3. CÁC BIỆN PHÁP VẬN DỤNG TRI THỨC VĂN HÓA VÀO DẠY ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH “NỖI THƯƠNG MÌNH”
3.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi đòi hỏi vận dụng tri thức văn hóa
Việc cung cấp tri thức văn hoá cho học sinh cần đi liền với hệ thống câu hỏi tìm hiểu tri thức văn hóa và vận dụng những tri thức ấy vào quá trình đọc hiểu tác phẩm. Vì vậy, người giáo viên phải xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu để định hướng và yêu cầu học sinh vận dụng tri thức văn hóa vào tìm hiểu đoạn trích.
Đoạn trích “Nỗi thương mình” có liên quan đến cái nhìn của tác giả về con người, về vẻ đẹp của người phụ nữ. Đoạn trích cũng thể hiện sự tài tình của tác giả trong nghệ thuật diễn đạt, biểu cảm và vận dụng ngôn ngữ. Cùng với việc cung cấp cho học sinh tri thức văn hóa về nghệ thuật dùng từ của Nguyễn Du, giáo viên dùng hệ thống câu hỏi để hướng học sinh vận dụng các tri thức văn hóa vào giải quyết, tìm tịi những giá trị nội dung và nghệ thuật đó trong đoạn trích.
Các câu hỏi này có thể gồm các câu hỏi gợi mở, câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi bình luận, đánh giá... Hệ thống câu hỏi này kết hợp với hoạt động bình giảng, phân tích, bình giảng của giáo viên và học sinh. Đó là câu hỏi chuẩn bị ở nhà hoặc câu hỏi được nêu lên trong quá trình đọc hiểu trên lớp. Với đoạn trích “ Nỗi thương mình”, chúng ta có thể xây dựng một số câu hỏi như sau:
*) Câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà
(?) Đọc tài liệu và cho biết, tấm lòng Nguyễn Du dành cho nàng Kiều như thế nào? Những biểu hiện cụ thể nào trong tác phẩm cho em biết điều đó?
(?) Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp nàng Kiều như thế nào? Vẻ đẹp nàng Kiều có thể xem là tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam thời trung đại được khơng? Vì sao?
(?) Người ta nói Nguyễn Du dùng ngơn ngữ một cách có văn hóa. Ý kiến của em như thế nào?
Đây là câu hỏi hình thành tri thức văn hóa cần thiết cho học sinh thơng qua đọc tài liệu. Vì vậy, cần vận dụng cả câu hỏi tái hiện lẫn câu hỏi nêu vấn đề để học sinh vừa tư duy, vừa tái hiện lại kiến thức.
*) Câu hỏi đọc hiểu ở lớp
- Câu hỏi tìm hiểu về ngơn từ và nghệ thuật diễn đạt:
(?) Nguyễn Du rất yêu thương trân trọng nàng Kiều như vậy. Nhưng Kiều ở đây là kĩ nữ, Nguyễn Du khơng thể né tránh sự thực đó. Vậy tác giả đã làm thế nào để vừa nói ra được điều này, vừa khơng làm tổn thương đến hình tượng nhân vật ?
(?) Nghệ thuật đối trong đoạn trích là sự sáng tạo của Nguyễn Du trong việc vận dụng hiệu quả vào việc bộc lộ nội tâm, tâm trạng nhân vật. Phát hiện nghệ thuật đối và chỉ ra hiệu quả cụ thể của từng dạng đối?
(?) Ẩn dụ thông thường là từng ẩn dụ, ẩn dụ riêng lẻ để biểu đạt nội dung. Ẩn dụ mà Nguyễn Du sử dụng trong tác phẩm là ẩn dụ xâu chuỗi, gồm nhiều ẩn dụ liên kết với nhau tạo thành một trường ẩn dụ. Điều này có gì sáng tạo? Tác dụng của cách xây dựng ẩn dụ như vậy?
- Câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu nội dung
(?) Người phụ nữ xưa thường được giáo dục theo tinh thần an phận thủ thường, cam chịu, nhẫn nhục. Nàng Kiều ở đây đã không những ý thức rất rõ về hồn cảnh của mình mà “giật mình mình lại thương mình xót xa.”. Điều đó
cho thấy Thúy Kiều là người như thế nào?. Nỗi thương mình của nhân vật có ý nghĩa mới mẻ như thế nào đối với văn học trung đại?
(?)Trong cuộc tái ngộ, Kim Trọng nói với Kiều: “Như nàng lấy hiếu
làm trinh- Bụi nào cho đục được mình ấy vay?”. Theo anh chị, đoạn trích này
có thể góp phần lí giải câu nói đó như thế nào?”.
Các câu hỏi này một mặt yêu cầu học sinh tái hiện các tri thức về văn học có trong đoạn trích, mặt khác phải huy động những hiểu biết về văn hóa sử dụng ngơn ngữ của Nguyễn Du, cách nhìn nhận về con người, cách ứng xử của tác giả đối với nhân vật của mình trong Truyện Kiều để lí giải, đánh giá. Vì vậy cần đưa ra cho học sinh những câu hỏi nêu vấn đề, tạo ra những mâu thuẫn trong nhận thức buộc học sinh phải vận dụng nhiều loại tri thức văn hóa khác nhau để giải quyết.
Ngay trong sách giáo khoa cũng có một số câu hỏi mang tính chất gợi mở và đặt vấn đề để học sinh suy nghĩ. Giáo viên nên tận dụng triệt để các câu hỏi này và bổ sung thêm một số câu hỏi khác để việc vận dụng tri thức văn hóa có hiệu quả. Người dạy cũng nên sử dụng các câu hỏi nêu vấn đề hoặc câu hỏi nghiên cứu, để sự liên tưởng của học sinh phong phú và có sự sáng tạo. Các câu hỏi này địi hỏi tính vừa sức, tính tư duy và sự vận dụng tri thức vào đánh giá, lí giải những vấn đề của tác phẩm. Vì vậy các câu hỏi này phải được sử dụng một cách có linh hoạt.