Chương trình và sách giáo khoa nhấn mạnh vai trò của tri thức văn hóa đối với văn học và dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương

Một phần của tài liệu lịch sử tiếp nhận và cách thức hướng dẫn dạy học truyện kiều ở thpt (Trang 48)

2. CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA HIỆN HÀNH CHÚ TRỌNG VIỆC SỬ DỤNG TRI THỨC VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM

2.1. Chương trình và sách giáo khoa nhấn mạnh vai trò của tri thức văn hóa đối với văn học và dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương

2. CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA HIỆN HÀNH CHÚ TRỌNGVIỆC SỬ DỤNG TRI THỨC VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM VIỆC SỬ DỤNG TRI THỨC VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG

2.1. Chương trình và sách giáo khoa nhấn mạnh vai trò của trithức văn hóa đối với văn học và dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương thức văn hóa đối với văn học và dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương

Trong nội dung chương trình và sách giáo khoa hiện hành, các nhà biên soạn đã thể hiện sự chú trọng đến vai trò của tri thức văn hóa trong văn học và trong dạy học tác phẩm văn chương. Theo đó, văn học không chỉ đơn thuần là văn chương mà còn bao gồm cả văn hóa, nghĩa là văn học không chỉ được xem xét ở bản chất thẩm mĩ mà còn được cảm thụ, tìm hiểu như một hiện tượng văn hóa tinh thần.

Do đó, chương trình và sách giáo khoa mới đã có sự đổi mới trong nội dung chương trình phù hợp với quan điểm này. Sách giáo khoa hiện nay đã đưa vào nhiều loại văn bản khác nhau, giúp học sinh có thể tiếp xúc với văn học và cũng là văn hóa tinh thần dân tộc: “Sách Ngữ văn 10 tăng một số lượng đáng kể những văn bản nghị luận, trong đó có cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Coi trọng đúng mức những tác phẩm văn học chính luận, những tác phẩm có màu sắc học thuật để tăng cường, tô đậm bản chất văn hóa của văn học”[52, 36]. Sự thay đổi này thể hiện cái nhìn cập nhật, khoa học về văn học. Đồng thời, gắn văn học với đời sống: “ tăng bản chất văn hóa của văn học là để học sinh vận dụng văn học vào cuộc sống”[52, 36].

Quan điểm này đặc biệt được nhấn mạnh trong dạy học tác phẩm văn học nước ngoài. Các tác phẩm và đoạn trích đưa vào không chỉ là một sản phẩm nghệ thuật ngôn từ mà còn là: “một phương diện trong văn hóa một dân tộc, phản ánh cuộc sống lịch sử, văn hóa, triết học của dân tộc ấy”[62, 36]. Từ việc coi trọng tri thức văn hóa trong văn học, người làm chương trình cũng nhấn mạnh vai trò của tri thức văn hóa trong đọc hiểu tác phẩm văn học nước ngoài: “Tri thức đời sống xã hội, lịch sử, văn hóa một dân tộc hết sức quan trọng trong đọc hiểu tác phẩm văn học nước ngoài”[62, 36].

Không chỉ nhấn mạnh đến bản chất văn hóa của tác phẩm văn học nước ngoài, mà trong văn học Việt Nam, ở nội dung từng bài học cụ thể, nội dung văn hóa cũng được chú trọng, xem đó như là thành tựu, đỉnh cao của tác phẩm văn học. Trong bài học về Truyện Kiều, người biên soạn đặc biệt lưu ý sự sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều: “Sự sáng tạo về mặt cảm hứng: Nguyễn Du có nhận thức mới và lí giải lại triết lí về con người, Nguyễn Du viết Truyện Kiều “ từ những điều trông thấy, nói về con người với tinh thần hiện thực và nhân văn; “ ...đó là sự sáng tạo về mặt thể loại:ngôn ngữ nghệ thuật thể thơ lục bát...”[55-56, 36] .

Vận dụng tri thức đọc hiểu nói chung, tri thức văn hóa nói riêng vào đọc hiểu tác phẩm văn học cũng trở thành cách để đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương. Trong “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn 10 ” cũng lưu ý giáo viên chú trọng cung cấp tri thức đọc hiểu, tri thức văn hóa trung đại cho học sinh khi học tác phẩm văn học trung đại: “Cùng với việc cung cấp tri thức về thể loại, giáo viên cần cung cấp cho học sinh những tri thức về văn hóa trung đại ( ý thức tư tưởng, những khái niệm, thuật ngữ Nho, Phật, Đạo, những đặc thù trong quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ thời trung đại)”[ 57, 36].

Như vậy, tri thức văn hóa đã được chú trọng trong nội dung và chương trình sách giáo khoa hiện hành. Nó là một bộ phận cần thiết để hiểu tri thức văn học và chi phối đến nội dung và phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương.

Một phần của tài liệu lịch sử tiếp nhận và cách thức hướng dẫn dạy học truyện kiều ở thpt (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w