Chất lượng đào tạo bị ảnh hưởng đầu tiên bởi chất lượng đầu vào của học
sinh. Mặc dù chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường tăng lên nhưng nguồn tuyển sinh tăng lên không đáng kể cho nên nhà trường lấy gần như toàn bộ học sinh đăng ký vào
trường mới đủ chỉ tiêu tuyển sinh. Từ tình trạng đó nên chất lượng đầu vào của học
sinh không cao.
Đội ngũ giáo viên của nhà trường còn hạn chế về số lượng nên một giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều môn. Bên cạnh đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong nghề
thì đội ngũ giáo viên trẻ vẫn còn nhiều thiếu xót cả về chuyên môn nghề nghiệp và chuyên
môn sư phạm. Trình độ ngoại ngữ, tin học còn hạn chế nên tài liệu nước ngoài, phương
tiện dạy học gắn liền với công nghệ thông tin không được sử dụng nhiều.
Các hình thức đào tạo của Nhà trường như vừa học vừa làm học vào buổi tối
nên quản lý chưa được chặt chẽ, có tình trạng học hộ, đi muộn về sớm. Ý thức học tập
của học sinh không cao.
Phương pháp dạy học được đánh giá ở mức khá nhưng chưa chưa phong phú, chưa kết hợp với các phương tiện dạy học tiên tiến. Máy móc thiết bị cho phòng máy và tài liệu cho thư viện chưa được mở rộng và đầu tư nhiều, cơ sở vật chất, diện
tích sân bãi để tổ chức các hoạt động ngoài trời còn nhiều hạn chế.
Thời gian đi thực tế tại các doanh nghiệp cho đội ngũ giáo viên, học sinh
còn ít. Công tác thu hút các nguồn tài trợ từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cho
công tác đào tạo chưa nhiều.
Tóm tắt chương 2
Tiến vào hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đòi hỏi phải có đội ngũ lao động
có trình độ, có năng lực cao hơn. Chính vì thế cho nên, để đáp ứng được nhu cầu nhân lực này, Trường trung cấp Kinh tế Khánh Hòa hay bất cứ trường trung cấp chuyên nghiệp nào cũng cần nhận thấy rõ sự cấp thiết của việc nâng cao chất lượng đào tạo.
Để đưa ra được các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, tác giả đã đánh giá
chất lượng đào tạo thông qua các tiêu chí: chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, công tác tổ chức, quản lý, công tác xây dựng cơ sở vật chất, công tác xác định nhu cầu đối tượng đào tạo, công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh, người học và chất lượng làm việc của học sinh tại các doanh nghiệp. Tác giả đã lập phiếu điều tra và lấy
ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường, học sinh và chủ các doanh nghiệp có học sinh đào tạo tại trường đã và đang làm việc tại doanh nghiệp.
Qua phân tích thực trạng chất lượng đào tạo của Trường có thể nhận thấy bên cạnh
những ưu điểm, công tác đào tạo của Trường còn nhiều hạn chế cần khắc phục để có thể
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA