệ thống máy chiếu, phòng thực hành được trang bị nhiều máy tính hơn, các văn phòng khoa đều được trang bị máy tính có kết nối Internet, …để

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 61)