3. CÁC BIỆN PHÁP VẬN DỤNG TRI THỨC VĂN HÓA VÀO DẠY ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH “NỖI THƯƠNG MÌNH”
3.1. Bổ sung tri thức văn hóa về “Truyện Kiều”cho học sinh
Học sinh THPT mặc dù đã có một vốn văn học và văn hóa nhất định nhưng nhìn chung, nhưng kiến thức này vẫn còn hạn chế, chưa phong phú. Đặc biệt, những tri thức văn hóa thời trung đại, những hiểu biết về giá trị văn hóa dân tộc tại thời điểm tác phẩm ra đời hay những giá trị văn hóa kết tinh trong tác phẩm, học sinh thường chưa biết hoặc hiểu chưa sâu sắc. Mặt khác, trong phạm vi hạn chế của sách giáo khoa, của thời lượng chương trình nên những người biên soạn cũng khó mà cung cấp những kiến thức sâu rộng về văn hóa cho tất cả các bài học. Vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên là phải cung cấp, bổ sung thêm cho học sinh những tri thức văn hóa cần thiết cho việc đọc hiểu tác phẩm, để học sinh có những tri thức cơng cụ để đọc hiểu tác phẩm.
Tri thức văn hóa thì rộng và vơ cùng phong phú. Vì vậy, chúng ta cần có sự lựa chọn những kiến thức cần thiết và bổ ích để cung cấp cho học sinh. Tùy từng bài học và đối tượng học sinh cụ thể mà giáo viên lựa chọn, bổ sung thêm những tri thức gì.
Đối với việc dạy học các đoạn trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, việc bổ sung tri thức văn hóa cho học sinh là điều cần thiết. Truyện Kiều là tác phẩm văn học lớn, mang trong nó nhiều giá trị văn hóa của dân tộc và thời đại, thể hiện sáng tạo và đóng góp của Nguyễn Du đối với văn hóa tinh thần của dân tộc. Học sinh học các đoạn trích khơng thể khơng nắm được điều này. Do đó, việc đầu tiên là giáo viên phải bổ sung thêm cho hiểu biết của học sinh về tác phẩm được phong phú. Đó là những sáng tạo của Nguyễn Du thể hiện trong
Truyện Kiều. Tuy nhiên, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng đoạn trích
Đối với đoạn trích “Nỗi thương mình ”, cần cung cấp thêm cho học sinh các loại tri thức sau:
Những thành tựu văn hóa trong Truyện Kiều trên hai phương diện: con người và nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật dùng từ. Đây là hai phương diện mà sự sáng tạo của Nguyễn Du thể hiện rõ nhất. Những thành tựu này sẽ giúp học sinh soi sáng cho những nội dung trong đoạn trích: vẻ đẹp và phẩm hạnh của nàng Kiều, người tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thời trung đại. Thế nhưng vẻ đẹp toàn diện ấy của nàng Kiều lại bị đặt trong một tình thế khó khăn. Nếu khơng có những kiến thức văn hóa về con người, quan niệm về đẹp con người cũng như tấm lòng của Nguyễn Du dành cho nhân vật, cách ứng xử văn hóa của nhà văn thì khó mà đánh giá một cách chính xác hình tượng nàng Kiều trong đoạn trích cũng như trong tồn bộ tác phẩm. Những kiến thức văn hóa cũng cho thấy vị trí, sự sáng tạo của tác giả. Học đoạn trích là để hiểu tác phẩm, vì thế, những tri thức văn hóa cũng giúp cho học sinh đánh giá được sự đóng góp của tác phẩm trong nền văn hóa dân tộc.
Ngơn từ trong Truyện Kiều thể hiện sự đóng góp của Nguyễn Du rất lớn trong việc làm giàu Tiếng Việt, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt tăng khả năng biểu cảm, và hơn thể, đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật diễn đạt của ngơn ngữ văn học. Trong đoạn trích “Nỗi thương mình”, nghệ thuật dùng từ và diễn đạt của tác giả đã tạo ra những hiệu quả đặc sắc. Vì vậy, vận dụng tri thức văn hóa về phương diện ngơn ngữ của Truyện Kiều đề hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích này chính là bổ sung cho học sinh những tri thức về sự sáng tạo của Nguyễn Du trong nghệ thuật dùng từ: làm phong phú vốn ngơn ngữ bằng điển cố, điển tích, dùng ẩn dụ, đối xứng một cách tài hoa, cách diễn đạt trong sáng, hấp dẫn... Từ đó học sinh có thể vận dụng để tìm ra khả năng và tài hoa của tác giả trong việc dùng ngơn ngữ trong đoạn trích.
Để bổ sung tri thức văn hóa cho học sinh, chúng ta có thể sử dụng nhiều cách khác nhau.