Các phương thức quản lý chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 25)

Kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng toàn diện là 3 cấp độ của quản lý chất lượng [10].

 Kiểm soát chất lượng

Đối tượng quản lý là các sản phẩm. Mục tiêu là ngăn ngừa việc tạo ra, sản xuất

ra các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Trong trường học, sản phẩm đào tạo là những

học sinh, sinh viên với những tri thức mà họ lĩnh hội được. Để ngăn ngừa việc có

những học sinh yếu, kém, phải kiểm soát các yếu tố như đội ngũ giảng viên, phương

pháp giảng dạy, chất lượng đầu vào, trang thiết bị dạy học và yếu tố môi trường.

Những bộ phận chuyên trách như phòng đào tạo, khoa, tổ bộ môn, hội đồng thi tốt

nghiệp phải phối hợp chặt chẽ làm nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện, loại ra những học

sinh yếu, kém trước khi ra trường. Hoạt động quản lý chất lượng của cơ quan cấp trên

đối với cấp cơ sở là hoạt động thanh tra, kiểm tra định kỳ.

Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng bao gồm các hoạt động chính:

- Xác định mục tiêu và định ra các tiêu chuẩn cần đạt được

- Đối chiếu với các tiêu chuẩn cần đạt với kết quả thực hiện

- Đảm bảo và cải tiến để có kết quả tốt hơn

Việc định hướng và kiểm soát chất lượng đào tạo được theo dõi qua sơ đồ sau:

 Đảm bảo chất lượng

Khác với phương thức kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng làm nhiệm vụ

phòng ngừa sự ra đời của những sản phẩm không đạt chất lượng. Quá trình này diễn ra trước và trong suốt quá trình với mục đích ngăn chặn ngay từ đầu những lỗi có thể

mắc để khắc phục kịp thời, đảm bảo rằng sản phẩm ở cuối quá trình không bị lỗi. Việc

quản lý chất lượng tập trung vào việc đảm bảo đầy đủ các điều kiện cho việc thực hiện

quá trình và hệ thống các thủ tục giám sát việc thực hiện quá trình. Để làm được điều này, nhà trường cần xây dựng công tác quản lý chất lượng thành một hệ thống hoàn chỉnh, có cơ chế vận hành nghiêm ngặt. Đó chính là hệ thống đảm bảo chất lương.

Hiện nay trên thế giới, việc quản lý chất lượng đào tạo thường áp dụng phương thức này với các mô hình khác nhau, tùy theo đặc điểm của từng cơ sở. Việc quản lý

chất lượng trong các cơ sở đào tạo tập trung vào việc xây dựng một hệ thống đảm bảo

chất lượng có hiệu quả cao.

Việc đánh giá chất lượng của một cơ sở đào tạo hoặc một chương trình đào tạo thường dùng biện pháp Kiểm định và công nhận nhằm đánh giá và xác nhận rằng cơ

sở đào tạo hoặc chương trình đào tạo đó đã có một hệ thống đảm bảo chất lượng đủ tin

cậy và hoạt động có hiệu quả. Chứng chỉ ISO là một ví dụ.

 Quản lý chất lượng toàn diện

Quản lý chất lượng toàn diện là hình thức nâng cao của phương thức đảm bảo

chất lượng. Chất lượng sản phẩm được thấm nhuần trong ý thức của mọi thành viên của cơ sở, mỗi người lao động là một mắt xích quyết định trong cả hệ thống quản lý

chất lượng. Mỗi người đều tự giác nhận thấy trách nhiệm của mình trước khách hàng và luôn có ý thức không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm để thỏa mãn tối đa nhu

ĐẦU VÀO

-Người học

-Người dạy

-Chương trình

-Đầu tư giáo dục

-Cơ sở vật chất QUÁ TRÌNH -Bộ máy quản lý -Các hoạt động GD -Các hoạt động khai thác và sử dụng nguồn lực ĐẦU RA -Sự phát triển của người học -Sự phát triển của người dạy -Lợi ích xã hội

cầu của khách hàng. So với cấp độ đảm bảo chất lượng thì phương thức này có sự khác

nhau về chất. Điều này thể hiện ở mức độ đảm bảo chất lượng cao của sản phẩm được

cung cấp cho xã hội.

Đối với nhà trường đây chính là sự nỗ lực, tự hoàn thiện bản thân của đội ngũ

cán bộ quản lý, giáo viên, luôn phải học tập cập nhật kiến thức, áp dụng những phương

pháp mới trong giảng dạy, những phương pháp mới trong quản lý.

Theo phương pháp này, việc quản lý chất lượng không chỉ dừng lại ở việc xây dựng

một hệ thống đảm bảo chất lượng có hiệu quả, mà còn xây dựng nên văn hóa nhà trường.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 25)