Các loại hình trường Trung cấp chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 31)

Theo điều 4 – Điều lệ Trường trung cấp chuyên nghiệp ban hành ngày ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định:

 Hệ thống trường TCCN bao gồm:

­ Trường TCCN trực thuộc Bộ, ngành (bao gồm cả các trường TCCN thuộc

các doanh nghiệp do Bộ, ngành thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp đó theo quy định của pháp luật).

­ Trường TCCN thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là

trường TCCN thuộc tỉnh).

 Trường TCCN được tổ chức theo các loại hình công lập và tư thục.

­ Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.

­ Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức

kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí

1.3.5. Đặc điểm của giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp

- Giáo dục Trung cấp chuyện nghiệp có tính đa dạng về ngành nghề, có quan

hệ chặt chẽ và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sự phát

triển của khoa học công nghệ, của thị trường việc làm. Trong cơ chế thị trường, các

yếu tố này luôn biến đổi, đòi hỏi giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp phải luôn đổi mới

cho phù hợp với nhu cầu về nguồn nhân lực của thị trường trong từng thời kỳ.

- Giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp chịu sự quản lý của nhiều đầu mối, từ

nhiều cấp khác nhau: Có trường trực thuộc các bộ, ngành Trung ương, có trường trực

thuộc sở, ngành địa phương, có trường thuộc doanh nghiệp, khu công nghiệp, có lớp

riêng thuộc bệnh viện, nhà máy, …Vì vậy, công việc quản lý rất phức tạp.

- Giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp là một bộ phận quan trọng không thể

thiếu trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

- Trong nhiều năm qua, nhất là những năm chiến tranh, những năm mới thoát

khỏi chiến tranh, lao động có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp giữ vai trò quan trọng

trong các tổ chức, trong sản xuất kinh doanh, đảm nhiệm các vị trí kỹ thuật viên, tổ trưởng sản xuất, chuyền trưởng trong dây chuyền sản xuất, đốc công, kế toán, thống kê, …

 Cán bộ Trung cấp thường ở vị trí là cầu nối giữa kỹ sư và công nhân, hướng dẫn công nhân. Họ vừa trực tiếp tham gia sản xuất, vừa tham gia quản lý và có thể đảm nhiệm vị trí quản trị viên cấp cơ sở.

 Vị trí, vai trò của người cán bộ trung cấp phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức quản lý, trình độ sản xuất hay đặc thù của từng ngành. Nhiều cán bộ trung cấp đã đảm nhiệm những vị trí rất cao và hoạt động rất có hiệu quả. [8].

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 31)