Giới thiệu về trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 36)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa trực thuộc Sở Giáo dục – Đào tạo Khánh

Hòa được thành lập theo quyết định số 1304/QĐ – UB ngày 15/10/1984 của UBND

Tỉnh Khánh Hòa.

Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, nhà trường đã có những bước tiến đáng khích lệ về mọi mặt, đội ngũ giáo viên không ngừng được củng cố nâng cao về

số lượng lẫn chất lượng chuyên môn, năng động, nhiệt tình, yêu nghề, đáp ứng yêu cầu

Trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa

Địa chỉ: 03 Nguyễn Đình Chiểu, Nha Trang, Khánh Hòa

Điện thoại: 058.3542577 , 058.3837731

Fax: 058-3833981

Email: pdt.tckinhte@gmail.com

ngày càng cao của xã hội về mọi mặt. Cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư nâng

cấp khang trang, hiện đại phục vụ tốt yêu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh

trong toàn trường. Từ chỗ có 1 ngành đào tạo, đến nay nhà trường đã có đến 4 ngành

đào tạo khác nhau với hàng ngàn học sinh theo học mỗi năm. Đội ngũ lãnh đạo năng động, sáng tạo, mạnh dạn đổi mới phương thức quản lý, phát huy sức mạnh đoàn kết

tập thể với chủ trương “Đa ngành, liên kết, liên thông, nâng cấp” đã và đang từng bước đưa nhà trường ngày càng phát triển. Trong suốt thời gian qua, chất lượng đào tạo của nhà trường luôn được các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và dư luận xã hội đánh giá

cao. Nhiều anh chị em trước đây từng tham gia giảng dạy, học tập và làm việc tại trường, nay đã có được nhiều vị trí cao trong xã hội, phát huy tốt năng lực chuyên môn của mình.

Từ ngày thành lập đến nay được sự quan tâm giúp đỡ của Tỉnh ủy, HĐND,

UBND tỉnh; Sở Tài chính, Sở GD&ĐT, các sở ban ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương trường đã có sự lớn mạnh không ngừng, phát triển cả về qui mô và chất lượng đào tạo. Trong quá trình xây dựng và phát triển, với bề dày thành tích trong đào tạo, trường đã nhận được nhiều bằng khen, cờ thi đua và đạt được giải cao trong các cuộc

thi cấp tỉnh và toàn quốc.

 Năm học 2009-2010 nhà trường được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen

về thành tích 25 năm xây dựng và phát triển.

 Chủ tịch Hiệp hội các trường CĐ, TC KT-KT Việt Nam tặng Bằng khen về

thành tích đạt giải Ba trong đợt Hội giảng GV dạy giỏi TCCN toàn quốc năm 2009, 2012.

 Giám đốc Sở GD&ĐT tặng Giấy khen về thành tích đạt giải Nhất trong kì thi HSG hệ TCCN tỉnh Khánh Hòa năm 2009, năm 2012.

 Năm học 2009 - 2010 Nhà trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen. Chi bộ đạt danh hiệu “Trong sạch vững

mạnh tiêu biểu năm 2009, được ĐUK cơ quan tỉnh tặng giấy khen.

 Công đoàn cơ sở đạt danh hiệu “vững mạnh xuất sắc” được Liên đoàn lao động tỉnh tặng bằng khen; Đoàn trường đạt “vững mạnh xuất sắc” dẫn đầu cụm trường

học, được Tỉnh đoàn tặng giấy khen.

 Năm học 2010-2011 nhà trường vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng

Bằng khen; Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu được ĐUK các CQ Tỉnh tặng

động tỉnh tặng bằng khen; Đoàn trường đạt “vững mạnh xuất sắc”được tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu cum trường học, được TƯ Đoàn tặng bằng khen.

Trường Trung Học Kinh tế Khánh Hòa thật sự là nơi thắp sáng những ước mơ

và niềm tin cho các thế hệ giáo viên, cán bộ nhân viên và các học sinh.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Trường

Chức năng

Trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa là cơ sở đào tạo công lập nằm trong hệ

thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trường có

chức năng đào tạo các nghề hệ trung cấp: Lâm nghiệp, Tin học, Kế toán, Tài chính,

Ngân hàng. Đồng thời, đây cũng là cơ sở nghiên cứu, triển khai khoa học phục vụ cho

sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong Tỉnh và khu vực Nam Trung Bộ.

Nhiệm vụ

­ Đào tạo, trang bị cơ sở lý luận và thực tiễn cho học sinh Hệ chính qui và Hệ

vừa làm, vừa học có trình độ trung cấp ở các ngành nghề thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng, kế toán, tin học góp phần phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cho địa phương và địa bàn tỉnh nhà.

­ Hợp tác, liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trường, các cơ sở đào tạo, tổ chức hội thảo khoa học, thực hiện tư vấn, dịch vụ sản xuất, kinh doanh, thương

mại cho các tổ chức kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh nhà.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Trường

 Ban giám hiệu bao gồm: Hiệu trưởng và 2 phó hiệu trưởng.

+ 01 Hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo Điều lệ trường TCCN (ban hành theo Thông tư số 54/QĐ-BGDĐT

ngày 15/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và các quy định khác của

pháp luật có liên quan.

+ 02 Hiệu phó: Giúp hiệu trưởng trong công tác quản lý trường, tổ chức thực

hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về các nhiệm vụ được phân công. Thay

mặt hiệu trưởng điều hành các hoạt động của trường khi được hiệu trưởng ủy quyền.

Các phòng ban chức năng:

­ Phòng đào tạo

Nhiệm vụ :

+ Quản lý, tổ chức triển khai thực hiện công tác đào tạo chính quy, bao gồm kế

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, tổ chức quản lý công tác giảng dạy, quản lý điểm

thi, tổ chức tuyển sinh, tốt nghiệp hàng năm cho hệ chính qui và hệ vừa làm, vừa học,

tổ chức quản lý và cấp phát các loại văn bằng, chứng chỉ theo quy chế của Bộ Giáo

dục và Ðào tạo.

+ Tham gia các hoạt động sinh hoạt chuyên môn của phòng và các hoạt động

chung của toàn trường, phối hợp với các tổ, phòng ban khác để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

­ Phòng tổ chức hành chính Nhiệm vụ :

+ Tổ chức quản lý công tác xây dựng kế hoạch – tài chính, công tác quản lý tài chính, tài sản trong nhà trường.

+ Thực hiện công tác tổng hợp, thi đua, công tác văn thư, lưu trữ, quản lí, cấp phát thư báo và thông tin, liên lạc, đánh máy, in ấn tài liệu, công tác lễ tân phục vụ,

nhà khách.

+ Tham mưu giúp giúp Hiệu trưởng trong công tác quy hoạch, bồi dưỡng, bố

trí, quản lý cán bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, đảm bảo thực hiện đúng và kịp

thời các chế độ chính sách của Ðảng và Nhà nước đối với cán bộ, công chức và làm tốt

công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong nhà trường.

+ Tham gia các hoạt động sinh hoạt chuyên môn của phòng và các hoạt động chung của toàn trường, phối hợp với các tổ, phòng ban khác để hoàn thành tốt nhiệm vụ

­ Phòng tài vụ

Có chức năng tham mưu cho hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch tài

chính hàng năm; thực hiện việc thu – chi, thanh toán quyết toán; lập sổ sách chứng từ theo quy định của nhà nước; thực hiện các chế độ cho cán bộ viên chức nhân viên.

­ Phòng công tác học sinh – sinh viên

+ Phối hợp với phòng Đào tạo thực hiện công tác tuyển sinh. Tổ chức tiếp nhận

học sinh trúng tuyển. Tiến hành làm mã và làm thẻ cho học sinh. Giải quyết các thủ tục

hành chính cho học sinh nhập học, ra trường, chuyển trường, chuyển về địa phương.

+ Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc tổ chức học tập sinh hoạt chính trị,

quán triệt các Nghị quyết của Đảng, các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà

nước. Giúp Hiệu trưởng tổ chức, quản lý các mặt về học tập, rèn luyện, nghiên cứu

­ Các phòng ban khác

+ Phòng dịch vụ y tế:Thực hiện dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cán bộ, công nhân viên, giáo viên và học sinh.

+ Ban quản lý KTX: Thực hiện nhiệm vụ quản lý học sinh, trật tự nề nếp, vệ sinh ăn uống tại ký túc xá.

+ Văn phòng đoàn trường:Thực hiện, tư vấn các hoạt động đoàn đội.

Các Khoa của Nhà Trường

­ Khoa Các môn chung: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào

tạo, giảng dạy, học tập và các hoạt động khác thuộc phạm vi trách nhiệm chuyên môn của mình theo chương trình kế hoạch của nhà trường.

­ Khoa kế toán: Khoa là đơn vị hành chính chuyên môn trực tiếp tổ chức giảng

dạy, nghiên cứu khoa học thuộc các ngành và chuyên ngành kế toán. Quản lý công tác

chuyên môn, quản lý học sinh và cơ sở vật chất trang bị của khoa theo trách nhiệm và thẩm quyền. Khoa chịu sự lãnh đạo của Hiệu trưởng và hướng dẫn nghiệp vụ của các

bộ phận chức năng trong trường.

­ Khoa Tài chính – Ngân hàng:Khoa là đơn vị hành chính trực tiếp tổ chức giảng

dạy, nghiên cứu khoa học, thuộc các ngành và chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng. Quản lý công tác chuyên môn, quản lý học sinh và cơ sở vật chất trang thiết bị của

khoa theo trách nhiệm và thẩm quyền. Khoa chịu sự lãnh đạo của Hiệu trưởng và

hướng dẫn nghiệp vụ của các bộ phận chức năng trong trường.

­ Khoa Công nghệ thông tin: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và quản lý qúa trình

đào tạo, giảng dạy, học tập và các hoạt động khác thuộc phạm vi trách nhiệm chuyên môn của mình theo chương trình kế hoạch của nhà trường.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường Trung cấp kinh tế Khánh Hòa

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính trường Trung cấp Kinh tế Khánh Hòa).

2.1.4. Ngành nghề đào tạo

Với việc mở rộng ngành nghề đào tạo, hiện nay trường Trung cấp kinh tế

Khánh Hòa đào tạo 5 ngành nghề: Lâm sinh, Tin học, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng và Kế toán hệ tuyển THCS.

Bảng 2.1: Ngành nghề đào tạo trường Trung cấp kinh tế Khánh Hòa

TT Ngành ( Mã ngành) Chuyên ngành

1 Lâm nghiệp (01) - Kỹ thuật Lâm sinh

2 Tin học (02) - Tin học – Kế toán

- Kĩ thuật phần cứng và mạng máy tính.

3 Kế toán (03) - Kế toán doanh nghiệp sản xuất

- Kế toán doanh nghiệp thương mại dịch vụ

- Kế toán hành chính sự nghiệp

4 Tài chính – Ngân hàng (04) - Quản lý ngân sách Nhà nước

- Thuế

- Bảo hiểm

- Tài chính doanh nghiệp

- Ngân hàng

5 Kế toán (Hệ tuyển THCS)(05) - Kế toán doanh nghiệp sản xuất

(Nguồn: Phòng đào tạo trường Trung cấp kinh tế Khánh Hòa)

BAN GIÁM HIỆU

PHÒNG TC- HC PHÒNG CT HS-SV

PHÒNG TÀI VỤ

PHÒNG ĐÀO TẠO

KHOA CÁC MÔN CHUNG

K H O A KHOA KẾ TOÁN KHOA TC - NH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CÁC LỚP HỌC VIÊN

2.2. Những cơ hội và thách thức của Trường Trung cấp kinh tế Khánh Hòa 2.2.1. Những cơ hội

­ Đảng và Nhà nước luôn khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng

đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động

lực để phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm vừa qua và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 với yêu cầu tái cơ

cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, cùng với Chiến lược và Quy hoạch

phát triển nhân lực trong thời kỳ dân số vàng là tiền đề cơ bản để ngành giáo dục cùng các bộ, ngành, địa phương phát triển giáo dục.

­ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển với những bước tiến

nhảy vọt trong thế kỷ 21, đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ

nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức, kho tàng kiến thức của nhân loại ngày

càng đa dạng, phong phú và tăng theo cấp số nhân, đòi hỏi chất lượng đào tạo liên tục

nâng lên ở tầm cao mới. Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ

thông tin và truyền thông sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục, tiến tới

một nền giáo dục điện tử đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân người học.

­ Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, vừa là quá trình hợp tác để phát triển, vừa là quá trình đấu tranh để bảo vệ lợi ích quốc gia.

Sự cạnh tranh trong phát triển kinh tế ở nhiều cấp độ khác nhau trong nội bộ mỗi quốc

gia và giữa các quốc gia diễn ra ngày càng quyết liệt hơn, đòi hỏi phải tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hóa và đổi mới công nghệ. Vì vậy, vấn đề nâng

cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề sống còn của mỗi cơ sở đào tạo giáo dục. Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang

diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để tiếp cận với các xu thế mới, tri thức

mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo dục.

­ Những thành tựu của công cuộc đổi mới đã và đang tạo ra những cơ hội cho

sự phát triển toàn diện của đất nước, trong đó có giáo dục và đào tạo. Đó là: xã hội ổn định, xu thế phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đòi hỏi nhu cầu lực lượng lao động có trình độ cao ngày càng tăng, quan

hệ nước ta với các nước mở rộng và tiếp tục phát triển ở tầm cao mới.

­ Dưới ánh sáng của các Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII, IX, X của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước đã có những chính sách phát triển giáo dục và

­ Qua 28 năm phát triển, trường Trung cấp kinh tế Khánh Hòa đã đào tạo được một đội ngũ lao động có trình độ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho

các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và anh ninh quốc phòng. Nhu cầu nguồn nhân lực có

trình độ cao và đa dạng được đào tạo tại chỗ phục vụ chiến lược phát triển của địa phương đã và đang trở nên hết sức cấp thiết.

­ Định hướng quy hoạch tiểu vùng kinh tế Nam Trung Bộ gắn kết Khánh Hòa với Ninh Thuận, Phú Yên, Đăc – Lăk được triển khai theo tinh thần Nghị quyết 39 – NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an

ninh quốc phòng vùng duyên hải miền Trung vùng duyên hải miền trung đến năm 2010, đặt ra nhu cầu lớn về nguồn nhân lực cho khu vực. Vai trò của các cơ sở đào tạo đa ngành trong vùng càng trở nên nặng nề.

­ Khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có khoảng 10 triệu dân. Để theo kịp

nhu cầu nhân lực trình độ của các nước trong khu vực (350 - 400 SV/1 vạn dân) thì mỗi năm lưu lượng sinh viên cần được đào tạo là rất lớn.

­ Hiện nay, Việt Nam có hơn 500.000 doanh nghiệp, trong đó 97% là doanh

nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân. Đội ngũ học sinh tốt nghiệp trung

cấp chuyện nghiệp sẽ là lực lượng quan trọng đối với các doanh nghiệp này.

2.2.2. Những thách thức

­ Khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên hiện có rất nhiều các cơ sở đào tạo

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)