Tính tất yếu khách quan trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của Trường

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 78)

3.1. Tính tất yếu khách quan trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của Trường trung cấp Kinh tế Khánh Hòa trung cấp Kinh tế Khánh Hòa

Hệ thống giáo dục Việt Nam ngày càng phát triển cả về quy mô đào tạo và số lượng người học, đáp ứng được phần lớn nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên trên cả nước. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo đại trà còn thấp, chưa đồng đều, chỉ đáp ứng

phần nào nhu cầu lao động của xã hội.

Sau nhiều năm đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có

nhiều khởi sắc đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi việc tuyển dụng nhân viên phải chặt chẽ hơn, yêu cầu cao hơn. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có phương

pháp quản lý tiên tiến, áp dụng nhiều thành tựu mới về khoa học kỹ thuật. Muốn hợp

tác và làm việc trong những doanh nghiệp này phải có kiến thức toàn diện và sự sáng

tạo trong công việc. Muốn làm được như vậy, học sinh, sinh viên phải được đào tạo có

chất lượng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đòi hỏi nguồn

nhân lực không những chỉ đủ về mặt số lượng mà còn phải đảm bảo về mặt chất lượng. Đội ngũ này cần được trang bị vốn kiến thức và sự hiểu biết sâu rộng. Do đó, đội ngũ học sinh, sinh viên được đào tạo có chất lượng là nguồn lực quan trọng cho sự

phát triển của đất nước.

Khi chất lượng đào tạo không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp thì:

 Đối với xã hội: Năng suất lao động kém ảnh hưởng đến công việc của cơ

quan, công ty và sự tăng trưởng kinh tế của xã hội.

 Đối với học sinh, sinh viên: vừa lãng phí tiền bạc, thời gian trong quá trình học, lại khó xin được việc làm.

 Đối với nhà trường: số học sinh, sinh viên ra trường ít có khả năng xin được

việc làm, nhà trường mất uy tín.

Đối với 1 Nhà trường, dù là Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp, để có thể thu hút

duy nhất. Chính vì thế cho nên Nhà trường cần chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng đào tạo. Khi chất lượng đào tạo được nâng cao thì sẽ có những lợi ích như sau:

 Đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội, cụ thể là đáp ứng nhu cầu cho các

doanh nghiệp, cho các cơ quan ban ngành của nhà nước. Thông qua chất lượng đào tạo

với chất lượng cao sẽ nâng cao uy tín và thương hiệu của Nhà trường.

 Người sử dụng lao động ít phải tốn chi phí và thời gian đào tạo lại

 Người học được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết, phù hợp với

nhu cầu xã hội, có thể phát triển năng lực bản thân.

 Tránh lãng phí cho Nhà trường, vì nếu đào tạo không đảm bảo chất lượng sẽ

mất dần sinh viên, mất dần tín nhiệm của xã hội, ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của

Nhà trường .

 Chất lượng nguồn lao động cao là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thấy được những hậu quả và lợi ích mà chất lượng đào tạo mang lại, đứng trên thềm của nền văn minh trí thức, nâng cao chất lượng đào tạo không chỉ còn là vấn đề

của riêng đất nước, con người Việt Nam mà là vấn đề của cả thế giới nhắc đến và phấn đấu đạt được. Trường trung cấp Kinh tế cũng không nằm ngoài yêu cầu mang tính quy

luật ấy.

Trong nhiều năm qua, vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo đã được cả xã hội quan tâm và nó được thể hiện ở các hoạt động sau:

­ Các cơ quan quản lý không ngừng quan tâm đến việc quy hoạch, triển khai,

kiểm tra, cải tiến các hình thức dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, thể hiện cụ

thể ở các văn bản, quyết định, … về việc thực hiện những mục tiêu đổi mới cơ bản và toàn diện Đại học ở Việt Nam, quy định về việc đánh giá và kiểm tra chất lượng giáo

dục, về kiên cố hóa trường lớp, phát động phong trào xã hội học tập, …

­ Học sinh, sinh viên đã dần nhận thức được yêu cầu ngày càng cao của thời

kỳ mới đối với người lao động về kỹ năng, kiến thức, trình độ và học tập là con đường

nhanh nhất để giúp họ có việc làm và thu nhập ổn định.

­ Không chỉ cơ quan quản lý, học sinh, sinh viên có những cái nhìn thay đổi

về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đào tạo, mà Nhà trường cũng nhận

thấy rõ điều này. Chất lượng dạy học phụ thuộc vào nhiều thành tố trong một hệ thống

bao gồm: Mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp dạy học, thầy và hoạt động

học là thành tố trung tâm. Nhà trường cũng như các giáo viên đã rất nỗ lực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng “Dạy học hướng vào người học” hay

“Dạy lấy người học làm trung tâm”. Từ những thập kỷ 90 trở lại đây, mục tiêu của người học đã thay đổi so với trước. Mục tiêu học không chỉ để biết, để vận dụng mà còn để làm người. Do đó, nhu cầu của người học giữ vị trí trung tâm của hoạt động đào tạo. Quan điểm này đòi hỏi lấy người học và nhu cầu của họ làm đối tượng nhằm

nâng cao chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế khánh hòa (Trang 78)