Đánh giá về hình thức đào tạo và phương pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 60)

2.3.6.1. Hình thức đào tạo

Hiện nay, trường có 3 hình thức đào tạo:

 Hình thức đào tạo chính quy

 Hình thức đào tạo vừa học vừa làm

 Hình thức liên kết đào tạo

Với 2 hình thức: đào tạo chính quy và vừa học vừa làm, học sinh sẽ được đào tạo tập trung tại trường. Nhà trường có thể kiểm soát tốt các vấn đề về quản lý học sinh, tăng cường kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo như: quản lý

giờ giảng, nội dung giảng dạy, hoạt động thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của

học sinh, … Do đó, hình thức này sẽ có chất lượng đào tạo tốt hơn so với hình thức

Xuất phát từ nhược điểm của hai hình thức đào tạo trên, hình thức liên kết đào tạo ra đời. Trường Trung cấp kinh tế Khánh Hòa đã liên kết với các trường: Trung tâm

giáo dục dạy nghề huyện Vạn Ninh, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, trung tâm giáo

dục thường xuyên TP Cam Ranh, … để tiến hành hoạt động đào tạo. Tuy nhiên, hình thức đào tạo này cũng không thu hút được nhiều học sinh. Do điều kiện về thời gian và không gian nên hình thức đào tạo này khó quản lý dẫn đến chất lượng đào tạo còn hạn chế.

Bảng 2.14: Đánh giá hiệu quả của các hình thức đào tạo năm 2012

Hình thức đào tạo chính quy và vừa học vừa làm Hình thức đào tạo liên kết Các ngành, nghề đào tạo Số lượng học sinh (Học sinh) Số lượng học sinh (Học sinh) Kế toán 1.151 45 Tin học 126 - Tài chính 138 - Ngân hàng 226 - Xây dựng - 138 Tổng 1.641 183

( Nguồn: Phòng đào tạo)

2.3.6.2. Phương pháp giảng dạy

Trong giáo dục, quy trình đào tạo được xem như là một hệ thống bao gồm các

yêu tố: mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương

pháp dạy học. Phương pháp dạy học là khâu rất quan trọng bởi lẽ phương pháp dạy

học có hợp lý thì hiệu quả của việc dạy học mới cao, phương pháp có phù hợp thì mới

có thể phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của người học. Chính vì thế cho nên việc lựa chọn và sử dụng tốt các phương pháp dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Phương pháp dạy học hiện nay là "lấy học sinh làm trung tâm" và khi đó người

dạy phải hiểu được yêu cầu của người học để cung cấp thông tin, định hướng mục tiêu học tập, tổ chức, hướng dẫn người học chủ động tư duy, nhận thức, thực hành, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận tri thức. Phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ phát huy hiệu

quả, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy. Một giờ dạy tốt của một người thầy

Hiện trạng phương pháp dạy học của nước ta những năm gần đây được nhận

xét: Chúng ta đã sử dụng phương pháp dạy học lạc hậu trì trệ. Tuy nhiên, cũng không

thể nói trong thực tế ngày nay phương pháp truyền thống vẫn được coi là ưu việt, bởi

thực chất của phương pháp dạy học những năm vừa qua chủ yếu vẫn xoay quanh việc:

“thầy truyền đạt, trò tiếp nhận, ghi nhớ” thậm chí ở một số bộ môn do thúc bách của

quỹ thời gian với dung lượng kiến thức trong một giờ dẫn đến việc “thầy đọc trò chép” hay thầy đọc chép và trò đọc, chép”… Tuy nhiên, cũng không phủ nhận ở một số

không ít các thầy cô giáo có ý thức và tri thức nghề nghiệp vững vàng vẫn có nhiều

giờ dạy tốt, phản ánh được tinh thần của một xu thế mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với thực trạng chung của cả nước, phương pháp dạy học của trường Trung cấp

kinh tế Khánh Hòa như sau:

 Đối với các môn học lý thuyết, phương pháp dạy học chủ yếu là phương

pháp thuyết trình và phương pháp đàm thoại. Với phương pháp dạy học này, giáo viên

đóng vai trò trung tâm. Họ có thể chủ động về thời gian và kế hoạch lên lớp. Tuy

nhiên, nó lại không phát huy được tính chủ động của học sinh, hoạt động dạy học chỉ

diễn ra theo một chiều, việc truyền thụ kiến thức dễ mang tính áp đặt nên hiệu quả tiếp

thu bài của học sinh còn hạn chế. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có rất nhiều giáo viên đã sử

dụng thêm phương pháp thảo luận đối với một số môn học như: Marketing, Kỹ năng

giao tiếp, Kinh doanh chứng khoán, … Phương pháp này sẽ giúp học sinh rèn luyện

thêm khả năng tư duy logic, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin và chủ động hơn trong việc tiếp

thu tri thức và bày tỏ quan điểm của mình.

 Đối với các môn thực hành, ngoài các phương pháp trên, giáo viên còn sử

dụng thêm các phương pháp: quan sát, luyện tập, trình bày mẫu.

Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với mỗi môn học, với trình độ của học

sinh sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, giáo viên phải có trình độ

về ngoại ngữ để khai thác được các tài liệu tiếng anh vào quá trình dạy học, trình độ

tin học để ứng dụng khoa học công nghệ giúp bài giảng thêm sinh động, cuốn hút và dễ tiếp thu hơn. Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất còn thấp, trình độ ngoại ngữ

còn yếu nên giáo viên chưa ứng dụng được công nghệ và chưa khai thác được nhiều

tài liệu tiếng anh vào quá trình dạy học.

Bảng 2.15: Đánh giá hiệu quả các phương pháp dạy học Mức độ Tần số Tỷ lệ (%) Rất tốt 40 14,81 Tốt 70 25,93 Khá 113 41,85 Trung bình 42 15,56 Kém 5 1,85 Tổng cộng 270 100 ( Nguồn: Tác giả)

Phương pháp dạy học của giáo viên được học sinh đánh giá chủ yếu ở mức độ

khá (chiếm 41,85%), 25,93% học sinh đánh giá ở mức độ tốt, 14,81% học sinh đánh

giá ở mức độ rất tốt, mức độ trung bình chiếm 15,56% và mức độ kém chỉ chiếm 1,85%. Phương pháp dạy học của giáo viên đạt hiệu quả cao hay thấp còn phụ thuộc

vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên. Mức độ sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên được học sinh đánh giá như sau:

Bảng 2.16: Đánh giá mức độ sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên

Mức độ Tần số Tỷ lệ (%) Rất tốt 19 7,04 Tốt 52 19,26 Khá 62 22,96 Trung bình 118 43,7 Kém 19 7,04 Tổng cộng 270 100 ( Nguồn: Tác giả)

Bảng đánh giá mức độ sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên cho ta thấy

chủ yếu giáo viên sử dụng phương tiện dạy học chỉ ở mức độ trung bình (chiếm 43,7%). Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Nguyên nhân của kết quả này đó là do cơ sở vật chất của nhà trường còn thấp. Nhận thấy điều này, nhà trường đã chú trọng hơn vào việc đầu tư cơ sở vật chất: Xây dựng thêm một giảng đường gồm

12 phòng học được trang bị hệ thống máy chiếu, phòng thực hành được trang bị nhiều máy tính hơn, các văn phòng khoa đều được trang bị máy tính có kết nối Internet, …để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.7. Đánh giá công tác xây dựng cơ sở vật chất và nguồn kinh phí cho Nhà trường

Cơ sở vật chất là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo hiện nay của trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa nói riêng và của các cơ sở đào tạo trên cả nước nói chung. Mỗi ngành nghề đào tạo đòi hỏi hệ thống phương tiện riêng, nhưng

chung quy lại thì hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường bao gồm: Phòng học lý thuyết, phòng học thực hành, thư viện, ký túc xá và các phương tiện dạy học.

Hệ thống cơ sở vật chất không chỉ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn quyết định sự thành bại của mỗi tiết giảng. Điều này đặc biệt đúng với các môn học thực hành. Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống cơ sở vật chất đối với chất lượng đào tạo, nhà trường đã chú trọng đến việc đầu tư đổi mới, hiện đại hóa cơ

sở vật chất trong trường. Hiện tại, Nhà trường chỉ có 10 phòng học và 2 giảng đường lớn để học lý thuyết. Khu thực hành gồm 2 phòng có 80 máy tính được kết nối Internet. Số lượng phòng học lý thuyết và phòng học thực hành thiếu rất nhiều, gây

khó khăn cho phòng đào tạo trong việc sắp xếp phòng học. Số lượng sách và đầu sách

trong thư viện còn rất hạn chế, chưa phục vụ được nhu cầu của học sinh. Nhà trường

có khu ký túc xá để phục vụ hoạt động ăn ở của học sinh nhưng số lượng phòng còn rất ít (16 phòng) nên còn nhiều học sinh có nhu cầu mà không được đáp ứng. Các

phương tiện dạy học còn thiếu rất nhiều.

Nhận thấy sự thiếu thốn của cơ sở vật chất, mặc dù đang trong giai đoạn khó

khăn, thiếu kinh phí nhưng lãnh đạo nhà trường vẫn mạnh dạn triển khai việc huy

động vốn, xin kinh phí của ngân sách nhà nước, kinh phí thu được từ nguồn học phí và nguồn thu khác. Nhà trường đã xây dựng thêm một khu giảng đường gồm 12 phòng học được trang bị những thiết bị hiện đại, nâng cấp máy tính ở các phòng thực hành

máy tính, đóng lại bàn ghế, …

Sự đánh giá về cơ sở vật chất hiện nay của nhà trường như sau:

 Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên:

Bảng 2.17: Đánh giá về mức độ đầu tư cho cơ sở vật chất

Mức độ Tần số Tỷ lệ (%) Rất tốt 0 0 Tốt 2 8 Khá 5 20 Trung bình 15 60 Kém 3 12 Tổng cộng 25 100 ( Nguồn: Tác giả)

Trong những năm qua, mặc dù nhà trường có đầu tư cho cơ sở vật chất nhưng

không tạo ra được sự thay đổi đáng kể. Do còn nhiều khó khăn về kinh phí nên quy mô

đầu tư không theo kịp được quy mô đào tạo. Theo ý kiến đánh giá của cán bộ và giáo

viên trong trường thì mức độ đầu tư cho cơ sở vật chất chỉ đạt ở mức độ trung bình, cụ

thể 60% đánh giá ở mức độ trung bình.

 Đánh giá của học sinh về chất lượng phòng học:

Bảng 2.18: Đánh giá về chất lượng phòng học Mức độ Tần số Tỷ lệ (%) Rất tốt 5 1,85 Tốt 29 10,74 Khá 54 20 Trung bình 94 34,82 Kém 88 32,59 Tổng cộng 270 100 ( Nguồn: Tác giả)

Chất lượng của phòng học được đánh giá theo các tiêu chuẩn như diện tích, ánh sáng và các trang thiết bị dạy học. Qua khảo sát đánh giá ý kiến của học sinh, ta thấy: chất lượng phòng học chỉ được đánh giá ở mức trung bình và yếu. Cụ thể: 34,82% ý kiến đánh giá ở mức độ Trung bình, 32,59% ý kiến đánh giá ở mức độ kém. Lý do của sự đánh giá này đó là: Phòng học lý thuyết có diện tích nhỏ, ẩm thấp, có bàn ghế hỏng,

chưa được sửa chữa. Nhiều phòng học tối, thiếu ánh sáng, hoặc vào mùa hè thì quá nóng. Trong mỗi phòng học, không được trang bị máy chiếu. Đối với phòng học thực hành (chủ yếu là thực hành bằng máy tính): Không có đủ máy tính cho học sinh, nhiều máy tính bị hỏng hoặc xuống cấp.

 Đánh giá của học sinh về chất lượng phòng thư viện:

Chất lượng phòng thư viện của nhà trường được thể hiện qua sự phong phú của số đầu sách, số lượng mỗi đầu sách đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của học sinh, cách học sinh tiếp cận nguồn tài liệu này như thế nào?. Qua khảo sát thực tế cho thấy:

Tính đến tháng 5/2013, Thư viện có 5328 bản sách/1000 nhan đề, khoảng 1200 cuốn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp của sinh viên, 4 tên tạp chí (Tạp chí Thuế, Giáo dục, Khoa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

học giáo dục, Quản lý giáo dục), 4 nhật báo (Nhân dân, Thanh niên, Giáo dục và thời đại, Khánh Hoà), từ tháng 6 có thêm báo Người lao động do công đoàn trường đặt.

Trong đó phần lớn sách được xuất bản trước năm 2000 nên tương đối lạc hậu. Về cơ

sở vật chất: có 4 tủ đựng sách, 14 ghế, 4 bàn đọc làm chỗ ngồi đọc sách báo cho cán

bộ giáo viên, chưa có phòng đọc cho sinh viên.

Như vậy, thư viện của trường có số lượng đầu sách chưa nhiều, không phong phú. Có nhiều sách đã cũ, chưa được cập nhật sách mới. Số lượng của mỗi đầu sách cũng không nhiều, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của học sinh. Tuy nhiên, cách học sinh tiếp cận được nguồn tài liệu này lại khá đơn giản và dễ dàng. Chính vì thế cho nên,

đánh giá của học sinh về chất lượng của phòng thư viện như sau:

Bảng 2.19: Đánh giá về chất lượng thư viện

Mức độ Tần số Tỷ lệ (%) Rất tốt 15 5,56 Tốt 28 10,37 Khá 67 24,81 Trung bình 136 50,37 Kém 24 8,89 Tổng cộng 270 100 ( Nguồn: Tác giả)

Thư viện của nhà trường được học sinh chủ yếu đánh giá có chất lượng trung bình. 50,37% đánh giá ở mức độ Trung bình, 24,81% đánh giá ở mức Khá, 10,37%

đánh giá ở mức Tốt, 8,89% đánh giá ở mức Kém và 5,56% đánh giá ở mức độ Rất tốt.

2.3.8. Công tác quản lý học sinh

Công tác quản lý học sinh được thực hiện phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và

nhà trường. Hoạt động quản lý được tiến hành theo cả quá trình kể từ khi học sinh bước chân vào trường cho đến khi tốt nghiệp ra trường.

Khi vào trường, Nhà trường tiến hành tổ chức cho học sinh học chính trị đầu

khóa nhằm phổ biến đến học sinh những nội dung: nội quy, quy chế, tư cách đạo đức,

ý thức tổ chức kỷ luật, hoạt động của các đoàn thể bộ phận trong Nhà trường, an toàn giao thông, các tệ nạn xã hội, … Đây là chương trình giáo dục đầu khóa bắt buộc, có đánh giá kiểm tra kết quả. Ngay từ khi làm hồ sơ nhập học cho học sinh, Nhà trường đã rất lưu ý trong việc xin số điện thoại của gia đình học sinh để trong suốt quá trình học tập tại trường, Nhà trường luôn kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh để nâng cao

Bằng nhiều hoạt động phong phú, sinh động, bổ ích, Đoàn trường hướng tới

"Sự phát triển toàn diện của Đoàn viên thanh niên":

 Hỗ trợ và tạo điều kiện cho đoàn viên Thanh niên sinh hoạt, học tập và rèn luyện tay nghề, Tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Đoàn viên thanh niên với trọng tâm là đầu tư và duy trì thường xuyên các hoạt động văn hóa

văn nghệ, thể dục thể thao.

 Tổ chức các hoạt động giao lưu quốc tế và hoạt động tình nguyện xung kích

"vì cộng đồng", đặc biệt là hoạt động tình nguyện, mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo,

tham gia các phòng trào phòng chống tệ nạn xã hội.

 Tổ chức hội thi học sinh giỏi cấp Trường, cấp Tỉnh.

Đánh giá về công tác quản lý, giáo dục học sinh qua điều tra từ cán bộ, giáo

viên và học sinh như sau:

Bảng 2.20: Đánh giá công tác quản lý và giáo dục học sinh

Cán bộ quản lý, Giáo viên Học sinh Mức độ Tần số % Tần số % Rất tốt 0 0 19 7,04 Tốt 7 28 88 32,6 Khá 15 60 114 42,22 Trung bình 3 12 14 5,18 Kém 0 0 35 12,96 Tổng 25 100 270 100 ( Nguồn: Tác giả)

Công tác quản lý và giáo dục học sinh được cán bộ, giáo viên và học sinh đánh

giá ở mức Khá – Tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác quản lý học sinh là một trong những công tác trọng tâm trong hoạt động giáo dục và đào tạo toàn diện của mỗi trường. Nếu không thực hiện tốt công tác

quản lý học sinh thì sẽ phát sinh nhiều vi phạm về an ninh trật tự, thậm chí dẫn đến các

tệ nạn xã hội. Công tác quản lý học sinh phụ thuộc nhiều vào môi trường sinh hoạt của

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 60)