Quan điểm, mục tiêu của Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 80)

3.2.1. Mục tiêu chung

Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng

giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng

lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân

lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội

học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập.

Đối với giáo dục nghệ nghiệp và giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ cấu hệ thống

giáo dục nghề nghiệp và đại học; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo,

nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; đào tạo ra những con người có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong

công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm và khả năng thích ứng với những biến động của

thị trường lao động và một bộ phận có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học

sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt

khoảng 70%; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân vào khoảng 350 - 400.

3.2.2. Một số dự báo về giáo dục nghề nghiệp trong những năm tới

Theo Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, trong 10

năm tới cả nước sẽ có khoảng 30,5 triệu lao động qua đào tạo. Dự kiến mạng lưới trường đại học và cao đẳng vào năm 2020 sẽ có tổng cộng 573 trường, trong đó 259 trường ĐH và 314 trường CĐ; trong giai đoạn 2011-2015 sẽ thành lập thêm 158

Đối với mạng lưới các cơ sở dạy nghề, đến năm 2015, có 190 trường CĐ nghề (60 trường ngoài công lập), 300 trường trung cấp nghề (100 trường ngoài công lập) và 920 trung tâm dạy nghề (320 trung tâm ngoài công lập). Đến năm 2020, có 230 trường CĐ nghề (80 trường ngoài công lập), 310 trường trung cấp nghề (120 trường ngoài công lập) và 1.050 trung tâm dạy nghề (350 trung tâm ngoài công lập).

Dự báo nhân lực qua đào tạo đến 2020 được mô tả theo bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Dự báo một số chỉ tiêu cơ bản về phát triển nhân lực đến 2020

Chỉ tiêu 2010 2015 2020

1. Lực lượng lao động làm việc trong nền kinh

tế –Tổng số/ (1000 người) 45.750 47.500 48.500 2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 40,0 55,0 70,0 3. Số người được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp

trình độ cao - Quản lý nhà nước, hoạch định chính sách và luật quốc tế 15.000 18.000 20.000 - Giảng viên đại học 77.500 100.000 160.000 - Khoa học – công nghệ 40.000 60.000 100.000 - Y tế, chăm sóc sức khỏe 60.000 70.000 80.000 - Tài chính ngân hàng 70.000 100.000 120.000 - Công nghệ thông tin 180.000 350.000 550.000

(Nguồn: Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020)

3.3. Định hướng phát triển nhà trường năm 2013

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI,

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVI, Nghị quyết Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Khánh Hòa lần thứ VI; Nghị quyết chi bộ nhiệm kì 2008-2013. Tiếp

tục thực hiện Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,

mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng tu dưỡng rèn luyện mình, luôn đặt lợi ích của tập

thể lên trên lợi ích cá nhân, khi cần phải nhận phần thiệt thòi về mình vì sự phát triển

của nhà trường. Theo Nghị quyết chi bộ 2013, định hướng phát triển nhà trường năm 2013 được xác định như sau:

­ Trước hết và quan trọng nhất là mỗi đảng viên, cán bộ, viên chức, nhân viên

trả lời câu hỏi “Phát triển hay là chết?”. Với tất cả nhiệt tình, tri thức và lòng tự trọng

chúng ta chỉ có một câu trả lời duy nhất là: “Tất cả vì sự phát triển nhà trường!”. Đó là kim chỉ nam cho mọi hành động, là chìa khóa “Dĩ bất biến ứng vạn biến” của chúng ta.

­ Mỗi người, mỗi đơn vị khoa, phòng, ban phải xác định lại đúng đắn vị trí, vai

trò, chức năng, nhiệm vụ của mình để thực thi công việc với tư duy năng động, linh

hoạt nhằm đạt chất lượng và hiệu quả cao; tạo diều kiện cho lãnh đạo nhà trường

không sa vào sự vụ để tập trung vào chiến lược phát triển nhà trường.

Nghiêm cấm mọi biểu hiện cục bộ (địa phương, đơn vị), bè phái, chia rẽ, gây

mất đoàn kết nội bộ. Toàn thể đảng viên, cán bộ, viên chức, nhân viên đoàn kết nhất trí

thành một khối xung quanh lãnh đạo nhà trường để vượt qua khó khăn, xây dựng và phát triển nhà trường. Ai vi phạm sẽ bị xử lí nghiêm.

­ Tôn trọng và phát huy vai trò của người đứng đầu nhà trường và các đơn vị trực

thuộc. Thực hiện nghiêm túc kỉ luật lao động. Mỗi cá nhân, nhất là các trưởng đơn vị

phải phối hợp tốt với nhau trên tinh thần vì việc chung. Không để xích mích cá nhân làm trễ

nãi việc tập thể; không để chuyện nhỏ làm hỏng việc lớn. Ai vi phạm sẽ bị xử lí nghiêm.

­ Đánh giá cán bộ, đảng viên, viên chức, nhân viên trên cơ sở chất lượng và hiệu

quả công việc. Dùng chất lượng, hiệu quả công việc làm thước đo phẩm chất và năng

lực mỗi người. Vấn đề quan trọng là người đó làm được cái gì chứ không phải là làm chức gì.

­ Củng cố công tác tổ chức, bổ sung cán bộ quản lí nhà trường. Thường xuyên rà

soát, đánh giá phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt để bố trí công việc

phù hợp. Không bổ nhiệm người không đủ phẩm chất, năng lực vào các vị trí chủ chốt.

Thực hiện luân chuyển người phụ trách các đơn vị và chuyên viên các vị trí nhạy cảm

theo Nghị định 158/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ.

­ Khai thác mọi tiềm năng, tận dụng mọi nguồn lực, phát huy mọi sáng kiến của

tập thể để xoay chuyển trường theo hướng đa ngành. Tham mưu với Sở Giáo dục và

Đào tạo đề nghị UBND tỉnh đổi tên trường mới là “Trường Trung cấp chuyên nghiệp

tỉnh Khánh Hòa”. Từng bước nâng cấp về mọi mặt để khi đạt chuẩn thì chuyển đổi thành trường Cao đẳng.

­ Toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhân viên phải quán triệt sâu

sắc và đầy đủ quan điểm: “Lấy người học làm trung tâm”. Từ đó, mỗi người phải làm tốt công việc cụ thể của mình với tinh thần: vì quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người học.

­ Công tác đào tạo và quản lý học sinh sinh viên phải đi vào chiều sâu, có chất lượng. Xây dựng Bộ Giáo trình dùng chung cho các môn học của trường. Hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng có hiệu quả Ngân hàng đề thi của trường. Tăng cường vai trò trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong quản lí lớp, quan tâm đến các học sinh diện

chính sách, học sinh dân tộc, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh mồ côi, học

sinh các tỉnh xa đến học. Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực và hấp dẫn học sinh, làm cho học sinh yêu trường, mến lớp, tích cực học tập, rèn luyện. Quan tâm đến quyền lợi chính đáng của học sinh sinh viên, trong đó chú ý phát triển Đảng trong học sinh.

­ Công tác phục vụ dạy học phải đảm bảo kịp thời và hiệu quả. Phòng Hành chính phải đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ dạy và học; xây dựng môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp”; chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Phòng Tài vụ thanh toán kịp thời các chế độ cho Giáo viên và học sinh; thực

hiện quản lí tài chính tiết kiệm, hiệu quả.

­ Xây dựng các tổ chức Công đoàn cơ sở, Đoàn trường, Hội liên hiệp thanh niên vững mạnh xuất sắc. Chăm lo xây dựng chi bộ vững mạnh về mọi mặt, trong đó chú

trọng phát triển Đảng trong cán bộ, viên chức và học sinh. Phấn đấu đạt chi bộ trong

sạch vững mạnh tiêu biểu, trường đạt Tập thể Lao động xuất sắc.

Thành lập Chi hội Cựu giáo chức của trường và tạo điều kiện để Chi hội hoạt động, đóng góp ý kiến xây dựng nhà trường.

3.4. Giải pháp đề xuất

Để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Trung cấp

kinh tế Khánh Hòa, tác giả sẽ căn cứ vào:

­ Kết quả đánh giá chất lượng đào tạo của Trường Trung cấp kinh tế Khánh

Hòa, định hướng phát triển của trường trong những năm tới.

­ Tình hình kinh tế xã hội của nước ta, những xu hướng phát triển của thế giới

và của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

­ Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục,

khoa học công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế.

­ Định hướng phát triển của Trường.

Qua những căn cứ trên, tác giả đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như xác định được cơ hội và thách thức của Nhà trường, từ đó đưa ra những giải pháp

3.4.1. Nâng cao chất lượng đầu vào của học sinh

 Căn cứ đề xuất giải pháp

­Theo kết quả đánh giá chất lượng đầu vào của học sinh ta thấy: Bên cạnh hệ 2 năm, nhà trường còn đào tạo học sinh hệ 3 năm chưa tốt nghiệp PTTH. Kiến thức học

tập ở các cấp học THCS và THPT còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ học sinh đầu vào có học

lực trung bình chiếm đến 87%, chỉ có 13% đạt loại khá.

­Hiện nay, nhà nước đang hạn chế tuyển sinh các khối ngành Tài chính, Kế toán.

 Nội dung giải pháp

Chất lượng đầu vào có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Đặc thù của

hệ trung cấp ở nước ta là không thi tuyển và chỉ tuyển được những học sinh đã thi

trượt đại học, cao đẳng, chưa tốt nghiệp THPT hoặc một phần nhỏ học sinh muốn

nhanh chóng có nghề để xin việc do hoàn cảnh gia đình không cho phép học cao hơn. Để có thể nâng cao chất lượng đầu vào, nhà trường cần thực hiện một số biện pháp sau:

­ Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyển sinh:

 Tuyên truyền, quảng bá là một trong những biện pháp nhằm đưa thông tin

trực tiếp hay gián tiếp đến với đối tuợng học nghề và những người có liên quan. Với

những thách thức mà trường Trung cấp kinh tế Khánh Hòa đang phải đối mặt thì công việc này lại càng quan trọng hơn. Trường phải hoạch định chiến lược từ đầu năm đặc

biệt là sau tết âm lịch. Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh nhằm giúp các em và gia đình hiểu được lợi ích thiết thực của việc học nghề. Muốn vậy, việc

tuyên truyền quảng bá phải được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và thường xuyên: Tuyên truyền trên các kênh phát thanh, truyền hình; bằng các pa-nô, áp-phích và đặc biệt là đưa các thông tin trực tiếp đến các đối tượng do cán bộ tuyển

sinh thực hiện. Bởi vì thông tin trên các phương tiện trên có lúc chưa truyền tải hết tất

cả những thông tin chi tiết của các ngành đào tạo và các thông tin liên quan. Hơn nữa, đối tượng học và những người liên quan khác, đôi lúc muốn hiểu thêm các vấn đề về các ngành đào tạo thì chỉ có cán bộ tuyển sinh giải thích trực tiếp mới phát huy hiệu

quả. Để làm tốt điều này, nhà trường phải đưa nhiều đoàn tư vấn tuyển sinh về tất cả các trường THCS, THPT trong tỉnh, kết hợp với các trường này tổ chức các buổi tư

vấn về ngành nghề, cơ hội việc làm sau khi ra trường, nhu cầu nhân lực của xã hội,

giải đáp các thắc mắc của học sinh, … Không chỉ dừng lại ở công tác tư vấn cho học sinh, trường còn phải tiến hành những buổi tư vấn, nói chuyện với các bậc phụ huynh

 Nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của cán bộ tuyển sinh:

Cán bộ tuyển sinh đóng vai trò hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu

quả và chất lượng về công tác tuyển sinh của nhà trường. Vì vậy cần phải nâng cao ý

thức và vai trò trách nhiệm của mỗi một cán bộ tuyển sinh bằng các biện pháp cụ thể sau:

 Cán bộ tuyển sinh trước hết cần phải nhận thức rằng công việc họ đang thực

hiện có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Bởi vì không

có sinh viên đồng nghĩa với việc trường sẽ không hoạt động được và hệ quả là chính họ cũng không còn là cán bộ, giáo viên của trường nữa.

 Cán bộ tuyển sinh am hiểu tường tận về công tác đào tạo và những nội dung có liên quan đến lĩnh vực đào tạo để có thể trình bày thông suốt, đầy đủ các thông tin

đến đối tượng. Hơn nữa, việc am hiểu các chế độ chính sách của nhà trường, của các cơ quan Trung ương đến địa phương sẽ giúp cho cán bộ tuyển sinh có thể giải thích và giải quyết được tất cả những thắc mắc, những kiến nghị của người học và những người

liên quan khác khi tuyển sinh.

 Nhà trường phải có những biện pháp động viên khích lệ đồng thời giao

khoán chỉ tiêu cho mỗi cán bộ tuyển sinh. Cụ thể tùy theo từng địa bàn tuyển sinh,

theo nhiệm vụ của từng cán bộ tuyển sinh mà giao chỉ tiêu cụ thể. Điều này sẽ giúp

cho mỗi một cán bộ tuyển sinh ý thức được trách nhiệm, mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể

của mình để có những biện pháp tuyển sinh hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nhà trường cần

phải có những biện pháp động viên kịp thời. Chẳng hạn như đưa ra mức thưởng trên mỗi hồ sơ khi học sinh đã thực tế vào học; hay là khen thưởng kịp thời trong các ngày lễ, dịp tổng kết... nhằm tạo lên một không khí thi đua, phấn đấu trong mỗi cán bộ

tuyển sinh...

 Hoàn thiện Website của trường để học sinh có thể tìm kiếm thông tin tuyển sinh, thông tin về nhà trường trên trang Web, đồng thời để các học sinh đang theo học

có thể tìm kiếm tài liệu, thời khóa biểu, …

­ Tuyển sinh đầu vào chuẩn, kiểm tra trình độ văn hóa, nhận thức và kiên quyết loại bỏ những học sinh có kết quả học tập thấpvà đạo đức kém.

­ Mở rộng đào tạo hệ liên thông.Mở rộng hệ liên thông lên Cao đẳng, Đại học

chính quy với nhiều chuyên ngành hơn. Bên cạnh đó, nhà trường tích cực hơn trong

việc triển khai liên kết với các trường: Đại học xây dựng Miền Trung, Trường Đại học

Làm sớm và tốt được công tác này là một trong những biện pháp rất hữu hiệu để thu

hút học sinh có chất lượng cao hơn đến với nhà trường.

­ Bồi dưỡng kiến thức cho học sinh trước khi vào học. Nhà trường kiểm tra

kiến thức của học sinh để phân thành các lớp theo trình độ để có thể bồi dưỡng kiến

thức phù hợp hơn.

 Hiệu quả mang lại

Với những biện pháp trên, nhà trường có thể biết chính xác trình độ đầu vào của

học sinh để từ đó có thể phân thành các lớp theo trình độ, tìm ra các phương pháp dạy

học phù hợp với từng lớp đối tượng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Được bồi dưỡng kiến thức trước khi vào học sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức cũ, đồng thời

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 80)