Công tác xây dựng tài liệu học tập

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 50)

Hiện này, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu của Trường dành cho giáo viên và học sinh bao gồm:

 Giáo trình chung của Bộ.

 Bài giảng do giáo viên trong trường biên soạn và được lưu hành nội bộ.

 Giáo trình, bài giảng, tạp chí, …của các trường, các nhà xuất bản, các tác giả khác. Trong thư viện của Nhà trường, số đầu sách và số lượng sách của mỗi đầu sách

không nhiều, không đa dạng và phong phú. Những năm gần đây, nhà trường mới chú

trọng đến việc đầu tư, bổ sung số lượng đầu sách để phục vụ cho việc giảng dạy của

giáo viên và học sinh. Số tài liệu tham khảo mới có kiến thức cập nhật, đáp ứng được

yêu cầu của hoạt động đào tạo. Đặc biệt, trong hoạt động mua sách cung cấp cho thư

viện đã có sự phối hợp giữa thủ thư với các giáo viên của các khoa: Giáo viên phụ

trách giảng dạy sẽ cập nhật các tài liệu mới, cần dùng cho các hoạt động nghiên cứu,

giảng dạy và thông báo cho thủ thư để thủ thư mua. Chính vì thế cho nên các loại giáo

trình, tài liệu tham khảo mua về có sự phù hợp, thống nhất với chương trình đào tạo.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế sau:

­ Do kinh phí dành cho hoạt động này còn hạn chế nên số lượng sách mua không được nhiều, chưa phục vụ được hết nhu cầu của sinh viên.

­ Hệ thống nhà sách và thư viện trên địa bàn Khánh Hòa cung cấp các đầu sách

chuyên ngành không nhiều đặc biệt là các đầu sách dành cho hệ trung cấp chuyên nghiệp. Trong khi đó, lượng sách của thư viện không đủ để đáp ứng toàn bộ nhu cầu của học sinh.

­ Trường chưa có thư viện điện tử phục vụ học sinh nên gây rất nhiều khó khăn cho quá trình học tập của học sinh.

 Kết quả đánh giá số lượng giáo trình và tài liệu học tập qua khảo sát cán bộ

quản lý, giáo viên và học sinh như sau:

Bảng 2.8: Đánh giá số lượng giáo trình, tài liệu môn học

Cán bộ quản lý, Giáo viên Học sinh Mức độ Tần số % Tần số % Rất tốt 0 0 20 7,4 Tốt 0 0 50 18,5 Khá 0 0 70 25,9 Trung bình 20 80 91 33,7 Kém 5 20 39 14,5 Tổng 25 100 270 100 ( Nguồn: Tác giả)

Qua bảng đánh giá số lượng giáo trình, tài liệu môn học ta thấy:

 Chủ yếu cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đánh giá số lượng giáo trình, tài liệu môn học chỉ đạt ở mức độ Trung bình ( cán bộ quản lý và giáo viên: 80%, học

sinh: 33,7%).

 20% cán bộ quản lý và giáo viên, 14,5% học sinh đánh giá ở mức độ Kém.

 25,9% học sinh đánh giá ở mức độ Khá.

 18,5% học sinh đánh giá ở mức độ Tốt.

 7,4% học sinh đánh giá ở mức độ Rất tốt.

Mặc dù số lượng giáo trình và tài liệu môn học cũng có nhiều học sinh đánh giá ở mức độ Khá, Tốt và Rất tốt nhưng lại không có cán bộ quản lý và giáo viên nào đánh

giá ở mức độ này. Điều này chứng tỏ tài liệu dành cho cán bộ quản lý và giáo viên không nhiều.

 Kết quả đánh giá chất lượng giáo trình và tài liệu học tập qua khảo sát cán bộ

quản lý, giáo viên và học sinh như sau:

Bảng 2.9: Đánh giá chất lượng giáo trình và tài liệu học tập

Cán bộ quản lý, Giáo viên Học sinh Mức độ Tần số % Tần số % Rất tốt 0 0 12 4,4 Tốt 3 12 50 18,5 Khá 4 16 101 37,4 Trung bình 17 68 78 28,9 Kém 1 4 29 10,8 Tổng 25 100 270 100 ( Nguồn: Tác giả)

Về chất lượng giáo trình và tài liệu học tập, cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá

chủ yếu ở mức độ Trung bình (chiếm 68%), trong khi học sinh chủ yếu đánh giá ở

mức độ Khá.

Như vậy, giáo trình và tài liệu học tập chưa đủ để đáp ứng cho cán bộ quản lý và giáo viên cả về số lượng và chất lượng. Còn đối với học sinh, giáo trình và tài liệu học

tập đáp ứng được chủ yếu ở mức độ Trung bình – Khá.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)