Công tác quản lý học sinh được thực hiện phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và
nhà trường. Hoạt động quản lý được tiến hành theo cả quá trình kể từ khi học sinh bước chân vào trường cho đến khi tốt nghiệp ra trường.
Khi vào trường, Nhà trường tiến hành tổ chức cho học sinh học chính trị đầu
khóa nhằm phổ biến đến học sinh những nội dung: nội quy, quy chế, tư cách đạo đức,
ý thức tổ chức kỷ luật, hoạt động của các đoàn thể bộ phận trong Nhà trường, an toàn giao thông, các tệ nạn xã hội, … Đây là chương trình giáo dục đầu khóa bắt buộc, có đánh giá kiểm tra kết quả. Ngay từ khi làm hồ sơ nhập học cho học sinh, Nhà trường đã rất lưu ý trong việc xin số điện thoại của gia đình học sinh để trong suốt quá trình học tập tại trường, Nhà trường luôn kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh để nâng cao
Bằng nhiều hoạt động phong phú, sinh động, bổ ích, Đoàn trường hướng tới
"Sự phát triển toàn diện của Đoàn viên thanh niên":
Hỗ trợ và tạo điều kiện cho đoàn viên Thanh niên sinh hoạt, học tập và rèn luyện tay nghề, Tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Đoàn viên thanh niên với trọng tâm là đầu tư và duy trì thường xuyên các hoạt động văn hóa
văn nghệ, thể dục thể thao.
Tổ chức các hoạt động giao lưu quốc tế và hoạt động tình nguyện xung kích
"vì cộng đồng", đặc biệt là hoạt động tình nguyện, mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo,
tham gia các phòng trào phòng chống tệ nạn xã hội.
Tổ chức hội thi học sinh giỏi cấp Trường, cấp Tỉnh.
Đánh giá về công tác quản lý, giáo dục học sinh qua điều tra từ cán bộ, giáo
viên và học sinh như sau:
Bảng 2.20: Đánh giá công tác quản lý và giáo dục học sinh
Cán bộ quản lý, Giáo viên Học sinh Mức độ Tần số % Tần số % Rất tốt 0 0 19 7,04 Tốt 7 28 88 32,6 Khá 15 60 114 42,22 Trung bình 3 12 14 5,18 Kém 0 0 35 12,96 Tổng 25 100 270 100 ( Nguồn: Tác giả)
Công tác quản lý và giáo dục học sinh được cán bộ, giáo viên và học sinh đánh
giá ở mức Khá – Tốt.
Công tác quản lý học sinh là một trong những công tác trọng tâm trong hoạt động giáo dục và đào tạo toàn diện của mỗi trường. Nếu không thực hiện tốt công tác
quản lý học sinh thì sẽ phát sinh nhiều vi phạm về an ninh trật tự, thậm chí dẫn đến các
tệ nạn xã hội. Công tác quản lý học sinh phụ thuộc nhiều vào môi trường sinh hoạt của
học sinh. Nếu như trong nhà trường có môi trường sinh hoạt tốt, có đầy đủ điều kiện
động tập thể lành mạnh thì sẽ hận chế được tiêu cực, làm giảm gánh nặng của công tác
quản lý học sinh, làm tăng hiệu quả và nâng cao được chất lượng đào tạo toàn diện trong nhà trường.
Về công tác đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh:
Kết quả rèn luyện của học sinh sẽ được đánh giá theo kỳ. Việc theo dõi ý thức
của học sinh được tiến hành phối hợp giữa cán bộ lớp, các học sinh trong lớp, giáo
viên chủ nhiệm và phòng công tác học sinh – sinh viên. Kết thúc học kỳ, học sinh tự đánh giá quá trình rèn luyện của mình thông qua mẫu đánh giá do phòng công tác học
sinh – sinh viên cung cấp. Sau đó, cán bộ lớp cùng giáo viên chủ nhiệm tổ chức họp đánh giá lại dựa vào kết quả học tập và quá trình rèn luyện của mỗi học sinh, công
khai kết quả rèn luyện của mỗi thành viên trong lớp. Kết quả này sẽ được gửi tới
phòng công tác học sinh – sinh viên và phòng công tác học sinh – sinh viên sẽ quản lý
kết quả rèn luyện này.
Đánh giá về công tác quản lý đánh giá quá trình rèn luyện của học sinh, hầu hết
học sinh cho rằng các tiêu chí đánh giá phù hợp, phản ánh đúng kết quả rèn luyện của
học sinh cả về học tập và ý thức rèn luyện, phấn đấu. Nói chung, hầu hết học sinh đánh
giá là khá và tốt.
Bảng 2.21: Đánh giá công tác xét điểm rèn luyện của học sinh
Mức độ Tần số Tỷ lệ (%) Rất tốt 11 4,08 Tốt 143 52,96 Khá 92 34,07 Trung bình 24 8,89 Kém 0 0 Tổng cộng 270 100 ( Nguồn: Tác giả)