Cơ sở đề xuất giải pháp
Nhà trường với tư cách là nơi cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho
nền kinh tế - xã hội nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Tất nhiên, đó phải là những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu sử dụng của xã hội. Trong khi đó về phía các
doanh nghiệp Việt Nam lại đang đứng trước nhiều thách thức, giữa nhu cầu mở rộng
sản xuất, kinh doạnh, đổi mới công nghệ nhưng lại khan hiếm đội ngũ lao động có học
vấn và có tay nghề - nhân tố quyết định sự thành bại trong quá trình cạnh tranh trên
thương trường, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đành rằng, trong thị trường lao động ở nước ta hiện nay không thiếu những người có đầy đủ bằng cấp,
chứng chỉ hành nghề đang khao khát được có việc làm. Nhưng để tuyển dụng được số lao động đáp ứng đúng yêu cầu chuyên môn của doanh nghiệp thì lại không nhiều, mà nếu có tuyển dụng được thì phần lớn trong số đó phải được doanh nghiệp đào tạo lại
mới có thể sử dụng được.
Theo như kết quả đánh giá chất lượng đào tạo của trường Trung cấp kinh tế Khánh
Hòa thì thời gian đi thực tế tại các doanh nghiệp của đội ngũ giáo viên và học sinh còn ít. Công tác thu hút các nguồn tài trợ từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cho công tác đào tạo chưa nhiều.
Để khắc phục khoảng cách trong đào tạo và yêu cầu tuyển dụng, bảo đảm lợi
ích của cả nhà trường và doanh nghiệp, Nhà trường cần chủ động mời Kế toán trưởng, nhân viên kế toán, kiểm toán, ngân hàng giỏi, có nhiều kinh nghiệm thực tế của doanh
nghiệp đến nói chuyện hoặc tham gia giảng dạy xen kẽ một số buổi. Thông qua đó, các
giáo viên thuộc chuyên ngành liên quan đến dự và học hỏi thêm kinh nghiệm thực tiễn.
Tuy nhiên, việc bố trí lịch lên lớp giảng dạy cố định với các chuyên gia ở doanh
nghiệp khá khó khăn, nên cách tốt nhất là nhà trường bố trí thời gian linh hoạt và dành cho họ khoảng 10-20% số giờ giảng cho một môn, đặc biệt là các môn chuyên ngành.
Doanh nghiệp cần liên hệ với các doanh nghiệp trong việc thực tập của học sinh. Đây là một cách hữu ích vừa tạo được mối quan hệ với các doanh nghiệp, vừa tạo được niềm tin cho học sinh, thu hút học sinh vào học. Hiện nay, số lượng học sinh cần
thực tập mỗi năm là rất lớn. Nhiều doanh nghiệp không muốn nhận thực tập vì có thể
làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc của doanh nghiệp. Do đó, để tạo được mối
liên kết giữa nàh trường với doanh nghiệp, doanh nghiệp cần chịu trách nhiệm trước
các doanh nghiệp để doanh nghiệp yên tâm nhận học sinh vào thực tập.
Hiệu quả mang lại
Tạo được mối quan hệ với các doanh nghiệp, nhà trường có thể nắm bắt được
nhu cầu của nhà tuyển dụng và đây cũng là yếu tố then chốt để nhà trường có thể nâng
cao chất lượng đào tạo, quyết định thương hiệu và sự sống còn của mình.